Tag

Đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tăng cường truyền thông

Nhịp điệu cuộc sống 26/10/2022 09:00
aa
TTTĐ - Tại Tọa đàm “Phục hồi và phát triển du lịch Thủ đô sau đại dịch COVID-19” do Báo Hànộimới phối hợp với Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức, nhiều ý kiến của các đại biểu đã gợi mở những giải pháp cho du lịch thành phố.
Trải nghiệm du lịch online mùa dịch cùng giới trẻ Du lịch trải nghiệm - xu hướng "xê dịch" nổi bật của giới trẻ hiện đại Bất chấp dịch COVID-19, du lịch trải nghiệm phục hồi mạnh mẽ Hà Nội đánh thức tiềm năng phát triển du lịch làng nghề
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tăng cường du lịch trải nghiệm

Ông Trần Sỹ Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội) đánh giá, du lịch nông nghiệp đã phát triển trên địa bàn Hà Nội được vài năm nhưng chưa thực sự khởi sắc. Nếu có sự phối hợp chặt chẽ của ngành Du lịch và ngành Nông nghiệp, ông tin lĩnh vực này sẽ phát triển hơn.

Theo ông Trần Sỹ Tiến, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp. Hiện thành phố có 806 làng nghề, trong đó có 318 làng đã được công nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống. Để khai thác tiềm năng này cho phát triển du lịch, các cơ quan chức năng đã phối hợp thí điểm mô hình làng nghề kết hợp với du lịch tại 2 làng nghề là Bát Tràng (huyện Gia Lâm) và Vạn Phúc (quận Hà Đông); đồng thời, đang tiếp tục khảo sát 18 làng nghề khác để nhân rộng mô hình này.

Ông Trần Sỹ Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội nêu ý kiến tại tọa đàm.
Ông Trần Sỹ Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội nêu ý kiến tại tọa đàm

Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù. Thông qua chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Hà Nội đã công nhận được hơn 1.000 sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm được đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao.

"Để mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề phát triển hơn, tôi cho rằng, trước hết, các cơ quan chức năng phải xây dựng quy hoạch du lịch tiềm năng trong xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó là tiếp tục nhân rộng một số mô hình điểm, tương tự như mô hình tại làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc đang triển khai. Quá trình xây dựng mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp, làng nghề, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách; đồng thời cần sự vào cuộc đồng bộ của nhiều ngành", ông Trần Sỹ Tiến nói.

Trong các loại hình có thế mạnh phát triển, theo ông, có thể tập trung cho du lịch trải nghiệm. Học sinh, sinh viên đang học tập trên địa bàn thành phố rất yêu thích mô hình này.

Sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch trang trại, nghỉ dưỡng

Chia sẻ về tiềm năng thu hút thị trường khách trong nước, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Hoàng cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương có số hội viên Hội Nông dân đông thứ ba cả nước, với gần nửa triệu hội viên. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội khá lớn. Vì vậy, để giúp các hộ nông dân chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp đơn thuần sang mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp với du lịch, cần thực hiện từng bước.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Hoàng phát biểu tại tọa đàm.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Hoàng phát biểu tại tọa đàm

Hiện tại, Hội Nông dân thành phố đang từng bước hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp gắn với khai thác mô hình du lịch trang trại, nghỉ dưỡng cuối tuần. Hội Nông dân thành phố đã kiến nghị, đề xuất các doanh nghiệp tận dụng lao động nông nghiệp gắn với đào tạo nghề tại chỗ. Cùng với đó, gắn thực hiện quy hoạch với đầu tư hạ tầng, xây dựng mô hình nông nghiệp sạch. Có như vậy, sẽ vừa tạo ra chuyển biến trong phát triển kinh tế vùng, vừa tạo thêm thu nhập cho hội viên nông dân, vừa thu hút khách du lịch cho Thủ đô.

Thúc đẩy du lịch địa phương

Ông Nguyễn Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, đầu tư cho du lịch là một trong những định hướng phát triển của huyện Ba Vì với sự hỗ trợ rất lớn từ Sở Du lịch Hà Nội, các cơ quan truyền thông. Trong năm 2019, du lịch Ba Vì đã đón hơn 3 triệu lượt khách, chủ yếu là khách nội địa.

