Tag
Ba người ngộ độc do ăn cá nóc

Chớ nếm thử món ăn "tử thần" vì tò mò, thiếu hiểu biết

Chung tay vì an toàn thực phẩm 21/09/2023 17:39
aa
TTTĐ - Mới đây đã xảy ra vụ ngộ độc cá nóc khiến 3 người cùng trú tại Thuận Nam, Ninh Thuận, phải nhập viện, trong đó 1 người đã tử vong. Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người vì tò mò, thiếu hiểu biết mà vẫn cố tình sử dụng món ăn nguy hiểm này.
Sai lầm khi chế biến thịt khiến món ăn trở thành "thuốc độc" Quận Ba Đình diễn tập phương án xử lý ngộ độc thực phẩm ở trường học Thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại

Chỉ từ 1-2mg độc tố cá nóc có thể gây chết người

Trong thời gian qua, rất nhiều người ở khu vực Nam Trung Bộ bị ngộ độc cá nóc, có người đã tử vong.

Mới nhất là trường hợp của ông Huỳnh Văn C (sinh 1989), Đỗ Văn Ph (sinh năm 1989), Đỗ Tài Tr (sinh năm 1988) đều trú Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) cùng lúc bị ngộ độc cá nóc. Sau khi nhập viện cấp cứu, ông C đã tử vong ngày 16/9, hai ông Tr và Ph may mắn được cứu sống.

1 ca cấp cứu tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa. Ảnh minh họa
Một ca cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa (Ảnh minh họa)

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), độc tố có trong cá nóc là Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu của cá. Độc tố này tăng mạnh vào mùa cá sinh sản (từ tháng 2 đến tháng 7).

Thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt sẽ gây độc khi dùng. Độc tố trong cá nóc độc tới mức, chỉ cần ăn khoảng 10g thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc, trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim... với tỉ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm; Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Ngoài ra, độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong sáu giờ độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn.

Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra do độc tố chưa bị phá hủy hết. Ngay cả khi phơi khô, chế biến thông thường độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc.

Dù thông tin về độc tố của cá nóc đã được cảnh báo tại nhiều cơ sở y tế và phương tiện truyền thông nhưng nhiều ngư dân hoặc người dân vẫn cố tình chế biến và ăn các món chế biến từ cá nóc dẫn đến ngộ độc nguy kịch.

Các cơ quan chức năng thường xuyên cảnh báo người dân không nên ăn khi không nắm rõ cách chế biến loại cá có độc này nhưng không ít người vẫn sử dụng cá nóc làm thức ăn dẫn tới bị ngộ độc, tử vong. Thậm chí nhiều người biết món ăn này có độc mà vẫn muốn "nếm" thử... cho biết cảm giác ăn món "tử thần".

Các triệu chứng ngộ độc cá nóc

Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec cho biết, tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị nhiệt phá hủy (nấu chín hay phơi khô) nhưng bất hoạt trong môi trường acid hoặc kiềm mạnh.

Tetrodotoxin được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa sau 5-15 phút và đạt đỉnh nồng độ sau 20 phút, thải trừ đáng kể qua nước tiểu. Độc chất này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kính, ức chế kênh natri, đặc biệt là ở cơ vân dẫn tới cản trở phát sinh điện thể và dẫn truyền xung động với hậu quả chính là liệt cơ và suy hô hấp.

Chớ nếm thử món ăn
Cá nóc là món ăn "tử thần" vì chứa độc tố nguy hiểm

Biểu hiện của người bị ngộ độc cá nóc thường xảy ra sau 10-45 phút sau khi ăn cá nóc còn độc tố, kể cả khô hay ruốc cá.

Ban đầu, người bệnh sẽ thấy tê miệng, lưỡi, 2 môi, tăng tiết nước bọt, buồn nôn và nôn, kèm theo đó có thể có các triệu chứng như: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó nói, ngón tay, bàn tay, bàn chân tê yếu, mất phản xạ, hạ huyết áp nghiêm trong.

Trong 4- 6 giờ, các triệu chứng của bệnh nhân có thể tiến triển nặng thêm và dẫn tới tê liệt, mất ý thức cuối cùng là suy hô hấp và tử vong.

Để phân độ tác động gây độc của tetrodotoxin có thể chia làm 4 mức ảnh hưởng về thần kinh và tim mạch như sau: Độ 1: Bệnh nhân chỉ tê bì, dị cảm quanh miệng, có thể có hoặc không có triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy; Độ 2: Tê bì ở lưỡi lan lên mặt, đầu chi và các vùng khác, liệt vận động và thất điều, nói ngọng, đau đầu vã mồ hôi nhưng các phản xạ vẫn bình thường; Độ 3: Bệnh nhân co giật, liệt mềm toàn thân, suy hô hấp, nói không thành tiếng, đồng tử giãn tối đa mất phản xạ ánh sáng, có thể vẫn còn tỉnh; Độ 4: Bệnh nhân nguy kịch, suy hô hấp nặng, loạn nhịp tim, hôn mê.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo người dân không ăn cá nóc khô, tươi; Không chế biến, không bán, không sử dụng các sản phẩm từ cá nóc như: chả, bột cá nóc.

Người dân nên loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt, không sử dụng cá nóc làm thực phẩm dưới bất kì hình thức nào, khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc như trên cần phải đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Đồng thời khi có biểu hiện nghi ngờ ngộ độc cá nóc (tê môi, lưỡi, bàn tay) bệnh nhân cần uống ngay thuốc giải độc (than hoạt tính và sorbitol) và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, cấp cứu kịp thời.

Đọc thêm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm