Tag

"Chuyện ăn, chuyện uống một thời" của người Hà Nội

Ẩm thực 24/12/2021 11:30
aa
TTTĐ - Vào lúc 9h ngày 25/12 tại Không gian văn hóa Đông Tây (99 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) sẽ diễn ra buổi giao lưu ra mắt cuốn sách "Người Hà Nội: chuyện ăn, chuyện uống một thời". Nhà phê bình văn học Hoài Nam và tác giả Vũ Thế Long sẽ đem đến cho độc giả những câu chuyện hết sức thú vị về vấn đề này.
Người Hà Nội “góp yêu thương” cùng toàn dân chống dịch

Bước vào những trang sách của "Người Hà Nội: chuyện ăn, chuyện uống một thời", độc giả tựa như ngược dòng thời gian về những năm đầu của thế kỷ XX. Để chúng ta có thể hồi tưởng, để khám phá một thời, người Hà Nội đã ăn uống, chế biến và sáng tạo ẩm thực ra sao, đã “đối xử” thế nào (cự tuyệt, đón nhận, hay thậm chí “đồng hóa”) với những màu sắc ẩm thực mới lạ du nhập vào Thủ đô qua các luồng “di cư”, giao lưu Đông - Tây, Nam - Bắc...

Độc giả có cơ hội tìm hiểu về chuyện ăn, chuyện uống một thời của người Hà Nội thông qua cuốn sách này
Độc giả có cơ hội tìm hiểu về chuyện ăn, chuyện uống một thời của người Hà Nội thông qua cuốn sách này

Sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân của một người sinh ra, lớn lên tại Hà Nội với sự tìm hiểu tỉ mỉ, kỹ càng của một nhà nghiên cứu từ những văn bản, hiện vật khảo cổ học đến tư liệu “sống” - là các cụ ông, cụ bà thế hệ trước đã đem đến cho độc giả một cuốn sách đầy ắp tư liệu mà vẫn sống động, vẫn rất “đời”, để chúng ta cảm nhận được “chiều sâu” của ẩm thực Hà Nội, của bản sắc văn hóa Hà Nội trong suốt thế kỷ XX đầy biến động.

Tác giả Vũ Thế Long tâm sự về cuốn sách: "Tôi liều viết về chuyện ăn, chuyện uống của người Hà Nội vì cứ chủ quan nghĩ rằng đã là người Hà Nội thì thế nào cũng viết được. Cầm bút lên mới thấy bí. Ngay định nghĩa thế nào là người Hà Nội cũng đã bí rồi. Đâu cứ phải sống lâu ở Hà Nội hay tổ tiên gốc gác nhiều đời ở Hà Nội thì mới là người Hà Nội!

Poscard trong cuốn sách
Postcard trong cuốn sách

Ngày nay, người Hà Nội nói đủ loại giọng đổ về từ khắp mọi miền. Họ là những người Hà Nội mới, dân mới nhập cư; cũng như cụ kỵ tôi từ đời tằng tổ là lớp người di cư đến sống ở Thăng Long từ mấy trăm năm trước.

Các cụ cũng chính là lớp dân "Hà Nội mới" của cái thời ấy. Trải qua nhiều thế hệ, con cái những người Hà Nội mới và chính bản thân họ cũng tự Hà Nội hóa, hoặc gắng Hà Nội hóa để trở thành cư dân của đất kinh kỳ, của thủ đô ngàn năm văn hiến. Họ học hỏi, hòa đồng với người Hà Nội gốc và đóng góp thêm vào những nét văn hóa mới mà trước đó chưa từng có ở Hà Nội.

Đã là quy luật muôn đời của mọi đô thị, mọi thủ đô trên thế giới, Thủ đô luôn là nơi hội tụ, ngưng đọng, kết tinh và phát tán của các luồng văn hóa, các trào lưu văn hóa, trong đó có văn hóa ăn uống.

Ăn uống là một mặt rất quan trọng của văn hóa. Tìm ra cái bản sắc của văn hóa ăn uống Việt Nam - Hà Nội và đi sâu hơn nữa, bản sắc trong sự ăn uống của người Hà Nội để rồi từ đó mà gìn giữ, phát huy và phát triển nền văn hóa ăn uống của Hà Nội là điều không kém hệ trọng để xây dựng một nền văn hóa Hà Nội mới.

Để tìm cách tiếp cận được với văn hóa ăn uống của Hà Nội, Việt Nam, tôi xin viết ra những gì mà một người ở lứa tuổi như tôi được sống ở Hà Nội biết được mình đã uống gì, ăn gì; gia đình những người quanh mình ở các lứa tuổi, các thế hệ đã ăn uống ra sao; may ra có chút lợi ích gì chăng cho công cuộc tìm hiểu và bảo tồn văn hóa ăn uống của người Hà Nội chúng ta.

