Bếp ăn tập thể cần "nói không" với nguồn tiêu thụ thực phẩm bẩn
Giới trẻ nói không với thực phẩm bẩn Ẩn họa sau những món ăn hấp dẫn ở cổng trường Ủng hộ đề xuất phạt nặng vi phạm về an toàn thực phẩm Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề |
Liên tiếp các vụ phát hiện thực phẩm "bẩn"
Mới đây nhất, Phòng cảnh sát kinh tế của Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (Địa chỉ: Khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, TP Việt Trì) sản xuất lượng lớn mì chính, dầu ăn, hạt nêm, bột canh có dấu hiệu giả.
![]() |
Công an tỉnh Phú Thọ kiểm tra số hàng bị tạm giữ. Ảnh: Công an Phú Thọ |
Theo Công an tỉnh Phú Thọ, bước đầu đối tượng khai nhận mì chính và dầu ăn có nguyên liệu mua của Công ty TNHH thương mại Quang Thanh (Địa chỉ ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) sau đó sang chia, đóng gói cho vào hai loại bao bì mang nhãn hiệu "Bột ngọt Boat Brand - thương hiệu xuất xứ Singapore" và "Bột ngọt Famimoto - nhãn hiệu bột ngọt hàng đầu Việt Nam, công nghệ Nhật Bản".
Hiện Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đã tiêu thụ ra thị trường 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh, 363 tấn hạt nêm giả. Các mặt hàng này chủ yếu bán cho các bếp ăn công nghiệp.
![]() |
Công an TP Hà Nội phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra thực phẩm không rõ nguồn gốc là các loại gà đông lạnh, nội tạng gà đông lạnh. Ảnh: Công an TP Hà Nội |
Ngày 21/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (Chi cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại thực phẩm Xuân Thắng có địa chỉ tại thôn Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 14.196 con gà đông lạnh (tổng trọng lượng hơn 18 tấn) và 560kg nội tạng gà đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Các sản phẩm này không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ cũng như chứng nhận chất lượng.
Chỉ 2 ngày sau, vào ngày 23/4, Đội QLTT số 17 (Chi cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh Tuấn Tâm có địa chỉ ngõ 328 đường Tây Mỗ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tại kho, một lượng lớn thực phẩm “bẩn” như xúc xích, lạp xưởng, viên thả lẩu thập cẩm... bị phát hiện và thu giữ.
Thực trạng này cho thấy mức độ liều lĩnh của các cơ sở vi phạm và cảnh báo nghiêm trọng về nguy cơ thực phẩm bẩn len lỏi vào bữa ăn hằng ngày của người dân Thủ đô.
Trước đó, ngày 11/4, PC03 Công an tỉnh Nghệ An phối hợp Công an phường ở TP Vinh, các lực lượng liên ngành đồng loạt kiểm tra 4 chủ cơ sở sản xuất giá đỗ vì có dấu hiệu kinh doanh thực phẩm bẩn.
Tại kho hàng, lực lượng chức năng thu gần 2.000 lu nhựa chứa giá đỗ các loại, tổng khối lượng khoảng 25 tấn giá đỗ; 25 lít dung dịch hóa chất "nước kẹo" (tên khoa học là chất 6-Benzylaminopurine (6- BAP) nguyên chất, và 150 lít dung dịch đã pha chế để phục vụ việc sản xuất giá đỗ cùng một số tang vật khác.
Từ năm 2024 đến nay, các đối tượng khai nhận đã sử dụng "nước kẹo" để sản xuất 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bán ra thị trường.
Theo cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), con đường tiêu thụ, phân phối các thực phẩm này rất khác nhau, bao gồm thông qua mạng xã hội, thị trường truyền thống, đến đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học với ưu thế giá rẻ.
Thực phẩm không đảm bảo an toàn là mối đe dọa trước mắt gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Chúng để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe như các bệnh mạn tính ung thư, suy gan, suy thận, ảnh hưởng đến hệ sinh sản... do nhiễm hóa chất, vi sinh vật gây bệnh.
Thực phẩm mất an toàn dẫn đến hệ lụy như số người mắc rất lớn, ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp; học sinh, sinh viên nghỉ học, gây quá tải cho hệ thống y tế, tổn hại sức khỏe, kinh tế và làm mất ổn định xã hội. Vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể vô cùng quan trọng, đảm bảo sức khỏe cho lực lượng sản xuất - công nhân và học sinh, sinh viên.
Nguyên tắc đảm bảo nguyên liệu cho bếp ăn tập thể
Theo Cục An toàn Thực phẩm, bếp ăn tập thể phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là nguyên liệu chế biến thực phẩm.
Vì vậy, các đơn vị tổ chức bếp ăn tập thể cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc an toàn. Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, về khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào an toàn, các đơn vị cần chú ý lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; chỉ nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp uy tín, có giấy phép kinh doanh và chứng nhận an toàn thực phẩm.
![]() |
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo các bếp ăn tập thể chỉ nhập nguyên liệu từ những nhà cung cấp uy tín, có giấy phép kinh doanh và chứng nhận an toàn thực phẩm. |
Thông qua việc kiểm tra chất lượng thực tế, nguyên liệu phải tươi, không dập nát, không có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc; nguyên liệu chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, hương liệu, gia vị phải có nhãn ghi đúng quy định, còn hạn sử dụng.
Các đơn vị tổ chức bếp ăn tập thể phải có hợp đồng minh bạch; ký kết hợp đồng cung ứng nguyên liệu với các đơn vị cam kết đảm bảo chất lượng, có kiểm tra định kỳ, có ghi chép, truy xuất được nguồn gốc khi có sự cố xảy ra.
Về quy trình sơ chế, chế biến tuân thủ quy định an toàn; khu vực chế biến sạch sẽ, phân khu rõ ràng: Thực phẩm sống và chín phải được chế biến riêng biệt.
Người chế biến cần rửa tay thường xuyên, mặc trang phục bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc. Dụng cụ chế biến phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý về vấn đề bảo quản thực phẩm an toàn: Kho bảo quản phải tuân thủ theo đúng quy định an toàn thực phẩm. Thực phẩm cần được lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, tránh nhiễm khuẩn chéo, tránh côn trùng, động vật gây hại.
Các đơn vị thực hiện quy tắc FIFO ("First In, First Out") - sử dụng nguyên liệu nhập trước, tránh tồn kho quá lâu.
Về việc thực hiện lưu mẫu, giám sát và kiểm tra thường xuyên, các đơn vị thực hiện lưu mẫu theo đúng quy định để phục vụ công tác truy xuất khi cần.
Các bếp ăn tập thể tăng cường kiểm tra nội bộ; xây dựng đội ngũ kiểm tra an toàn thực phẩm nội bộ để rà soát định kỳ và đột xuất; triển khai tập huấn định kỳ, tổ chức các lớp đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm cho toàn bộ nhân viên bếp ăn.
Tin liên quan
Đọc thêm

Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu

An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả

An toàn từ những bếp ăn bán trú

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ

Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều
