Tag

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây

Nông thôn mới 14/08/2024 15:01
aa
TTTĐ - Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) được đánh giá là địa phương triển khai tích cực, có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Những năm qua, thị xã có nhiều cách làm hay trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp và sản phẩm làng nghề đặc trưng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
Trà sen Hiền Xiêm – Sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ Quận Ba Đình: Nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP Hanoi Agriculture Fair: “Điểm hẹn” của những sản phẩm OCOP tiêu biểu Đảm bảo nguồn cung, chất lượng hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

Đa dạng sản phẩm làng nghề truyền thống

Thủ đô Hà Nội là “Đất trăm nghề”, trong đó có 331 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay Thành phố đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 6 sản phẩm tiềm năng 4 sao, 1226 sản phẩm 3 sao.

Trong số các địa phương của thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, thị xã Sơn Tây được đánh giá là địa phương triển khai quyết liệt từ sớm. Đến nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 78 sản phẩm của 14 chủ thể hợp tác xã, công ty, hộ kinh doanh được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao, thuộc các ngành hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, trang trí.

Trong đó, nhiều sản phẩm truyền thống có tiềm năng OCOP như kẹo lạc, kẹo vừng của xã Đường Lâm; miến dong xã Cổ Đông; chả cá, trà hoa cúc xã Sơn Đông; mật ong xã Kim Sơn; dưa và rau các loại phường Viên Sơn; bánh tẻ Phú Nhi của phường Phú Thịnh và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác…

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Cơ sở bánh kẹo truyền thống Hiền Bao, xã Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây)

Một trong những sản phẩm làng nghề của Sơn Tây được đông đảo người dân Thủ đô cũng như du khách biết đến chính là kẹo lạc, kẹo vừng. Chia sẻ với phóng viên, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Hiền Bao (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm) Cao Văn Hiền cho biết: Gia đình tôi làm bánh kẹo gia truyền với các sản phẩm kẹo lạc, dồi, vừng, gạo lứt... Trước đây, sản phẩm chủ yếu bán ở địa phương, hoặc xuất bán cho một số đại lý bánh kẹo trên địa bàn thành phố, số lượng không nhiều.

Năm 2012, tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) và Ban Quản lý di tích Đường Lâm tổ chức cuộc thi đối với các sản phẩm truyền thống của địa phương. Theo đó, 5 sản phẩm: Kẹo lạc, vừng trắng và đen, kẹo dồi, gạo lứt của cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Hiền Bao đã đoạt giải Nhất, được tổ chức JICA cấp logo HB và chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm. Tiếp nối thành công, gia đình tôi được các cơ quan chức năng hỗ trợ đăng ký 5 sản phẩm này tham gia OCOP và đều đạt 3 sao.

"Trước khi đạt OCOP, mỗi tháng gia đình sử dụng 2 - 3 tấn nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo nhưng nay số lượng đã tăng 5 - 6 tấn/tháng. Thị trường tiêu thụ mở rộng đến các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh và nhiều khu du lịch tại các tỉnh, thành trong cả nước. Cơ sở sản xuất cũng tạo việc làm ổn định cho 6 - 10 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ với thu nhập 4 - 12 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, chúng tôi tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, phấn đấu đạt OCOP 4 sao", ông Cao Văn Hiền chia sẻ thêm.

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Sản phẩm Mật Ong Kim Sơn của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn, xã Kim Sơn được phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao

Hay như xã Kim Sơn có hàng chục hộ nuôi ong với hơn 4.000 đàn và sản lượng mật đạt 35.000 - 40.000 lít/năm. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Sơn Nguyễn Xuân Quyền cho biết: Các hộ nuôi ong đã thành lập Tổ hợp tác ong mật Kim Sơn. Ngoài nguồn thu từ khai thác mật, các hộ gia đình còn nhân đàn bán ong giống, bán phấn hoa... mang lại nguồn thu nhập ổn định 150 - 800 triệu đồng/hộ/năm. Khai thác tốt lợi thế, chính quyền địa phương đã chọn mật ong Kim Sơn để hỗ trợ phát triển trong Chương trình OCOP.

Được biết, với sản phẩm mật ong, địa phương đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”; hỗ trợ tem nhãn cho sản phẩm; tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi ong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm; mở rộng nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ còn khó khăn... Mật ong Kim Sơn đáp ứng tiêu chí được thành phố phân loại, xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao.

Tập trung xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết: Thị xã có nhiều sản phẩm lợi thế như gà Mía, kẹo lạc, kẹo dồi, chè xanh của xã Đường Lâm; bưởi, chè xanh (xã Cổ Đông); mật ong, sữa bò tươi (xã Kim Sơn); đà điểu, lợn rừng (xã Thanh Mỹ); dưa các loại (xã Xuân Sơn) và sản phẩm bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh)... Đây là các sản phẩm đặc trưng, nếu được hỗ trợ phát triển, sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, làm giàu cho các hộ dân.

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP

Để các mô hình đạt hiệu quả cao, thị xã đã chú trọng tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người lao động; tháo gỡ khó khăn cho các hộ về con giống, cây giống, vật tư phục vụ sản xuất; thị xã cũng hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, thương hiệu tập thể cho các sản phẩm; phát triển, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bao bì, tem nhãn hàng hóa.

Đồng thời, thị xã Sơn Tây cũng tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Chương trình OCOP cho lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của thị xã và các xã, phường trên địa bàn. Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của Chương trình OCOP, động viên các tổ chức, cá nhân phát huy ý tưởng sáng tạo, tích cực lao động, sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình từ việc thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP.

Từ nay đến năm 2025, thị xã Sơn Tây phấn đấu đánh giá, phân hạng 120 sản phẩm, trong đó gồm: 90 sản phẩm mới; 30 sản phẩm đánh giá lại (do hết hạn giấy chứng nhận đạt 3 sao trở lên); 35 - 40 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 5 sao và ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm đăng ký dự thi nâng hạng 4 sao, 5 sao.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, thị xã sẽ tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, bởi chỉ khi sản phẩm tiêu thụ tốt, mang lại giá trị kinh tế thiết thực thì mới thu hút được sự tham gia của các chủ thể.

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Điểm bán sản phẩm OCOP tại Thị xã Sơn Tây

Theo đó, thị xã tập trung xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm OCOP nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác sản xuất. Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và sản phẩm làng nghề.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về ý nghĩa của Chương trình OCOP; hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoàn thiện cơ sở sản xuất kinh doanh để đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Đồng thời, thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất chuyên canh tập trung, hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Trong chương trình nghệ thuật đặc biệt báo hiếu cha mẹ trong mùa Vu lan với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành 2024” do báo Tuổi trẻ Thủ đô, Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông Oscar (Oscar Media), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp thực hiện diễn ra lúc 20h10 ngày 15/8/2024 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt - Xô (Số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội), thị xã Sơn Tây sẽ mang những sản phẩm đặc sản làng nghề tới trưng bày và giới thiệu tới người dân, quan khách tham dự chương trình.

Hy vọng, những sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây sẽ được đông đảo người dân, du khách quan tâm, qua đó góp phần giới thiệu, gắn kết những sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và đặc sản các vùng miền với du lịch văn hóa lịch sử con người của Xứ Đoài, nhằm thúc đẩy gia tăng đa giá trị của các sản phẩm nhằm khuyến khích tổ chức sản xuất bền vững.

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Xem thêm