Tag
Cơ chế mua bán điện trực tiếp :

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam

Thị trường - Tài chính 15/05/2024 00:00
aa
TTTĐ - Các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đang rất mong chờ dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sớm được ban hành nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ sớm được ban hành

Bài 1: Có thể mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương

Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải...

Kinh nghiệm từ nước ngoài

Thời gian qua, giới chuyên gia, doanh nghiệp, người dân quan tâm đặc biệt đến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Theo các chuyên gia, cơ chế DPPA được xem là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế xanh và thu hút được sự quan tâm rộng rãi của người tiêu dùng, các nhà phát triển điện do phù hợp cao với tính kinh tế của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo đó, với cơ chế này, doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo thay vì thông qua công ty điện lực, việc này này giúp các công ty riêng lẻ đạt được mục tiêu cung cấp năng lượng sạch của riêng họ, từ đó thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Trên thực tế DPPA có 2 hình thức. Thứ nhất là nhà sản xuất năng lượng tái tạo cung cấp điện vật lý trực tiếp cho khách hàng, với điều kiện cả hai ở gần nhau và có thể chủ động việc truyền tải.

Thứ hai là nhà sản xuất năng lượng và khách hàng mua bán với nhau thông qua một hợp đồng mua bán điện, sau đó nhà sản xuất năng lượng cung cấp lượng điện vật lý vào mạng truyền tải của công ty điện lực và mạng điện lực sẽ cung cấp lượng điện vật lý tương tự cho khách hàng để hưởng phí điều hành.

Cơ chế DPPA nhắm vào hình thức thứ hai và trước mắt chọn lựa một số khách hàng lớn để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho các giai đoạn áp dụng đại trà đối với khách hàng lớn rồi đến nhỏ.

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam
Cơ chế DPPA thu hút được sự quan tâm rộng rãi của người tiêu dùng, các nhà phát triển điện do phù hợp cao với tính kinh tế của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo ông Đào Nhật Bình - chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hợp đồng mua bán điện trực tiếp là hợp đồng mà bên mua cam kết mua một phần, hoặc toàn bộ điện của một nhà máy điện (thường là nhà máy điện gió, mặt trời hay các dạng năng lượng tái tạo khác, thậm chí cả điện hạt nhân).

Ông Bình cho biết, các hợp đồng mua bán điện ở nước ngoài thường có thời hạn dài 10-15 năm, đảm bảo bên bán tìm được nguồn cung cấp tín dụng cho đầu tư vào năng lượng tái tạo. Với thời hạn đó, bên bán đủ thuyết minh thời hạn hoàn vốn và có lãi nên dễ dàng tìm được ngân hàng cấp tín dụng.

Trong khi đó, với thời hạn dài, giá mua điện sẽ được chiết khấu tới mức thấp cho bên mua khi mà trên thị trường nhu cầu điện dự đoán sẽ tăng đột biến do nhu cầu xe điện, kéo theo giá điện tăng.

Cũng theo ông Bình, mặc dù các hợp đồng mua bán điện có giá trị marketing to lớn cho đơn vị mua điện và là nguồn tài chính bền vững cho công ty bán điện, nhưng về mặt kỹ thuật vẫn phải có ai đó đảm bảo nguồn điện luôn ổn định, chứ không biến đổi như năng lượng tái tạo.

Đơn cử như toàn bộ hệ thống điện gió ở Đức có công suất đặt 61,37GW gió trên bờ và 8,46GW gió ngoài khơi, nhưng ngày 20/3/2024 lặng gió chỉ phát được công suất 0,46GW kéo dài từ 6h30 sáng đến 6h30 chiều, lúc nhu cầu đang cao. Với công suất phát thực chỉ đạt 0,6% công suất đặt, kéo dài 12 giờ như vậy thì không có hệ thống lưu trữ nào có thể bù đắp được sự thiếu hụt đó ngoài các nhà máy điện truyền thống (than nâu, than đá và khí) ứng trực sẵn.

