Tag

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại

Chung tay vì an toàn thực phẩm 12/09/2023 14:44
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, việc đi du lịch dã ngoại, cắm trại ngoài trời đã trở thành sở thích, thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để cuộc vui được trọn vẹn, chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Tập huấn phòng chống ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể cho 31 tỉnh phía Bắc Rước bệnh vì ăn uống chung với các "thú cưng" Quận Ba Đình diễn tập phương án xử lý ngộ độc thực phẩm ở trường học Thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất

Thực phẩm mang đi chủ yếu đựng trong thùng đá

Tự chuẩn bị đồ ăn trong những chuyến dã ngoại cùng gia đình, bạn bè đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người. Chị Đoàn Thị Hiền ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết, gia đình chị rất thích đi dã ngoại. Đi vào 2 ngày cuối tuần nên gia đình chị thường chọn các địa điểm gần Hà Nội như Sóc Sơn, Ba Vì... Vì đi thường xuyên nên gia đình chị mua đầy đủ những vật dụng cần thiết cho chuyến đi như: Lều cắm trại, bộ bàn ghế gấp, bếp nướng, vỉ nướng, nồi, bát đĩa, thùng xốp đựng thức ăn… Chuyến đi có thể trong ngày nhưng cũng có khi kéo dài 2 ngày nên thực phẩm mang theo cũng được chuẩn bị chu đáo.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại
Nhiều nhóm bạn trẻ lựa chọn công viên Yên Sở để dã ngoại

“Các loại củ quả sẽ rửa sạch sẽ ở nhà, sau đó cho vào thùng giữ lạnh và mang đi. Thức ăn thì sẽ chuẩn bị sẵn ít thịt nguội, xúc xích, mỳ tôm hoặc sẽ nấu sẵn nồi cháo mang đi, đến nơi làm nóng lại cho trẻ con ăn, còn người lớn ăn đến đâu thì làm đến đó. Ngày thứ 2 thì ăn uống dọc đường hoặc sẽ mua thức ăn tươi tại các chợ địa phương để chế biến”, chị Hiền chia sẻ.

Không có điều kiện đi xa, nhiều nhóm bạn trẻ thường chọn cắm trại tại các địa điểm gần như công viên Yên Sở tại quận Hoàng Mai. Bạn Nguyễn Thanh Diễn ở Trường Chinh, Hà Nội chia sẻ, do “ngân sách có hạn” nên việc chuẩn bị thực phẩm, đồ ăn mang theo thường đơn giản.

“Khi đi dã ngoại, chúng em thường mang trái cây tươi, bánh mỳ, giò, chả và vài ly mỳ tôm. Thỉnh thoảng chúng em mang thêm khay nướng và thịt để nướng ngoài trời. Những loại thịt thường được ướp sẵn và để trong thùng đá bảo quản”, Diễn cho hay.

Cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn

Đồ ăn mang theo những chuyến dã ngoại luôn là yếu tố không thể thiếu, tuy nhiên, ngoài chuyện mang gì, ăn gì cho tiện lợi và ngon miệng thì chuyện bảo quản đồ ăn ra sao cho thật tươi mới, an toàn là vấn đề các gia đình cần đặc biệt lưu tâm.

Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm an toàn nhất là còn tươi, được bảo quản trong môi trường phù hợp như tủ lạnh, tủ đông, tủ đựng thức ăn hay nhà bếp… Khi bạn mang thực phẩm đi dã ngoại, trong hành trình dài nhiều tiếng đồng hồ ở ngoài trời, với thời tiết nắng nóng hiện nay sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, do đó bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại
Các loại thực phẩm cần được nướng, đun chín kỹ trước khi ăn

Theo TS.BS. Lê Ngọc Duy - Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi ăn uống ngoài trời hoặc các buổi picnic, cắm trại dễ có nguy cơ ngộ độc hơn do các điều kiện thuận lợi như: Vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn khi thực phẩm không được bảo quản trong vùng nhiệt độ an toàn; Các phương tiện vệ sinh và rửa tay không đầy đủ và không phải lúc nào cũng có sẵn nước sạch; Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn từ côn trùng, động vật gây hại, bụi.

Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển dễ dàng hơn trên một số loại thực phẩm so với những loại khác. Một số thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm: thịt sống và thịt nấu chưa chín hẳn, hải sản, các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như các món tráng miệng làm từ sữa, các loại salad trộn, thực phẩm ăn liền - chẳng hạn như bánh mì, bánh sandwich, bánh cuộn và bánh pizza có chứa bất kỳ loại thực phẩm nào ở trên.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong các chuyến dã ngoại, các gia đình nên chọn các món ăn khô, hạn chế chọn những món ăn có nước. Thực phẩm nên chia thành suất, bao gói sạch sẽ hoặc hút chân không, đưa thực phẩm này vào trạng thái bảo quản đông lạnh hoặc bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đá lạnh, giúp nguyên liệu không bị hư hỏng.

Bên cạnh đó, thực phẩm nên ở độ vừa chín tới, tránh mua đồ chín mềm dễ bị dập nát trong quá trình di chuyển. Củ quả nên để nguyên không nên sơ chế để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, còn nếu muốn sơ chế trước thì nên bảo quản riêng từng loại, tránh nhiễm chéo vi khuẩn.

Thông thường người dân hay chọn cách bảo quản trong thùng xốp có đá. Đây là một thói quen phổ biến tuy nhiên, cách làm này chỉ là một trong nhiều biện pháp bảo quản thực phẩm và tất nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng được bảo quản như vậy.

Nhiệt độ lạnh lý tưởng để bảo quản thực phẩm mang đi dã ngoại là từ 4 -6 độ C. Chúng ta có thể sử dụng các loại đá lạnh sạch. Trong trường hợp đá chưa tan nhiệt độ ổn định sẽ được duy trì nhưng nếu đá tan chảy thì nhiệt độ trong thùng sẽ tăng dần lên. Với thùng xốp dung tích từ 4-5 lít chúng ta có thể sử dụng khoảng 1kg đá lạnh. Trên thị trường hiện có bán một số loại đá khô có tác dụng duy trì nhiệt độ 4-6 độ C trong vòng 4-6 tiếng trong điều kiện bảo quản kín.

Khi mang thực phẩm đi dã ngoại lưu ý chuẩn bị lượng vừa đủ, hạn chế tình trạng dư thừa. Trong trường hợp sử dụng không hết, chúng ta nên thay bao gói thực phẩm đảm bảo sạch sẽ và cho đá mới vào thùng để bảo quản, tránh làm hỏng thực phẩm khi mang về.

Đọc thêm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Xem thêm