Tag

Hà Nội chủ trương phát triển sản phẩm OCOP một cách bền vững

Nông thôn mới 19/04/2021 23:16
aa
TTTĐ - Chiều 19/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội thảo Kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP TP Hà Nội.
Hà Nội nỗ lực trở thành trung tâm cả nước trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP Chương trình OCOP góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội sắp tổ chức hai hội chợ sản phẩm làng nghề và OCOP Tăng cường quảng bá, giới thiệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tại hội thảo, đại diện Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội thông tin về kết quả triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn thành phố. Theo đó đến nay, Hà Nội có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã trong đó có 12 làng được công nhân danh hiệu làng nghề, 301 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống.

Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu, ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí...

Hà Nội chủ trương phát triển sản phẩm OCOP một cách bền vững
Toàn cảnh Hội thảo

Để đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP, thời gian qua Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều chương trình xây dựng, phát triển và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Kết quả đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và được UBND TP. Hà Nội công nhận 1.054 sản phẩm OCOP, trong đó có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,6%).

Chương trình OCOP thu hút sự tham gia của 72 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 101 hộ sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn. Đặc biệt, Hà Nội có 1.054 sản phẩm OCOP được công nhận phần lớn thuộc nhóm các ngành nghề nông thôn. Cụ thể, TP có 691 sản phẩm thực phẩm (chiếm 65,6%), đồ uống 30 sản phẩm (chiếm 2,8%), thảo dược 7 sản phẩm (chiếm 0,7%), vải, may mặc 27 sản phẩm (chiếm 2,6%), sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí 299 sản phẩm (chiếm 28,4%).

Cùng với việc phát triển các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ nói riêng, OCOP nói chung, UBND TP Hà Nội chủ trương đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm. Riêng năm 2020, đã tổ chức thành công 4 sự kiện quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các vùng miền trên cả nước. Ít nhất 500 biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết, tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các chủ thể có sản phẩm OCOP và hệ thống phân phối được ký kết.

Thảo luận tại chương trình, các đại biểu đã đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghề và sản phẩm OCOP nói chung như: Thông qua việc tiếp tục tổ chức các sự kiện kết nối giao thương, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; Đồng thời xây dựng "câu chuyện lịch sử các sản phẩm hấp dẫn" cũng là vấn đề được chú trọng để nâng giá trị, quảng bá sản phẩm...

Hà Nội chủ trương phát triển sản phẩm OCOP một cách bền vững
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa các chủ thể và đơn vị phân phối

Tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, thời gian tới Sở sẽ phối hợp với các sở ngành của thành phố tiếp tục tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn cho chủ cơ sở sản xuất. Đồng thời, TP đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn tín dụng; quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại với các đối tác trong và ngoài nước để sản phẩm của các làng nghề nói riêng, OCOP nói chung có cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài.

Bà Nguyễn Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương cho biết, chương trình OCOP của Hà Nội hiện đang dẫn đầu cả nước, đây là điều đáng tự hào của Thủ đô song cũng đặt ra yêu cầu các sản phẩm phải đi đôi với chất lượng, phát triển tương xứng với tiềm năng.

Để thì từ các chủ thể cần duy trì chất lượng sản phẩm đồng đều, nghiên cứu thị trường, gắn với nhu cầu thị hiếu để tránh sản xuất đồng loạt, tràn lan. Trước hết phải đứng vững ở thị trường trong nước sau đó vươn ra thị trường nước ngoài, kết nối tiêu thụ một cách bài bản, hiệu quả như: thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm; triển khai ứng dụng chuyển đổi số...

Tại hội thảo, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Hà Nội, các chủ thể và đơn vị phân phối đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa hai bên.

Đọc thêm

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Xem thêm