Hoặc như nhật thực toàn phần ở Texas, Mỹ hôm 8/4/2024 vừa qua đã làm mất gần như toàn bộ công suất điện mặt trời khoảng 6 phút và mất một phần 60 phút, gây thiếu hụt 8,9GW công suất đúng vào giờ đáng ra điện mặt trời được phát cao nhất. Lúc đó buộc các nhà máy điện khí phải tăng công suất thêm 6,9GW đề bù lại.

Khi đó, để không bị thiệt hại do luôn đảm bảo cung cấp điện ổn định cho trung tâm dữ liệu trong khi nguồn cung lại là điện năng lượng tái tạo không ổn định, công ty điện lực vận hành hệ thống điện, ngoài chi phí truyền tải, phải áp dụng phí công suất và phí dịch vụ hỗ trợ. Những khoản phí đó sẽ giúp công ty điện lực có tiền để trả cho chi phí phát điện đột xuất nhảy vọt trên thị trường như hai trường hợp kể trên ở Đức và Mỹ, hoặc trả cho các trung tâm lưu trữ điện cũng rất đắt đỏ.

Ở Trung Quốc và Thái Lan, công ty điện lực phải trả phí trực máy cho các nhà máy điện khí theo kW/tháng, dù họ có phát điện hay không. Nhờ đó, các công ty điện lực có thể đảm bảo nguồn cung điện luôn ổn định.

Bài toán cho Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam, chuyên gia Đào Nhật Bình cho rằng, các công ty cần hợp đồng mua bán điện theo dạng kết nối trực tiếp sẽ có xu thế mua các nguồn thủy điện lớn của Việt Nam, vì giá rẻ và có nguồn điện ổn định quanh năm.

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam
Mô phỏng mua bán điện PPA ảo. Nguồn Orsted.

Các nguồn thủy điện nhỏ và vừa cũng có thể được ngắm tới, vì nguồn rẻ và ổn định trong thời gian nhất định, còn lại họ mua điện lưới hoặc DPPA ảo. Do đó, Chính phủ cần giữ các nguồn này cho hệ thống điện chung, không cho mua bán trực tiếp.

Bên cạnh đó, chi phí truyền tải của Việt Nam hiện tại quá thấp so với các nước có hệ thống tương đương, có thể chưa phản ánh hết chi phí thực sự nếu hạch toán đầy đủ và độc lập theo khoảng cách, cũng như vị trí truyền tải. Do đó, hợp đồng DPPA có thể sẽ bị lợi dụng để hưởng chi phí truyền tải thấp.

Theo ông Bình, dù trực tiếp, hay ảo thì các hợp đồng DPPA cũng tạo ra áp lực lớn cho lưới điện buộc phải cân bằng với lượng điện năng lượng tái tạo đang ngày càng tăng. Do đó, cần phải có các chính sách điều độ thích hợp với khả năng chịu tải của lưới điện.

Mặt khác, giá điện khí và lưu trữ hiện tại cao gấp rưỡi giá điện bán lẻ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không khuyến khích các doanh nghiệp ngoài EVN đầu tư vào 2 mảng đó dù Quy hoạch điện VIII có đưa ra tham vọng lớn.

Trường hợp EVN tự đầu tư sẽ gây thua lỗ, trong khi đó nếu không có điện khí và lưu trữ thì không thể tăng tiếp năng lượng tái tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp muốn DPPA.

Cũng theo ông Bình, hiện tại Việt Nam chưa áp dụng giá điện 2 thành phần, nên việc chuẩn bị và duy trì sẵn sàng công suất cung cấp cho trung tâm dữ liệu có DPPA với một số nhà máy năng lượng tái tạo trở nên cực kỳ tốn kém (nếu chỉ bán điện theo lượng điện năng cung cấp thực sự theo yêu cầu luôn đột xuất trong khung giá thị trường bị giới hạn).

"Không có phí công suất sẽ tạo ra kinh doanh không bình đẳng, vì EVN không có tiền duy trì công suất trực sẵn sàng phát điện", ông Bình phân tích.