Đây là tín hiệu rất đáng mừng. Tuy vậy, trong khó khăn chung của du lịch trong nước và thế giới khi dịch Covid-19 xuất hiện, du lịch Ba Vì cũng chịu ảnh hưởng nặng. Lượng khách sụt giảm 50% trong năm 2020 và tiếp tục sụt sâu vào năm 2021.

Ông Nguyễn Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì phát biểu tại tọa đàm.
Ông Nguyễn Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì phát biểu tại tọa đàm

Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, huyện Ba Vì đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp tạo đà tăng trưởng cho du lịch địa phương, như xây dựng sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn; tổ chức khai trương năm du lịch; tăng cường thông tin, quảng bá trên báo, đài… góp phần nhanh chóng mang lại những khởi sắc cho du lịch sau đại dịch. Đến nay, lượng khách tham quan trở lại với Ba Vì đã ghi nhận 1,9 triệu lượt người. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2022, lượng khách sẽ vượt con số 2 triệu lượt người.

Để đạt được mốc này, Ba Vì xác định tiếp tục thúc đẩy du lịch địa phương thông qua xây dựng mô hình du lịch homestay, tổ chức tọa đàm tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cho mô hình này ngày một hấp dẫn, có màu sắc riêng hơn.

Huyện cũng xác định khó khăn lớn nhất hiện giờ của du lịch địa phương là về sản phẩm du lịch và vấn đề nhân lực. Chính vì vậy, việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng, tận dụng nguồn nhân lực ngay trong nhân dân sẽ là giải pháp ứng phó phù hợp cho giai đoạn này.

Chủ động kết nối thông tin, quảng bá du lịch

Nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội cho biết, Thủ đô Hà Nội là trung tâm hội tụ báo chí của cả nước. Đây là nguồn lực thông tin, quảng bá rất lớn mà ngành Du lịch cần tranh thủ tận dụng để thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, đưa báo chí trở thành cầu nối giữa du lịch với công chúng và du khách.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng phát biểu tại tọa đàm.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng phát biểu tại tọa đàm

Để làm được điều này, các cơ quan liên quan, doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành cần chủ động hơn nữa trong việc thông tin tới các cơ quan truyền thông với đa dạng các hình thức hơn; chú trọng vào việc khách hàng cần gì, mong muốn gì để thông tin cho trúng và đúng.

"Du lịch đang có đà tăng trưởng đầy triển vọng, chắc chắn sẽ còn nhiều khởi sắc trong năm 2023. Trong bối cảnh cạnh tranh cao về thông tin, chính các cơ quan truyền thông cũng cần vào cuộc một cách chủ động hơn về thông tin để công tác này đạt chất lượng, góp phần tháo gỡ khó khăn sau đại dịch COVID-19", ông Kiều Thanh Hùng nói.

Đọc thêm

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt Ẩm thực

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

TTTĐ - Ngày 1/10, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt” với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.
9 tháng năm 2024, du khách đến Hà Nội đạt 21,12 triệu lượt Du lịch

9 tháng năm 2024, du khách đến Hà Nội đạt 21,12 triệu lượt

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Thủ đô đã đón được 21,12 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Giao thông

Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

TTTĐ - Sáng 1/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Sau hơn 20 năm quy hoạch, ga Bình Triệu giờ ra sao? Giao thông

Sau hơn 20 năm quy hoạch, ga Bình Triệu giờ ra sao?

TTTĐ - Sau hơn 20 năm được quy hoạch nhưng chưa thực hiện được gì, mới đây trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060, TP Hồ Chí Minh vẫn muốn giữ quy hoạch ga Bình Triệu để làm ga đường sắt đô thị, depot cho đường sắt đô thị.
Phú Quốc - điểm đến MICE mới của thế giới Du lịch

Phú Quốc - điểm đến MICE mới của thế giới

TTTĐ - Miễn visa cho toàn bộ du khách, hệ thống hạ tầng đẳng cấp thế giới, đa dạng trải nghiệm vui chơi giải trí… chính là những lý do khiến Phú Quốc đang vụt sáng trở thành một “điểm nóng” mới của du lịch MICE.
Xử lý nghiêm các phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm giao thông Nhịp điệu cuộc sống

Xử lý nghiêm các phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm giao thông

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.
Quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông Giao thông

Quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông

TTTĐ - Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Chính phủ nêu rõ quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông.
Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ Giao thông

Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

TTTĐ - Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Xem thêm