Tag
TP Hồ Chí Minh:

Chuyển đổi công nghiệp công nghệ cao để phát triển bền vững

Thị trường - Tài chính 10/10/2024 08:23
aa
TTTĐ - Đối với TP Hồ Chí Minh, việc chuyển đổi công nghiệp không chỉ là lựa chọn, mà còn là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế bền vững. Muốn làm được như vậy, TP Hồ Chí Minh cần phải chuyển đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.
TP Hồ Chí Minh sẽ là động lực tăng trưởng của đất nước Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng nhưng chưa đột phá Chủ tịch WEF thăm, đối thoại với tài năng trẻ TP Hồ Chí Minh

Xu hướng toàn cầu

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), việc tăng cường tự động hóa và ứng dụng công nghệ cao trong phát triển công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng suất lao động lên đến 30% trong vòng 10 năm tới, từ đó giúp giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Vì vậy, doanh nghiệp ngành công nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong phát triển công nghiệp. Thực tế, có khoảng 60% sáng kiến chuyển đổi công nghiệp thành công là kết quả của sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong và ngoài nước.

Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao hiện chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng GDP của thành phố. Mục tiêu của TP Hồ Chí Minh là nâng tỷ trọng này lên 40% vào năm 2030.

Qua đó, không chỉ duy trì sự đóng góp của thành phố vào nền kinh tế quốc gia mà còn củng cố vị thế dẫn đầu của thành phố trong cả nước và khu vực, duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

"Hiện nay, cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng, đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong thị trường quốc tế, hướng tới các phương thức sản xuất bền vững và có trách nhiệm hơn. Trong đó, nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đã đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, gắn kết thương mại với phát triển bền vững. Vì vậy, để duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường toàn cầu, TP Hồ Chí Minh cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.

Cụ thể, TP Hồ Chí Minh đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số; đồng thời, tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cho sản phẩm...", Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết thêm.

Mục tiêu của TP Hồ Chí Minh là nâng tỷ trọng này lên 40% vào năm 2030
Mục tiêu của TP Hồ Chí Minh là nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao lên 40% vào năm 2030

Còn theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, thế giới đang chứng kiến những chuyển đổi mang tính thời đại, điển hình là Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bứt phá nhưng cũng đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ. Phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các công nghệ mới làm thay đổi nhanh chóng các mô hình sản xuất, kinh doanh truyền thống. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi công nghiệp là giải pháp then chốt giúp các quốc gia tạo ra sự phát triển bứt phá, vươn lên.

“Muốn chuyển đổi công nghiệp thành công, TP Hồ Chí Minh cần xây dựng các mô hình, phương thức hợp tác để cùng nhau kiến tạo hệ sinh thái chuyển đổi công nghiệp. Mặt khác, TP Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, cần phải tiên phong trong chuyển đổi công nghiệp, để đưa ngành công nghiệp trở thành một động lực tăng trưởng của thành phố trong giai đoạn mới. Khi TP Hồ Chí Minh chuyển đổi công nghiệp thành công sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao hơn”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết thêm.

TP Hồ Chí Minh đặt kỳ vọng đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2050, TP Hồ Chí Minh trở thành thành phố có nền công nghiệp phát triển hiện đại ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực, vươn tầm châu lục.

Đường Vành đai 3 đang được gấp rút thực hiện, tạo hạ tầng thuận lợi thúc đẩy giao thông và phát triển kinh tế
Đường Vành đai 3 đang được gấp rút thực hiện, tạo hạ tầng thuận lợi thúc đẩy giao thông và phát triển kinh tế

Đưa TP Hồ Chí Minh phát triển bứt phá

Theo ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp của TP Hồ Chí Minh mặc dù đã chuyển đổi sang công nghiệp công nghệ cao từ khá sớm. Cụ thể từ năm 2000 đã có sự dịch chuyển sản xuất công nghiệp, di dời các khu công nghiệp ô nhiễm... Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp thông minh, có khu công nghiệp công nghệ cao…

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang công nghiệp xanh hiện mới chỉ có những mô hình ban đầu. Phát triển kinh tế tuần hoàn còn nhiều vướng mắc, đang định hình đường hướng phát triển; năng lực cạnh tranh khiêm tốn, thiếu doanh nghiệp dẫn đầu. Các ngành công nghiệp còn phát triển theo chiều rộng, dựa vào lao động nhiều và đã đạt giới hạn, chi phí thuê đất công nghiệp cao.

Chưa kể, gần đây, nền kinh tế TP Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu chững lại khi đóng góp của thành phố đang sụt giảm. Cụ thể, năm 2023, giá trị gia tăng của TP Hồ Chí Minh chỉ chiếm 12 tỷ USD và chiếm 19% GDP của thành phố, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 32%.

“Để chuyển đổi công nghiệp công nghệ cao theo xu hướng của thế giới, TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chính sách chuyển đổi công năng các khu công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

UBND TP cũng đã ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh với 14 giải pháp như: Đầu tư trang thiết bị, ưu tiên chính sách vốn, thuế, cho thuê đất…

Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng đã triển khai chiến lược phát triển vi mạch đến năm 2030 để nâng cao năng suất lao động, tự động hóa ngành công nghiệp…”, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh Phạm Bình An chia sẻ thêm.

Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo “Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP Hồ Chí Minh - Động lực mới cho phát triển bền vững”, do UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp với WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới) tổ chức ngày 25/4
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo “Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP Hồ Chí Minh - Động lực mới cho phát triển bền vững”, do UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp với WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới) tổ chức ngày 25/4

Trao đổi kinh nghiệm khi chuyển đổi sang công nghiệp công nghệ cao, bà Kiva Allgood, Giám đốc Trung tâm Sản xuất tiên tiến và chuỗi cung ứng, Thành viên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, các xu thế chủ đạo chuyển đổi công nghiệp trên thế giới chịu tác động của việc xuất hiện liên tục các công nghệ mới.

