Tag

Bài 91: Sinh viên với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống

Nhịp sống trẻ 13/10/2017 08:13
aa
TTTĐ.VN - Bên cạnh sự phát triển của đời sống xã hội, các thế hệ sinh viên hiện nay có điều kiện tiếp xúc, học hỏi, hiểu biết nhiều hơn, năng động và nhạy cảm hơn, đặc biệt là phát triển hơn về mặt trí tuệ. Cùng với sự kế thừa đặc điểm linh hoạt, uyển chuyển, thiết thực của lối tư duy truyền thống đã giúp cho các bạn trẻ dễ dàng chấp nhận cái mới, cái văn minh trong quá trình hội nhập.

Bài 91: Sinh viên với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 90: Vấn đề dạy ngoại ngữ trong thời kì mới

Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, nhạy cảm với cái mới, năng động, ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Ở nước ta hiện nay có khoảng 2 triệu sinh viên đang học tập tại 412 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình phát triển, lối sống của sinh viên chịu tác động của nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, môi trường xã hội, trong đó có truyền thống dân tộc.

Đó là lối sống được hình thành, phát triển trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong tư duy, người Việt luôn uyển chuyển, linh hoạt, mềm dẻo, thể hiện rõ ở việc vận dụng những tư tưởng, lí thuyết của các nền văn hóa lớn để tìm ra những lời giải đáp trực tiếp liên quan đến đời sống nhân sinh hay vận mệnh của dân tộc. Điều đó làm cho những tư tưởng, lí thuyết trừu tượng và khó hiểu trở nên gần gũi, dễ hiểu. Quá trình tiếp xúc với các nền văn hóa lớn, người Việt đều biết lựa chọn, thay đổi nhưng không đánh mất bản sắc của mình.

Bài 91: Sinh viên với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống
Sinh viên trường ĐH Văn hóa Hà Nội trong chương trình nâng cao hình ảnh du lịch Việt

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, lối sống truyền thống vẫn bộc lộ không ít những hạn chế. Những hạn chế này khiến cho chúng ta khó hòa nhập trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Những ưu điểm và nhược điểm của lối sống truyền thống dân tộc đã có tác động mạnh mẽ đến tầng lớp sinh viên Việt Nam hiện nay.

Có thể thấy, sinh viên ngày nay có tư duy biện chứng ở một trình độ tương đối cao. Đây là kết quả của sự phát triển tâm lý lứa tuổi, vừa là kết quả của quá trình giáo dục, đồng thời cũng là hệ quả tác động của tư duy truyền thống. Một phần nguyên nhân do sự tiếp xúc giữa sinh viên với các quan hệ xã hội ngày càng trực tiếp và mật thiết. Theo kết quả điều tra xã hội học, trong 1.402 sinh viên được hỏi thì hầu hết đều khẳng định rằng, tích cực học tập là mục tiêu phấn đấu quan trọng nhất lúc này.

Ngày nay, sinh viên cũng có điều kiện phát triển hơn về mặt trí tuệ nên thông minh hơn, hiểu biết nhiều hơn, năng động và nhạy cảm hơn. Cùng với sự kế thừa đặc điểm linh hoạt, uyển chuyển, thiết thực của lối tư duy truyền thống đã giúp cho các bạn trẻ dễ dàng chấp nhận cái mới, cái văn minh trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, do còn trẻ, ít kinh nghiệm sống lại chịu tác động của nền kinh tế thị trường nên tư tưởng sinh viên cũng dễ bị dao động, thiếu nhất quán, không ít bạn bị mất phương hướng. Nhiều bạn sinh viên còn thụ động, chưa thích nghi với môi trường thay đổi nhanh chóng dẫn đến kết quả học tập còn thấp.

Theo báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam, những năm gần đây, tỉ lệ sinh viên có kết quả học tập trung bình là 66,15%; tỉ lệ sinh viên có kết quả học tập yếu kém là 10,85%; tỉ lệ sinh viên có kết quả học tập giỏi và xuất sắc chỉ ở mức 4,69%. Bên cạnh đó, một số sinh viên do tâm lý tuổi trẻ chưa thật ổn định đã rơi vào lối sống đua đòi, thực dụng, buông thả. Theo kết quả nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, có tới 27,1% sinh viên đọc sách dưới 1 giờ/ngày.

