Tag

Bánh chưng - món ăn cổ truyền ngày Tết nhưng người mắc bệnh mãn tính không nên ăn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 31/01/2022 19:41
aa
TTTĐ - Bánh chưng là một món ngon bổ dưỡng không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán nhưng nhiều người mắc các bệnh mãn tính không nên ăn nhiều kẻo gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Gói truyền thống trong chiếc bánh chưng ngày Tết Gói bánh chưng ngày Tết - nét đẹp truyền thống của người Việt Rộn ràng không khí Tết trên khắp các miền quê Việt Nam Dân mạng thi nhau khoe ảnh gói bánh chưng “bé xíu" đón Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh tét trong mâm cỗ Tết cổ truyền.

Dù giàu hay nghèo nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng bánh giầy trong tâm thức người Việt là truyền thống "uống nước nhớ nguồn". là món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Cả gia đình quây quần gói bánh chưng
Cả gia đình quây quần gói bánh chưng

Được phối hợp tổng hòa nhiều mùi vị như thơm dẻo của gạo nếp, ngọt bùi của đậu xanh, vị béo ngậy của thịt mỡ và mùi thơm đặc trưng của tiêu, hành, lá dong. Đây là sự kết hợp tương đồng rất khoa học và sáng tạo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng nhiều lứa tuổi.

Tuy nhiên, đối với nhiều người béo phì, mắc bệnh mãn tính không nên ăn quá nhiều bánh chưng trong những ngày Tết.

Bánh chưng vốn đã có lượng calo cao, có sẵn mỡ, khi rán lại ngấm thêm nhiều dầu mỡ nên dễ làm tăng cân và không tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh thận, người bị bệnh lý dạ dày...

Thông thường, một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa được chia làm 8 miếng. Mỗi miếng sẽ có trọng lượng khoảng 114g, cung cấp 309 kcal, tương đương với một bát cơm đầy có kèm thức ăn.

Hơn nữa, bánh chưng còn chứa hàm lượng đường cao, khiến mỡ tích tụ trong cơ thể nhiều hơn bình thường. Vì vậy, những người béo phì hoặc đang ăn kiêng để giảm cân thì không nên ăn bánh chưng trong ngày Tết. Trái lại, bánh chưng sẽ thích hợp với người gầy, người muốn tăng cân, suy dinh dưỡng.

Bánh chưng là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có hàm lượng đường cao. Ăn quá nhiều bánh chưng sẽ vô tình làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều bánh chưng để tránh gây tổn hại đến sức khỏe.

Do có lượng chất béo cao nên ăn bánh chưng quá nhiều sẽ khiến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, dễ gây ra bệnh mỡ máu cao, ảnh hưởng tới tim mạch.

Hơn nữa, lượng đường sucrose trong bánh chưng cũng làm tăng huyết áp, có lẽ là do đường làm tăng sản xuất adrenaline gây co mạch và ứ muối dẫn đến tăng huyết áp. Đó chính là lý do nhưng người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch nên hạn chế ăn bánh chưng trong những ngày Tết.

Bánh chưng - món ăn cổ truyền ngày Tết nhưng người mắc bệnh mãn tính không nên ăn
Ảnh minh hoạ

Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh, những thực phẩm không tốt cho người đau dạ dày, vì 2 nguyên liệu này dễ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu,… Vì vậy, người có tiền sử bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều đồ nếp cũng như bánh chưng để tránh gặp phải những tình trạng khó chịu kể trên.

Tuy cung cấp năng lượng rất lớn do có đủ 3 nhóm thực phẩm gồm gạo nếp (nhóm bột đường); đỗ xanh, thịt lợn (nhóm chất đạm, nhóm chất béo)… nhưng tỉ lệ dinh dưỡng trong bánh chưng vẫn chưa cân đối. Vì vậy, khi ăn bánh chưng nên bổ sung thêm rau, củ quả để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tránh bị tăng cân.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, khó tiêu, không nên ăn vào buổi tối để tránh khiến bụng bị khó chịu, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, ăn bánh chưng vào buổi tối cũng sẽ khiến chất béo không được tiêu thụ hiệu quả, gây tích mỡ bụng.

Dưa hành muối ăn kèm sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa bánh chưng diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó tốt cho hệ tiêu hóa và tránh tăng cân. Tuy nhiên, những người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối, vì dưa hành muối có chứa lượng muối cao, không tốt cho sức khỏe.

Đọc thêm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm