Tag

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch

Nhịp sống trẻ 30/11/2021 17:16
aa
TTTĐ - Là một trong những đối tượng phải chịu những tác động không nhỏ của dịch Covid-19, giới trẻ vừa trải qua những khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Hậu đại dịch, nhiều bạn trẻ tiếp tục loay hoay đối mặt với những áp lực nặng nề về cả vật chất lẫn tinh thần.
Giới trẻ “thờ ơ” săn sale ngày Black Friday Bạn trẻ bàn cách giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu, bia Người trẻ và quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" Giới trẻ với câu chuyện rượu, bia và văn hóa giao thông Hậu giãn cách, nhiều bạn trẻ tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm

Gắn bó với công việc nhân viên kinh doanh gần hơn gần 1 năm rưỡi, chưa khi nào mà Lê Thu Hoài (24 tuổi) muốn chuyển sang công việc khác như hiện tại. Cả tuần qua, Thu Hoài ngồi bên máy tính hàng đêm để hoàn thành công việc được giao vì phải báo cáo công việc vào 8 giờ sáng.

"Đây là công việc đã giúp mình có thu nhập trong đại dịch, nuôi mình nhiều tháng qua. Dù vậy nhưng thú thực, đây chắc chắn không phải công việc mình yêu thích và có khả năng đảm đương tốt. Nếu không có dịch bệnh và việc đã sử dụng hết số tiền dành dụm, mình chắc chắn đã nghỉ việc từ lâu", Thu Hoài nói.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Đã từng nhiều lần muốn nghỉ việc vì áp lực và thiếu đam mê, Thu Hoài vẫn quyết định tiếp tục công việc vì sợ sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính

Mức lương hiện tại của Thu Hoài là 4 triệu đồng/tháng, thêm cả chỉ tiêu doanh số thì mỗi tháng cô gái trẻ có thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng, số tiền vừa đủ trang trải cuộc sống một mình của Hoài tại Hà Nội, khó có thể dành dụm cho những dự định của bản thân.

Đợt dịch vừa rồi, không được đi làm, lương hàng tháng của Hoài cũng bị cắt giảm 30%, khiến cô gái trẻ cảm nhận rõ rệt hơn những áp lực. Đi làm và ra về lặng lẽ, không giao tiếp với ai, không dám tham gia các cuộc vui và thực hiện công việc được giao một cách thiếu năng lượng, uể oải, mất tinh thần là điều cô gái trẻ thú nhận về tình trạng của bản thân nhiều tháng qua.

"Đã có không ít lần mình chuẩn bị tinh thần để xin nghỉ việc thì một đợt dịch mới lại bùng phát. Những khó khăn đậm nét của đợt dịch vừa rồi khiến mình nhận ra việc có 1 công việc có thể lo cho bản thân là điều cần thiết nhất bây giờ chứ không phải một công việc theo sở thích hay đam mê. Nỗi lo về tài chính và việc duy trì thu nhập ổn định là điều quan trọng nhất để mình vượt qua thời điểm hiện tại", Thu Hoài chia sẻ.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Vòng xoáy về tài chính và thu nhập đang ảnh hướng đến dự định và ước mơ của nhiều người trẻ (Ảnh minh họa)

Những ảnh hưởng của dịch bệnh khiến rất nhiều người gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, đặc biệt là tài chính. Mất việc làm, không có thu nhập, nhiều người trẻ phải cắt giảm chi tiêu, nhờ cậy sự giúp đỡ của gia đình. Tương lai không chắc chắn, nhiều bạn trẻ cố gắng tìm những hướng đi khác nhưng rồi lại cuốn vào vòng xoáy về nỗi lo tài chính.

Sau nhiều tháng cầm cự vói khoản tiền tiết kiệm trong 3 năm làm công việc hướng dẫn viên du lịch, Đỗ Hưng Phước (26 tuổi) dù khá buồn nhưng quyết định bắt đầu lại sự nghiệp và nhận mức lương tương đương sinh viên mới ra trường.

“Chờ đợi là những gì mình đã từng nghĩ để vượt qua đợt dịch này. Khi mà dịch bệnh kéo dài quá lâu, mình không còn đủ khả năng tài chính để tự lo cho bản thân nữa.

Ngày trước mình làm công việc hướng dẫn viên du lịch quốc tế với mức lương rất tốt và không ở nhà nhiều nên mình tiết kiệm được kha khá. Có thời điểm, mình đã từng “ngó lơ” dịch bệnh. Thế rồi đầu tư thua lỗ và đủ thứ chuyện ập đến, nếu cứ tiếp tục chờ đợi thì mình tự buộc chân mình vào tảng đá mất”, Hưng Phước buồn bã tâm sự.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Dù đã từng có một công việc "đáng mơ ước" và khoản tiền tiết kiệm kha khá, Hưng Phước lại bắt đầu lại với các công việc mới để trang trải cuộc sống hậu đại dịch

Hiện tại, chàng trai trẻ đang làm công việc tổ chức các sự kiện online cho các đơn vị nhỏ. Thu nhập mỗi tháng của Phước là 6 - 7 triệu đồng/tháng. Dù không phải là số tiền mong muốn nhưng việc không phải nhàn rỗi cả ngày và kiếm được tiền nuôi sống bản thân khiến anh cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn.

Khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và cuộc sống bình thường mới có nhiều khởi sắc, Hưng Phước cũng chuẩn bị sẵn các kế hoạch trong tương lai, vừa phù hợp với chuyên môn của bản thân và phù hợp với bối cảnh sống chung với dịch bệnh.

“Thất nghiệp quá lâu và không tự nuôi được bản thân khiến mình suy kiệt cả về tài chính và tinh thần. Do đó, mình quyết định không chờ đợi và dậm chân tại chỗ nữa. Trước mắt mình sẽ làm thật tốt công việc hiện tại để khi du lịch quay lại, mình có cơ hộp thực hiện những sáng tạo và ấp ủ của mình”, Hưng Phước chia sẻ.

Giới trẻ với nỗi lo tài chính hậu đại dịch
Áp lực tài chính hậu đại dịch đang khiến nhiều người trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, bế tắc (Ảnh minh họa)

Vấn đề tài chính và thu nhập không ổn định đang đe dọa đến cuộc sống của nhiều người. Với giới trẻ - thế hệ tương lai của đất nước, điều này làm cho họ cảm thấy mất tự tin vào bản thân, không còn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội và có nguy cơ đưa đến các bất ổn về mặt sức khoẻ tâm thần như stress, lo âu, trầm cảm

Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần ổn định, tâm lý tích cực là một điều quan trọng. Chuẩn bị sẵn các kế hoạch cho bản thân để thích ứng với hoàn cảnh thay đổi là bài học mà nhiều người trẻ rút ra được sau đại dịch. Nền tảng tinh thần tốt sẽ giúp giới trẻ có khả năng đương đầu với nghịch cảnh và tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển bản thân.

Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Xem thêm