Mỗi sinh viên là một cá nhân đang phát triển và hoàn thiện nhân cách, tham gia đầy đủ vào các quan hệ xã hội. Tuy chịu ảnh hưởng của lối sống truyền thống trong ứng xử với các quan hệ xã hội nhưng sinh viên ngày nay có những điểm rất khác biệt. Trong lối sống truyền thống, cá nhân và vai trò cá nhân thường rất mờ nhạt, thậm chí bị hòa tan vào các mối quan hệ cộng đồng. Ngày nay, cá nhân vẫn không tách khỏi các mối quan hệ xã hội song xu hướng khẳng định cá nhân đang thể hiện rõ nét, đặc biệt là sinh viên - tầng lớp đang muốn khẳng định sự trưởng thành của mình.

Sinh viên ngày nay đánh giá cao nhu cầu, giá trị bản thân. Họ mong muốn hướng tới một cuộc sống thỏa mãn được nhu cầu cá nhân và khẳng định giá trị bản thân. Nhiều sinh viên không nề hà làm mọi việc để học tập với mục đích sau này có cuộc sống tiện nghi, hiện đại. Giá trị sinh viên hướng đến hầu hết là mưu cầu hạnh phúc, làm giàu trước hết cho bản thân, sau đó là gia đình, cộng đồng và xã hội. Ngày nay, sinh viên có xu hướng chọn những ngành dễ kiếm việc làm, những nghề nghiệp có thu nhập cao, có điều kiện thể hiện, phát triển năng lực bản thân.

Sinh viên ngày nay đã thể hiện sự “thông thoáng”, năng động, tích cực, chủ động trong giao tiếp xã hội. Đặc biệt, sinh viên từ nông thôn, miền núi ra thành phố học tập đã hòa nhập nhanh chóng trong quan hệ xã hội phức tạp ở đô thị. Quan hệ thầy trò ngày nay có sự chủ động, tích cực, thiết thực. Quan hệ tình bạn, tình yêu đa dạng, phong phú, sinh động và thực tế hơn trước đây. Họ được tự do thể hiện lối sống của mình trong những quan hệ phức tạp, đó là sự trải nghiệm để trưởng thành.

Các hoạt động chính trị - xã hội được sinh viên tham gia ngày càng sâu rộng với nội dung thiết thực và nhiều hình thức hấp dẫn, phong phú thể hiện rõ trình độ văn hóa và bản sắc sinh viên. Bằng các hoạt động cụ thể, họ đã tham gia vào phong trào sinh viên tình nguyện, tham gia chào mừng các sự kiện chính trị xã hội của đất nước. Sinh viên hưởng ứng các sự kiện chính trị xã hội theo cách của mình và qua đó ý nghĩa của các sự kiện chính trị xã hội thấm vào sinh viên một cách tự nhiên. Theo kết quả khảo sát 1.066 học sinh/sinh viên cho thấy, khi được yêu cầu tham gia các hoạt động xã hội ở nơi cư trú, có 77,39% trả lời sẵn sàng, 16,42% miễn cưỡng và 6,19% tìm lý do từ chối.

Những năm vừa qua, sinh viên cùng đoàn viên thanh niên cả nước đã rất tích cực và sôi nổi trong công tác bảo vệ môi trường. Hoạt động ý nghĩa này đã gây ấn tượng và tạo được hiệu quả tuyên truyền tốt đẹp tới nhân dân và cộng đồng, với những hoạt động thiết thực như: Dọn vệ sinh, thu gom rác thải đường làng, ngõ, xóm; Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; Trồng rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng hoàn nguyên; Vận động nhân dân tại địa phương tham gia xây dựng các công trình nước sạch vệ sinh môi trường; Tổ chức tập huấn về bảo vệ môi trường kêu gọi bảo vệ động vật quý hiếm… Các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trong công tác vận động, tuyên truyền hưởng ứng các chiến dịch: Ngày vì môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn…