Sản xuất công nghiệp có sự thay đổi sâu sắc do sự dịch chuyển chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bền vững ngày càng cao. Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) là chìa khoá mới cho công nghiệp sau thời kỳ tự động hoá, robotics (ngành kỹ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành và ứng dụng robot, cũng như các hệ thống máy tính để điều khiển và xử lý thông tin).

Cũng theo bà Kiva Allgood, TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung muốn phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao cần quan tâm đến công nghệ AI, quan tâm đến đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao… Một khi chuyển đổi ngành công nghiệp thành công thì nền kinh tế cũng sẽ chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững hơn.

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế TP Hồ chí Minh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, các xu hướng lớn đang thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp sẽ đặt ra những thách thức nhưng cũng mang lại những cơ hội đáng kinh ngạc cho TP Hồ Chí Minh và Việt Nam.

Với vị trí rất chiến lược và cơ sở sản xuất đã được thiết lập, đây là thời điểm để TP Hồ Chí Minh, để Việt Nam tiếp tục phát triển, tiên phong trong lĩnh vực sản xuất. Cùng với sự thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại Khu Công nghệ cao ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam, Chính phủ, ngành công nghiệp, chuyên gia, hãy cùng nhau nắm bắt thời điểm này và định hình tương lai của ngành sản xuất.

Theo Thủ tướng, Trung tâm C4IR tại TP Hồ Chí Minh là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 tại Đông Nam Á, sau Malaysia và thứ 19 trên thế giới. Vì vậy, việc thành lập Trung tâm C4IR thể hiện vai trò tiên phong của TP Hồ Chí Minh, góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào cách mạng công nghiệp 4.0.

Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) được kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế cho TP Hồ Chí Minh
Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) được kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế cho TP Hồ Chí Minh

Để trung tâm hoạt động thiết thực, hiệu quả, phát huy vai trò, Thủ tướng nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành là phải định hướng, xây dựng thể chế và có chính sách ưu tiên phát triển phù hợp. “TP Hồ Chí Minh quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế hoạt động của trung tâm nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Các doanh nghiệp, các nhà sáng lập hỗ trợ về nguồn lực tài chính, hạ tầng, nhân lực, quản trị. Trung tâm căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, chủ động, tích cực hoạt động có hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 cho thấy Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển.

Đọc thêm

Bình Dương tăng trưởng kinh tế vượt trội Thị trường - Tài chính

Bình Dương tăng trưởng kinh tế vượt trội

TTTĐ - Trong 9 tháng năm 2024, Bình Dương đã chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, với nhiều chỉ số tích cực nổi bật trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thu hút đầu tư. Các hoạt động sản xuất công nghiệp tạo đột phá thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
GRDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cao nhất 10 năm qua Thị trường - Tài chính

GRDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cao nhất 10 năm qua

TTTĐ - Trong 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 11,47%. Đây là mức tăng cao nhất 10 năm gần đây, đứng thứ 4 cả nước.
Ra mắt Sáng kiến Thúc đẩy ngành kinh tế sáng tạo ASEAN-Vương quốc Anh Thị trường - Tài chính

Ra mắt Sáng kiến Thúc đẩy ngành kinh tế sáng tạo ASEAN-Vương quốc Anh

TTTĐ - Phái đoàn Vương quốc Anh tại ASEAN và Hội đồng Anh vui mừng thông báo khởi động Sáng kiến Thúc đẩy ngành kinh tế sáng tạo ASEAN-Vương quốc Anh, nhằm mục đích thúc đẩy các nền kinh tế sáng tạo trong khu vực ASEAN thông qua hợp tác với Vương quốc Anh.
“Tăng tốc” mùa mua sắm cuối năm cùng Lazada Thị trường - Tài chính

“Tăng tốc” mùa mua sắm cuối năm cùng Lazada

TTTĐ - Tiếp nối thành công của Lễ hội mua sắm 9.9, Lazada - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, Lazada sẽ tiếp tục “khuấy động” mùa mua sắm cuối năm với Lễ hội Mua sắm 10.10.
Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực Thị trường - Tài chính

Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

TTTĐ - Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai.
Standard Chartered dự báo GDP quý III ở mức vừa phải trong bối cảnh lạm phát tháng 9 có dấu hiệu chậm lại Thị trường - Tài chính

Standard Chartered dự báo GDP quý III ở mức vừa phải trong bối cảnh lạm phát tháng 9 có dấu hiệu chậm lại

TTTĐ - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 5,1% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý II đạt 6,9%).
Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ xu hướng quản trị nguồn vốn Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ xu hướng quản trị nguồn vốn

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa tổ chức thành công Diễn đàn Quản trị nguồn vốn thường niên năm thứ 2 với chủ đề “Kế hoạch quản trị nguồn vốn tương lai” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh tế Quảng Nam tiếp tục trên đà phục hồi tích cực Thị trường - Tài chính

Kinh tế Quảng Nam tiếp tục trên đà phục hồi tích cực

TTTĐ - Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Quảng Nam tiếp tục phục hồi tích cực so với năm 2023 và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.
Các chỉ tiêu nợ công giảm tỷ trọng so với GDP và trong giới hạn cho phép Thị trường - Tài chính

Các chỉ tiêu nợ công giảm tỷ trọng so với GDP và trong giới hạn cho phép

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 3/10/2024 về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 ngày 24/6/2024 của Quốc hội về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội Thị trường - Tài chính

Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP ngày 3/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Xem thêm