Tag
Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội

Bài 5: Để “bảo tàng sử thi” Mường lưu truyền mãi

Người Hà Nội 05/08/2023 09:00
aa
TTTĐ - Với những ý nghĩa và giá trị văn hóa đặc sắc cũng như nguy cơ đang bị mai một, mo Mường cần được các biện pháp bảo vệ cấp thiết và sự tham gia của các cơ quan chức năng, các nhà văn hóa cũng như chính những người trong cuộc. Có như thế “bảo tàng sử thi” của người Mường mới phát huy hết cái hay, cái đẹp của mình với thời gian và được lưu truyền mãi.
Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội

TTTĐ - Với sự hình thành và phát triển ngàn đời, mo Mường là di sản chứa đựng giá trị của nhiều loại hình văn ...

Bài 2: Nghệ nhân già truyền nhân đời thứ 6 “đi mo” Bài 2: Nghệ nhân già truyền nhân đời thứ 6 “đi mo”

TTTĐ - Đồng chí Bùi Văn Sâm (Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Xuân, Quốc Oai, Hà Nội) dẫn chúng tôi đến thôn Đồng Rằng ...

Bài 3: Thầy mo 9X tâm huyết với văn hóa dân tộc Bài 3: Thầy mo 9X tâm huyết với văn hóa dân tộc

TTTĐ - Vừa làm phúc, vừa để mo Mường không bị mai một theo thời gian, đó là tâm niệm của anh Đinh Xuân Nam ...

Bài 4: Nỗi lo mai một... Bài 4: Nỗi lo mai một...

TTTĐ - Mo Mường gồm các phần chính cấu thành, gồm: Lời mo, diễn xướng, môi trường diễn xướng và con người thực hành diễn ...

Những tín hiệu vui

Trò chuyện với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhạc sĩ Trần Hải Đăng - Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hồ hởi cho biết hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh mo Mường vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp đã chuẩn bị gần xong. Công trình này do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các cơ quan, địa phương có người dân tộc Mường sinh sống xây dựng. Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) là đơn vị tư vấn và thực hiện hồ sơ.

Trải qua rất nhiều khó khăn nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh, thành phố trong đó có Hà Nội cùng các chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc, di sản, những giai đoạn cuối cùng của hồ sơ đang được hoàn tất. Bởi không làm nhanh, không “chạy đua” với thời gian thì mo Mường càng phải đối diện với nguy cơ mai một nhiều hơn, nhất là tại Hà Nội vì số lượng thầy mo còn rất ít.

Nghệ nhân thực hành mo Mường
Nghệ nhân thực hành mo Mường

Với hình thức sử thi phải được diễn xướng, kể bằng lời thơ, bằng âm nhạc, là phần gắn với tâm linh, tình cảm gia đình vì thực hành trong đám tang, đây là lúc mỗi người đều đang rất xúc động nên mo dễ đi vào tâm hồn, vào trí nhớ của họ. Bên cạnh đó, người Mường đều rất coi trọng lễ mo cho trọn vẹn một vòng đời của người thân.

Nhạc sĩ Trần Hải Đăng cũng cho biết, người dân tộc Mường ngày càng nhận thức được giá trị văn hóa quý báu của mo nên có nhiều hình thức để gìn giữ những nét đẹp mà cha ông họ từ bao đời nay truyền lại. Đó là việc sau khi chôn cất người thân theo đúng quy định, họ có thể tiếp tục thực hiện các róong mo, các trường đoạn đã bỏ qua trong tang lễ ở những nghi lễ khác. Điều này vẫn đảm bảo được phần giao lưu với người quá cố và diễn xướng mo được thực hành đúng như truyền thống, không ảnh hưởng tới việc các róong mo bị mai một, vắng bóng trong đời sống hiện đại.

Vì thế, nhạc sĩ Trần Hải Đăng khẳng định, việc bảo tồn và giữ gìn mo Mường trong đời sống hiện đại không phải là quá khó khăn.

PGS. TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thì nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO đưa vào danh mục cần được bảo vệ khẩn cấp. Điều đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quốc gia thành viên. Khi nâng cao được nhận thức thì sẽ có ý thức để bảo vệ di sản văn hóa đó.

Trong trường hợp cần phải hỗ trợ về mặt khoa học kĩ thuật, chuyên gia, thậm chí có trường hợp cần hỗ trợ kinh phí thì UNESCO cũng hỗ trợ.

Theo công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO thông qua vào năm 2023, khi được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp thì sẽ được Chính phủ đầu tư hơn. Chính quyền địa phương cũng quan tâm hơn, di sản sẽ được lưu giữ trong cộng đồng, tìm được vị trí trong đời sống cộng đồng và sẽ được thực hành tốt hơn. Đặc biệt, những nghệ nhân cũng cảm thấy tự hào, được động viên để gìn giữ, phát huy vốn quý của dân tộc mình.