Suy cho cùng, ăn uống cũng là một nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật, xưa nay người ta thường nêu bảy thứ nghệ thuật, gồm có: âm nhạc, kịch, múa, kiến trúc, vẽ nặn, nhiếp ảnh và nghệ thuật thứ bảy là điện ảnh. Hình như trước đây, chưa mấy ai chú ý đến ăn uống.

Trên thế giới có nhiều dân tộc rất coi trọng sự ăn, sự uống cũng như sự mặc, sự ở, là những thứ rất thiết yếu đến đời sống con người. Liệu có thể xếp ăn uống hay nói một cách văn hoa, nghệ thuật ẩm thực là "nghệ thuật thứ tám" được chăng?

Hình như xưa nay chuyện ăn, chuyện uống ở ta có phần nào bị xem nhẹ. Người ta nói miếng ăn là miếng nhục, kẻ sĩ thì coi chuyện ăn, chuyện uống là chuyện tầm thường. (Nhưng cũng có lúc phải thừa nhận là dĩ thực vi tiên, có thực mới vực được đạo). Trên thực tế, chính Nho gia, kẻ sĩ lại là những người rất cầu kỳ trong chuyện ăn uống. Tầng lớp kẻ sĩ ở Hà Nội xưa đã góp phần tích cực để Hà Nội hóa các kiểu ăn uống dân gian và sáng tạo ra những lối ăn uống riêng của Hà Nội.

Sau này, cùng với việc đô hộ gần một trăm năm của người Pháp, những ảnh hưởng của các nhà truyền đạo phương Tây, của một số tôn giáo, của các luồng di cư Bắc Nam, Đông Tây xuôi ngược, của chiến tranh triền miên... lối ăn uống của người Hà Nội cũng đã có nhiều biến đổi.

Cùng với những đồ ăn thức uống truyền thống, người Hà Nội đã làm quen dần với những đồ ăn thức uống phương Tây, đồ ăn thức uống Trung Quốc... không những chỉ học hỏi mà còn đồng hóa, tạo thành những kiểu ăn uống riêng của người Hà Nội.

Tác giả Vũ Thế Long
Tác giả Vũ Thế Long

Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và nhất là sau năm 1954, với công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa và làn sóng giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ theo các chiều hướng khác nhau, nhiều kiểu ăn uống từ các vùng miền trong nước, từ các nước khác bằng nhiều con đường du nhập vào Hà Nội đã làm cho nghệ thuật ăn uống của người Hà Nội ngày càng phong phú hơn.

Để hiểu được phần nào về đồ ăn thức uống và lối ăn uống của người Hà Nội từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, tôi đã tìm gặp các cụ cao niên ở Hà Nội để xin nghe kể về cái sự ăn, sự uống đơn giản cũng như cầu kỳ, chuyện đời thường mà các cụ đã từng trải trong cuộc đời mình. Thêm vào đó là tự nghiệm của chính tôi: một người sinh ra và lớn lên trong thế kỷ XX đầy biến động.

Chuyện ăn, chuyện uống nghe được từ các cụ không nhiều. Do các cụ tuổi đã cao, mà ít cụ tự cho rằng trí óc của người cao niên vẫn còn minh mẫn. Chuyện nọ xọ sang chuyện kia. Từ chuyện ăn uống lại sang chuyện đời. Thế mới thấy cái ăn, cái uống của người Hà Nội xưa nay nó cũng thăng trầm làm sao, thi vị biết bao!

Tác giả Vũ Thế Long là Tiến sĩ, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học, nhân học, môi trường và lich sử văn hóa; nguyên Trưởng ban nghiên cứu con người và môi trường thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Hiện ông là Thư ký Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật Ăn uống (thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam); Ủy viên chấp hành Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam.

Ông từng nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm về Khảo cổ - Sinh học, lịch sử Môi trường, lịch sử Văn hóa, Xã hội học… Ông có một số công trình khoa học trong các lĩnh vực trên đã được trình bày và xuất bản ở trong và ngoài nước.

Ông cũng đã giành một số giải thưởng báo chí trong nước như: Viết về những chuyến đi; Người Việt dùng hàng Việt, Hướng tới nghìn năm Thăng long… và đồng khởi xướng và tham gia xây dựng chương trình “Bếp Việt” trên kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam.