Đọc thêm

Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu Thị trường - Tài chính

Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu

TTTĐ - Theo dữ liệu mới nhất từ Visa (công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới) và Kantar (một trong những công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu hàng đầu thế giới), "middlescents" hay còn gọi là độ tuổi trung niên Gen X (những người được sinh ra từ năm 1965 đến 1980) hiện chiếm hơn 31% tổng dân số thế giới, đang có mức chi tiêu cao hơn hẳn những thế hệ khác, chủ yếu dành cho du lịch và sở thích cá nhân.
Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm Thị trường - Tài chính

Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung hàng loạt ưu đãi lớn nhất năm dành cho khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm ngày thành lập của ngân hàng.
Những lý do không nên đầu tư vào vàng Kinh tế

Những lý do không nên đầu tư vào vàng

TTTĐ - Giá vàng trên toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục trong thời gian vừa qua và đây không phải là lần đầu tiên các nhà đầu tư bị thu hút bởi vàng. Được cho là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn, vàng có xu hướng tăng giá khi các tài sản khác giảm, tuy nhiên, bất chấp sức hấp dẫn và sự phổ biến của nó, việc giữ vàng không phải là một động thái đầu tư khôn ngoan - đặc biệt là sau khi nó đã tăng giá mạnh gần đây.
Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương Thị trường - Tài chính

Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương

TTTĐ - Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6%, áp dụng từ ngày 1/7/2024 sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cuộc sống cán bộ, công nhân viên và người lao động. Tuy nhiên, để giá các loại hàng hóa không tăng theo lương, cần chủ động xây dựng các phương án can thiệp bình ổn thị trường phù hợp, kịp thời khi có biến động về giá.
Đầu tư vàng thời điểm hiện nay không mang lại lợi ích, rủi ro luôn hiện hữu Kinh tế

Đầu tư vàng thời điểm hiện nay không mang lại lợi ích, rủi ro luôn hiện hữu

Sau 3 tuần bán vàng theo hình thức mới tại 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn ( SJC), hiện giá vàng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4 triệu đồng 1 lượng, thu hẹp đáng kể so với mức gần 20 triệu đồng thời gian trước.
Báo chí - kênh quảng bá rộng rãi về đất và người Thanh Hóa Thị trường - Tài chính

Báo chí - kênh quảng bá rộng rãi về đất và người Thanh Hóa

TTTĐ - Những năm qua, các cơ quan báo chí luôn đóng vai trò mật thiết trong việc thông tin, tuyên truyền, chuyển tải và phản ánh kịp thời ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… trở thành cầu nối quan trọng góp phần đưa hình ảnh của tỉnh Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam sẽ ở mức vừa phải Thị trường - Tài chính

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam sẽ ở mức vừa phải

TTTĐ - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý I đạt 5,7%).
Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền Thị trường - Tài chính

Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền

TTTĐ - Dù hiện nay thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền như trước mà có thể dùng thanh toán nhiều dịch vụ như giao thông, y tế, giáo dục… nhưng người dùng vẫn quen gọi với tên là "thẻ ATM". Từ chiếc thẻ với tính năng ban đầu là để rút tiền lương, thẻ ATM đã có bước tiến dài, trở thành chiếc thẻ thanh toán an toàn, tiện lợi của mọi nhà.
Tối ưu thanh toán với thẻ nội địa trong mùa du lịch Thị trường - Tài chính

Tối ưu thanh toán với thẻ nội địa trong mùa du lịch

TTTĐ - Để có những chuyến du lịch tuyệt vời an tâm khám phá và trải nghiệm, đừng bỏ lỡ thẻ nội địa NAPAS với đa tiện ích thanh toán, tối ưu chi phí mua sắm, vui chơi mà còn bảo mật thông tin an toàn.
Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,26%, mức cao nhất từ năm 2021 Nhịp sống phương Nam

Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,26%, mức cao nhất từ năm 2021

TTTĐ - Chiều 19/6, UBND tỉnh Long An tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và chương trình công các 6 tháng cuối năm. Theo đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh ước đạt 5,26%, mức tăng cao nhất tính từ năm 2021.
Xem thêm