Chung tay gìn giữ mo Mường

Trong khi đó, di sản văn hoá phi vật thể mo Mường chủ yếu được bảo vệ và phát huy bởi nghệ nhân và cộng đồng dân tộc Mường nên dù có yếu tố thuận lợi từ cộng đồng thì số lượng nghệ nhân còn khá ít như vậy cũng là một thách thức với mo. Trong thời gian tới, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã đề xuất các giải pháp rất cụ thể.

Trước hết, đó là việc nghiên cứu, tư liệu hóa các roóng mo theo trí nhớ của cộng đồng; Dựng phóng sự, xây dựng chuyên đề, tuyên truyền, giới thiệu về di sản; Xây dựng phim khoa học, hồ sơ ảnh và ghi âm về di sản; Thu thập các tài liệu liên quan trong cộng đồng và các viện nghiên cứu về di sản sẽ là những phương pháp hữu hiệu để hình ảnh, lời thơ, diễn xướng mo được lưu truyền lâu bền.

Có được các tài liệu về giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản mo Mường thì việc tuyên truyền quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử các huyện, thành phố sẽ đạt hiệu quả rõ nét hơn.

Bài 5: Để “bảo tàng sử thi” Mường lưu truyền mãi

Để mo Mường tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại thì hoạt động duy trì và trao truyền cho thế hệ kế cận là hết sức cần thiết. Mỗi địa phương cần khuyến khích cộng đồng người Mường đào tạo các thế hệ kế cận thực hành di sản mo Mường.

Hàng năm, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong vai trò hỗ trợ sẽ hỗ trợ (địa điểm, kinh phí, học viên…) và phối hợp với cộng đồng mở lớp truyền dạy. Các địa phương cũng cần triển khai nghiên cứu phổ biến, giới thiệu các giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản Mo Mường trong các trường học trên địa bàn có cộng đồng người Mường sinh sống.

Nhằm động viên, khuyến khích các nghệ nhân đã nỗ lực giữ gìn và bảo vệ di sản thì hoạt động tôn vinh, khen thưởng cho các nghệ nhân thực hành mo Mường là điều cần thiết. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đề xuất xem xét, lựa chọn và đề nghị công nhận nghệ nhân mo Mường là nghệ nhân ưu tú theo quy định.

Song song với đó, cơ quan chuyên môn cũng cần nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đãi ngộ, tôn vinh người có công bảo tồn, giữ gìn và truyền dạy và học mo Mường cho phù hợp để kịp thời khuyến khích, động viên đội ngũ nghệ nhân quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ nghệ nhân kế cận.

Hà Nội cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng người thực hành trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản mo Mường trong đời sống hiện đại trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật và việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi và tang ma.

Bài 5: Để “bảo tàng sử thi” của người Mường lưu truyền mãi mãi

Một số địa phương đã tổ chức nghiên cứu, sáng tác để chuyển thể các nội dung đặc sắc, tiêu biểu của mo Mường sang các loại hình sân khấu hóa và đạt được kết quả đáng khích lệ. Do đó, Hà Nội cũng chú ý đến hình thức này.

Phương án tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị chuyên đề về công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị; Nghiên cứu về các giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản văn hóa mo Mường và những tác động, ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội, phát triển kinh tế và gắn phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội cũng được các nhà quản lý văn hóa của Hà Nội đưa ra.

Tiếp theo là giải pháp về chức kết nối, giao lưu giữa những chủ thể văn hóa mo Mường giữa các vùng và các địa phương trong cả nước; Thành lập mạng lưới mo Mường toàn quốc nhằm thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mo Mường.

Cuối cùng, để mo Mường tham gia sâu rộng vào đời sống hiện đại, Hà Nội cần tính đến xây dựng khu không gian bảo tồn di sản văn hóa mo Mường gắn với dịch vụ du lịch; Nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí đầu tư, phục hồi, tôn tạo một số di tích tiêu biểu để gắn với môi trường thực hành di sản mo Mường.

Như vậy, cơ quan chức năng cùng các nhà khoa học đã và đang chung tay với người Mường tại Hà Nội nói riêng và người Mường khắp đất nước Việt Nam nói chung trong công cuộc gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa độc đáo này.

Vì thế, chúng ta cũng có niềm tin vững chắc rằng trong thời gian tới, mo Mường sẽ tiếp tục tỏa sáng cho hôm nay và mai sau.

Đọc thêm

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Xem thêm