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Du lịch “chữa lành” dịp nghỉ lễ Nhịp sống trẻ

Du lịch “chữa lành” dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Nghỉ lễ 5 ngày, đi du lịch ở đâu để tận hưởng trọn vẹn cả kỳ nghĩ mà vẫn phù hợp với túi tiền? Năm nay, xu hướng du lịch “chữa lành” an toàn, vui mà lại tiết kiệm mà lựa chọn mà nhiều bạn trẻ hướng tới.
Tâm sự của người “đi về giữa hai đầu đất nước” Camera 360 trẻ

Tâm sự của người “đi về giữa hai đầu đất nước”

TTTĐ - Gần 15 năm nay, anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng văn phòng Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Viteccons (VITECCONS) tại Hà Nội đã trở thành “công dân hai miền Nam - Bắc”. Sinh ra tại miền Trung, vào đúng năm đất nước hoàn toàn giải phóng, công tác trong công ty có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, 15 năm gắn bó với Thủ đô Hà Nội, anh được coi là người "đi về giữa hai đầu đất nước".
"Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ" Tôi yêu Hà Nội

"Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ"

TTTĐ - Chương trình giáo dục mang tên "Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ" vừa được tổ chức tại trường Tiểu học Lomonoxop Mỹ Đình (Hà Nội). Đây là sự kiện do nhóm sinh viên K41A1, chuyên ngành Truyền thông Marketing, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đảm nhận.
Tiếp nối truyền thống cha ông, vươn mình từ sức trẻ Camera 360 trẻ

Tiếp nối truyền thống cha ông, vươn mình từ sức trẻ

TTTĐ - Ngày 30/4/1975, thời điểm lịch sử đánh dấu cột mốc thống nhất đất nước. Để có được thời khắc lịch sử đó, thế hệ cha ông đã phải trả bằng xương máu và biết bao hy sinh, mất mát. 49 năm trôi qua, tiếp nối truyền thống thế hệ cha ông, những người trẻ của TP HCM đang tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để phát triển.
Tuổi trẻ Thủ đô và những dấu ấn nổi bật Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô và những dấu ấn nổi bật

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024 với chủ đề “Thanh niên Thủ đô xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” đã đạt được kết quả toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã đề ra.
Người trẻ và niềm tự hào về chiến thắng 30/4 Camera 360 trẻ

Người trẻ và niềm tự hào về chiến thắng 30/4

TTTĐ - Hướng về kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các bạn trẻ hôm nay vẫn luôn ghi nhớ và có nhiều hành động, góp sức trẻ, trí tuệ, chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Những “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” học giỏi, đa tài Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” học giỏi, đa tài

TTTĐ - Không chỉ có thành tích học tập, tham gia hoạt động Đội xuất sắc, các gương mặt đạt danh hiệu “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” còn sở hữu nhiều tài lẻ. Các em cũng là những tấm gương sáng, truyền lửa nhiệt huyết đến thiếu nhi cả nước.
Hơn 1,3 triệu bài dự thi  sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính Camera 360 trẻ

Hơn 1,3 triệu bài dự thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính

TTTĐ - Sau gần 4 tháng triển khai, Ban tổ chức cuộc thi “Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính” năm 2024 nhận được hơn 1,3 triệu bài dự thi. Đây thực sự là một diễn đàn lớn để thiếu nhi thể hiện sự hiểu biết của mình về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khởi hành Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khởi hành Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024

TTTĐ - Sáng 27/4, tại TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khởi hành Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đến thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Ấn tượng những con đường cùng tên Camera 360 trẻ

Ấn tượng những con đường cùng tên

TTTĐ - Không ít những tên đường, phố “có mặt” ở cả TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Giống nhau tên gọi nhưng mỗi con đường ấy có đặc trưng khác biệt, phản ánh bản sắc và nét đẹp của mỗi vùng miền. Đó cũng là những con phố gây ấn tượng khó phai cho ai đó đã từng trải nghiệm…
Xem thêm