Tag

Ðể Thủ đô mãi linh thiêng và hào hoa…

Người Hà Nội 10/10/2021 07:30
aa
TTTĐ - Vì yêu cái đẹp, trân trọng và biết thưởng thức cái đẹp, với bề dày văn hóa và sự thanh lịch, hào hoa của mình, mỗi người Hà Nội đều hướng đến mục tiêu xây dựng cho thành phố mình đẹp hơn nữa trong tương lai.
Còn sức là còn làm từ thiện... Tái hiện vẻ đẹp xưa của hồ Gươm và Hà Nội Gợi nét xưa trong hương cốm Hà Nội Thổn thức mùa thu Hà Nội Vận dụng truyền thống văn hóa, xây dựng "vùng xanh" an toàn

Nhiều người còn nhớ, trong những thước phim, bức ảnh quý giá về ngày Giải phóng Thủ đô cách đây 67 năm. Trong không khí “Trùng trùng quân đi như sóng / Lớp lớp đoàn quân tiến về / Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố… Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về / Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…” (Tiến về Hà Nội, Văn Cao) đầy hào hùng, xúc động, người Hà Nội đổ ra đường với cờ tung bay rợp trời, với những nụ cười rạng rỡ và đặc biệt là những bó hoa tươi thắm có lẽ vừa được cắt từ các làng hoa nức tiếng Hà thành như Ngọc Hà, Tây Tựu…

Hình ảnh những người lính trở về Giải phóng Thủ đô tay ôm bó hoa tươi thắm do người Hà Nội tặng
Hình ảnh những người lính trở về Giải phóng Thủ đô tay ôm bó hoa tươi thắm do người dân Hà Nội tặng (Ảnh tư liệu)

Những bó hoa ấy trao tặng các chàng trai trên đường trở về tiếp quản Thủ đô như lời chào đón đầy thương mến, lời chúc mừng chiến thắng và thể hiện một nét đẹp thực sự rất hào hoa, đậm chất Hà Nội. Chẳng biết những người lính ấy là người Hà Nội hay quê ở đâu xa, cứ trong đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô chính là khách quý, là người thân với người Hà Nội. Họ xứng đáng được người Hà Nội mang những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất ra để chào mừng, tiếp đãi.

Những người lính áo trấn thủ còn thấm hương núi rừng Việt Bắc, tay còn vương bụi đỏ đường xa, trên vai là balo, là súng ống nhưng với những bó hoa tươi trước ngực cùng môi cười bừng lên trên nét mặt đầy sương gió khẳng định chúng ta đã chiến thắng, đã giành lại được hòa bình từ tay kẻ thù mạnh vào bậc nhất thế giới sau cuộc 9 năm kháng chiến gian khổ mà bền bỉ. Những hình ảnh ấy làm thành khoảnh khắc lịch sử dường như chỉ Hà Nội mới có.

Ðể Thủ đô mãi linh thiêng và hào hoa…

Điều đó thể hiện nét thanh lịch, yêu cái đẹp, yêu chuộng hòa bình, nâng niu hòa bình như những đóa hoa của người Hà Nội. Đại văn hào Nga Phê-đo Mi-khai-lô-vích Đốt-xtôi-ép-xki (1821-1881) đã nói “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”. Câu nói này rất nhân văn vì nó tôn vinh con người, tôn vinh cái đẹp ở ngôi vị cao sang nhất, đồng thời cũng nói lên bản chất con người là luôn hướng về cái đẹp, luôn mong ước được thụ hưởng và sáng tạo cái đẹp... Vì yêu cái đẹp, trong mọi hoàn cảnh con người sẽ vươn tới sự hoàn mỹ, sống và chiến đấu vì cái thiện và xây dựng môi trường sống đẹp đẽ cho mình. Người Hà Nội cũng luôn luôn như vậy.

Còn nhớ, những năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đóa hoa Ngọc Hà vẫn tươi tốt: “Sáng mai ra / Gánh hàng hoa / Xuống chợ / Hoa Ngọc Hà / Trên đường rực nở / Hương bay xa / Thơm ngát” (Tố Hữu). Hay những năm kháng chiến chống Mỹ, trong hoàn cảnh sơ tán khắc nghiệt, dưới làn bom đạn bắn phá ác liệt, những trận địa pháo và cả hầm trú ẩn mọc lên khắp Hà Nội, trong tiếng còi báo động hú lên ngày vài lần, người Hà Nội cũng chưa bao giờ quên đi thú vui của mình. “Nhà ai sơ tán quên gài cửa / Để giò cúc muộn trắng lan can” (Thái Can). Người Hà Nội nâng niu từng đóa hoa, từng bông cúc, từng bông thược dược, lay ơn như những nét đẹp sâu thẳm trong tâm hồn mình, bền vững theo thời gian, theo hoàn cảnh, không có gì lay chuyển được.

Ðể Thủ đô mãi linh thiêng và hào hoa…

Chính vì tình yêu cái đẹp, tâm hồn tinh tế, biết thưởng thức cái đẹp ấy, mà Hà Nội có bao nhiêu mùa nhớ thì gắn với ngần ấy mùa hoa. Ca khúc “Hà Nội 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son như gói trọn cả tâm tình những người yêu Hà Nội, nhất là khi được thể hiện bởi giọng ca da diết của Thu Phương thì lại càng thấm thía hơn nếu phải xa, phải hướng về mảnh đất này.

