Tag
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc

Chuyển nguồn lớn chủ yếu là kinh phí tích luỹ cải cách tiền lương

Kinh tế 07/06/2024 10:35
aa
TTTĐ - Về số chuyển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 sang năm 2023 rất lớn (hơn 1,1 triệu tỷ đồng), Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chủ yếu là nguồn tích luỹ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương với hơn 432 nghìn tỷ đồng (chiếm 37,7%)…

Cải cách tiền lương phải thực chất và không cào bằng Hoàn thành vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 1/7 Lương hưu sẽ áp mức cao nhất có thể sau cải cách tiền lương

Sáng 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về "Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022".

Chuyển nguồn lớn chủ yếu là kinh phí tích luỹ cải cách tiền lương
Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh)

Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) viện dẫn số liệu báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 còn chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách; đặc biệt số quyết toán chi NSNN giảm 407.317 tỷ, số bội chi giảm 49.317 tỷ. Như vậy giảm nhiều so với dự toán.

Theo đại biểu, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán NSNN, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Hay như số chuyển nguồn sang năm sau, theo đại biểu, con số cũng rất lớn. Đại biểu Đỗ Thị Lan khẳng định, nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương tại địa phương có nhu cầu rất lớn nhưng không bố trí được kinh phí để thực hiện, trong khi phải hủy bỏ dự toán ngân sách.

Điển hình như thực hiện kế hoạch vốn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia chỉ đạt 37,7% dự toán, có địa phương đạt dưới 10%. Thực hiện kế hoạch vốn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, một số chính sách, tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là chính sách đầu tư phát triển y tế, lao động phải chuyển nguồn sang năm 2023, năm 2024.

“Việc sử dụng NSNN có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí, nguồn lực bố trí cho nhiều nội dung không thực hiện được, trong khi nhu cầu đầu tư còn nhiều, phải vay và trả nợ lãi để bù đắp bội chi ngân sách”, nữ đại biểu nhận xét, đồng thời đề nghị những bất cập trong công tác lập, thực hiện dự toán NSNN cần được đưa vào nghị quyết của Quốc hội, có giải pháp để khắc phục.

Chuyển nguồn lớn chủ yếu là kinh phí tích luỹ cải cách tiền lương
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội)

Trong khi đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng, phải đánh giá toàn diện đầy đủ về bức tranh nợ xây dựng cơ bản, hiện chưa có xu hướng giảm, lại xuất hiện mới. Riêng năm 2022, báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy, đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ nợ xây dựng cơ bản. Nếu không rốt ráo vấn đề này sẽ phát sinh nợ mới.

Theo đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, doanh nghiệp đã phải vay vốn ngân hàng để thực hiện các dự án đầu tư công. Bộ Tài chính đã rất nỗ lực, thúc đẩy khối lượng hoàn thành cho doanh nghiệp, tuy vậy, vẫn còn nhiều chủ đầu tư chưa thực sự vào cuộc cùng nhà thầu để tháo gỡ khó khăn. “Nếu chúng ta không làm rõ trách nhiệm thì sẽ vẫn tái diễn tình trạng này", đại biểu đoàn Hà Nội cảnh báo.

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã có báo cáo, dự báo việc thực hiện dự toán ngân sách nhưng ông cũng thừa nhận số liệu có chênh so với dự toán ngân sách.

“Khi có số liệu báo cáo thu chi ngân sách ra khỏi kho bạc, trên máy điện thoại của tôi sẽ báo ngày hôm nay, giờ này, phút này thu ngân sách cả nước được bao nhiêu, chi ngân sách bao nhiêu. Thủ tướng gọi điện là tôi có thể báo cáo ngay. Tuy nhiên, dự báo có thể có phát sinh vào thời điểm cuối năm, nên có thể xảy ra chênh lệch”, ông Phớc cho hay.

Chuyển nguồn lớn chủ yếu là kinh phí tích luỹ cải cách tiền lương
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình

Về chi chuyển nguồn lớn từ 2022 sang 2023, theo Bộ trưởng Tài chính, trong đó có nguồn cải cách tiền lương chiếm 37,7%, tương đương 432 nghìn tỷ đồng; chi đầu tư phát triển trên 300 nghìn tỷ đồng, chiếm 27% số chuyển nguồn…

Theo Bộ trưởng, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương rất cao; rồi những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau.

Về nợ xây dựng cơ bản, theo Bộ trưởng Tài chính, số nợ ở Trung ương rất ít nhưng ở địa phương nhiều. Vì theo ông, khi bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, lại bố trí thiếu, sót, hoặc chưa bố trí. Rồi có dự án thủ tục đầu tư có thiếu sót, cần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, ngân sách địa phương không bố trí kịp thời.

Đọc thêm

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp Kinh tế

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

TTTĐ - Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi đây là diễn đàn đầu tiên do Thời báo Ngân hàng tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi đầu không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ thực tế đây là một trong những địa phương tiêu biểu trong nỗ lực xanh hóa các khu công nghiệp.
Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

TTTĐ - Trong 7 năm, TP Hà Nội có 5.250 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, hoàn thành 209% chỉ tiêu Đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025.
Khởi nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển Kinh tế

Khởi nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.
Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

TTTĐ - Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này tạo ra những cơ hội lớn cho thanh niên khi tham gia vào các dự án kinh doanh và khởi nghiệp…
Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm Kinh tế

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

TTTĐ - ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ trực tiếp các điểm nghẽn về pháp lý - hành chính mà còn tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm, đóng góp nhiều hơn.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Xem thêm