Tìm hiểu Tìm hiểu "Ý nghĩa của Mariah Carey" khi Giáng sinh về
Cuốn sách “Không bao giờ là thất bại Cuốn sách “Không bao giờ là thất bại" động viên tinh thần vượt gian khó
Những cuốn sách hay và đẹp để độc giả thưởng thức dịp Giáng sinh và năm mới Những cuốn sách hay và đẹp để độc giả thưởng thức dịp Giáng sinh và năm mới

Đọc thêm

Golden Farm nổi bật với thiết kế gian hàng ấn tượng Nhịp điệu cuộc sống

Golden Farm nổi bật với thiết kế gian hàng ấn tượng

TTTĐ - Là thương hiệu thực phẩm uy tín với 25 năm kinh nghiệm, Golden Farm đã chính thức chào sân ở Triển lãm Quốc tế Food & Hospitality Hà Nội 2025 bằng mô hình gian hàng được thiết kế độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng.
Những điểm hẹn ẩm thực mùa xuân Ẩm thực

Những điểm hẹn ẩm thực mùa xuân

TTTĐ - Mùa xuân Hà Nội có rất nhiều điều hay, cái đẹp nhưng với rất nhiều người, cứ tiết này hàng năm phải đến được những điểm hẹn quen thuộc thưởng thức những món ngon rất đỗi đặc trưng mà thiếu nó dường như mùa xuân chưa thể trọn vẹn.
Ngày hội Bắp nếp Cẩm Nam - nét đẹp văn hóa ẩm thực xứ Quảng Ẩm thực

Ngày hội Bắp nếp Cẩm Nam - nét đẹp văn hóa ẩm thực xứ Quảng

TTTĐ - Trong hai ngày 15 và 16/3, UBND TP Hội An (Quảng Nam) sẽ tổ chức Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam tại cồn bắp Thanh Nam, phường Cẩm Nam. Đây là sự kiện thường niên, mang đậm dấu ấn truyền thống, nhằm bảo tồn và phát huy nghề trồng bắp nếp lâu đời của người dân địa phương.
Nhà hàng vi cá cao cấp không nên bỏ lỡ tại Sài Thành Ẩm thực

Nhà hàng vi cá cao cấp không nên bỏ lỡ tại Sài Thành

TTTĐ - Nhà hàng vi cá cao cấp Thai Village là một trong những tọa độ nổi tiếng mà các tín đồ yêu thích ẩm thực thượng hạng không thể bỏ qua. Vậy lý do gì tạo nên thương hiệu của nhà hàng vi cá cao cấp này? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Ẩm thực Benaras trong đám cưới Ấn Độ tại miền Trung Việt Nam Ẩm thực

Ẩm thực Benaras trong đám cưới Ấn Độ tại miền Trung Việt Nam

TTTĐ - Trong bức tranh đa sắc màu của những sự kiện văn hóa đặc sắc, đám cưới Ấn Độ luôn nổi bật với sự lộng lẫy, xa hoa và những nghi lễ truyền thống đậm đà bản sắc. Mới đây, một đám cưới hoành tráng đã diễn ra tại miền Trung Việt Nam, không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô mà còn bởi sự tinh tế trong từng chi tiết, đặc biệt là ẩm thực, do chuỗi nhà hàng Benaras đảm nhận.
Thí sinh Nam vương Du lịch thế giới trải nghiệm ẩm thực Ninh Thuận Nhịp điệu cuộc sống

Thí sinh Nam vương Du lịch thế giới trải nghiệm ẩm thực Ninh Thuận

TTTĐ – Top 30 Nam vương Du lịch Thế giới 2025 (Mister Tourism World 2025) hào hứng tham quan làng gốm Bàu Trúc cùng nhiều địa điểm nổi tiếng của Ninh Thuận và trải nghiệm văn hóa, ấn tượng ẩm thực nơi đây.
Bánh tẻ Phú Nhi: Thương hiệu OCOP nổi tiếng xứ Đoài Ẩm thực

Bánh tẻ Phú Nhi: Thương hiệu OCOP nổi tiếng xứ Đoài

TTTĐ - Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là sản vật của xứ Đoài (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) mà đã là thương hiệu có tiếng tại Việt Nam, được du khách bốn phương biết đến.
Sun KraftBeer Phú Quốc sẽ mang đến cảm giác tuyệt vời nhất trên đời Ẩm thực

Sun KraftBeer Phú Quốc sẽ mang đến cảm giác tuyệt vời nhất trên đời

TTTĐ - Ông Oliver Wesseloh - Nhà vô địch thế giới Sommelier Bia 2013 - 2015, người chịu trách nhiệm giám sát và sản xuất bia tại Phu Quoc Brew House chia sẻ Sun KraftBeer Phú Quốc đạt mức hương vị cao cấp nhất mà du khách không thể tìm được ở bất cứ đâu trên thế giới.
Bữa cơm tất niên: Nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt Nhịp điệu cuộc sống

Bữa cơm tất niên: Nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt

TTTĐ - Lễ cúng tất niên thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm, nhằm tổng kết năm cũ và chuẩn bị đón mừng năm mới, bày tỏ tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Đưa giá trị nghệ thuật vào phố ẩm thực Tống Duy Tân Ẩm thực

Đưa giá trị nghệ thuật vào phố ẩm thực Tống Duy Tân

TTTĐ - Phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội) được nâng tầm với việc chỉnh trang hạ tầng, đưa những giá trị nghệ thuật để khoác lên mình chiếc “áo mới” khi mùa xuân đang về.
Xem thêm