Bây giờ, Hà Nội không chỉ có 12 mùa hoa tương ứng với 12 tháng trong năm nữa. Hà Nội hình thành cho mình những mùa hoa mà cứ nhắc đến lại thấy nhớ, thấy thương, thấy náo nức trong lòng. Nào hoa cải, hoa sưa, hoa ban, hoa sữa, hoa loa kèn… cứ mỗi năm mỗi một lần đến lại thêm khắc sâu trong lòng người biết bao kỷ niệm.

Giới trẻ nhắc nhau về mùa cúc họa mi lại về cùng Hà Nội
Giới trẻ nhắc nhau về mùa cúc họa mi lại về cùng Hà Nội

Như những ngày này, khi gió mùa chớm đến, giới trẻ Hà thành lại xôn xao nhắc nhau về mùa cúc họa mi. Năm nay tình hình dịch bệnh vẫn chưa yên, những vườn cúc hoa mi chắc chắn không thể rộn ràng bước chân người qua như mọi năm nhưng người ta vẫn nhớ, đủ để thấy, dù trong hoàn cảnh nào, nhu cầu thưởng thức hoa, ngắm cái đẹp vẫn luôn thường trực trong lòng người Hà Nội. Đó cũng là cách để chúng ta hướng tới mà quên đi những khó khăn, những trở ngại do dịch bệnh hay bất kì điều kiện nào gây ra.

Đâu chỉ mỗi giới trẻ, người già, đặc biệt là những “người Hà Nội gốc”, nhiều đời gắn bó với phố cổ thì cắm hoa, một trong những biểu hiện của nữ công gia chánh lại là một điều không thể thiếu hàng ngày. Tôi nhớ, mỗi sáng sớm, đến nhà bà lang Hạnh ở khu tập thể Nam Đồng, bao giờ cũng bắt gặp hình ảnh bà già tóc trắng như cước, gương mặt phúc hậu, in đậm dấu ấn con gái phố Thuốc Bắc xưa kia đang ngồi cắm hoa.

Những bông hoa qua đôi bàn tay đã nhăn nheo, đầy vết đồi mồi của bà, cắm vào bình luôn luôn mang dáng vẻ tự nhiên mà đẹp lạ lùng. Những bình hoa mang theo nắng sớm làm sáng bừng lên cả căn phòng cũ kĩ của khu tập thể tồn tại đã mấy chục năm trời. Bây giờ, bà đã chuyển ra ở nhà đất, tuổi càng nhiều lên nhưng sáng ra, đi chợ, cắm một bình hoa mới là nếp sống không thể nào thay đổi. Chính vì thế, đến nơi ở của người già mà người ta vẫn cảm nhận được một không gian tươi tắn, ngát hương chứ không buồn tẻ, không chỉ đậm mùi già nua và buồn tẻ.

Yêu hoa, yêu cái đẹp không chỉ là nét tinh tế trong tâm hồn người đô thị, một đô thị ngàn năm văn hiến như Hà Nội mà còn thể hiện một truyền thống biết trân trọng những thứ làm nên đặc trưng của mảnh đất này. Chính vì tình yêu ấy, người Hà Nội sẽ luôn biết làm ra những vật phẩm, những công trình, những tác phẩm và cả nền văn hóa đẹp đẽ của riêng mình.

Yêu cái đẹp, mỗi người Hà Nội sẽ góp sức xây dựng thành phố mình ngày càng đẹp hơn nữa
Yêu cái đẹp, mỗi người Hà Nội sẽ góp sức xây dựng thành phố mình ngày càng đẹp hơn nữa (Ảnh minh họa internet)

Rồi dịch bệnh sẽ qua đi, cũng như chiến tranh sẽ lùi xa. Cách chúng ta yêu hoa, yêu cái đẹp là trân trọng những gì sẽ còn vĩnh cửu với thời gian. Một ngày nào đó, khi Hà Nội trở lại bình thường như xưa, bạn muốn làm gì đầu tiên? Còn tôi, chắc chắn, tôi muốn mình được đứng bên đường ngắm dòng nghệ sĩ biểu diễn các màn trình diễn tập thể bên hồ Gươm như những lễ hội đường phố náo nức xưa kia.

Tôi sẽ ngây ngất ngắm nhìn những cô gái mặc áo mớ ba mớ bảy, áo dài đủ sắc màu, dắt những chiếc xe, gánh những quang gánh chở đầy hoa tươi trôi đi trong gió hồ Gươm mát rượi.

Bình chọn bản ghi âm, ghi hình nghệ thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 Bình chọn bản ghi âm, ghi hình nghệ thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19
Lấy ý kiến dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật Lấy ý kiến dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
Nhiều tác phẩm chủ đề phòng, chống dịch đoạt giải ảnh nghệ thuật Hà Nội Nhiều tác phẩm chủ đề phòng, chống dịch đoạt giải ảnh nghệ thuật Hà Nội

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TTTĐ - Giáo dục đạo đức trong nhà trường không những ngăn chặn bạo lực học đường mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai cho Thủ đô và đất nước. Bởi lẽ, như khi nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đức và tài là hai điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân phát huy năng lực, cống hiến trí tuệ và tâm sức, sống sáng tạo và có trách nhiệm, xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển.
Xem thêm