Tag

Hậu quả khôn lường khi trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất

An toàn thực phẩm 27/10/2023 11:15
aa
TTTĐ - Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, bệnh viện đã tiếp nhận một số trẻ phải vào cấp cứu do uống nhầm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, dầu hỏa, hóa chất tẩy rửa... gây ngộ độc.
Cô gái trẻ hôn mê sâu do ngộ độc thuốc diệt chuột Em bé sơ sinh nghi ngộ độc thuốc trầm cảm từ mẹ Cấp cứu bệnh nhân nữ bị động kinh do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật Cảnh báo tình trạng ngộ độc thuốc lá điện tử ở trẻ vị thành niên

Người lớn bất cẩn, trẻ nhỏ lĩnh hậu quả

Đa phần nguyên nhân các ca cấp cứu trẻ uống nhầm các chất gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc an thần của người lớn… dẫn đến các tổn thương rất nặng nề, thậm chí có trường hợp nguy kịch tính mạng đều do người lớn bất cẩn không để thuốc và hóa chất ở nơi an toàn.

Ngoài ra, cha mẹ bất cẩn, chủ quan đựng các dung dịch cọ rửa, thuốc chuột, cồn, xăng dầu… vào các vỏ chai nước suối, nước ngọt, các chai lọ với màu sắc bắt mắt, hay để thuốc (giảm đau, an thần…) ở những nơi dễ thấy trong tầm tay với của trẻ (bàn ăn, bàn trang điểm, bàn làm việc...).

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Đây chính là mối nguy hiểm tiềm tàng về ngộ độc thuốc, hóa chất cho trẻ. Bệnh nhân ngộ độc gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, đây là nhóm tuổi thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.

Ngoài ra, trẻ cũng dễ xảy ra ngộ độc thuốc do người lớn thiếu kiến thức trong việc dùng thuốc cho trẻ. Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của bản thân hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống… Những điều này đều dẫn đến nguy cơ khiến trẻ ngộ độc thuốc.

Các trường hợp khác là do ngộ độc có chủ đích do trẻ có ý định tự tử; Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên 10 tuổi), khi tâm sinh lý của trẻ bắt đầu có sự thay đổi, áp lực về học tập, xung đột với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh.

Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương nhưng không được giãi bày, chia sẻ để có định hướng đúng đắn, khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực.

Bác sĩ Phạm Văn Tuấn, Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Thông thường trẻ bị ngộ độc qua 3 con đường: Qua da và niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; Qua đường tiêu hóa do uống và qua đường hô hấp do hít phải chất độc.

Với mỗi con đường nhiễm độc, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau: Biểu hiện ngoài da (trên da xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ và nốt phỏng); Biểu hiện về tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc; Biểu hiện về hô hấp: Ho, kích thích, khò khè, khó thở; Biểu hiện toàn thân khi trẻ bị nhiễm độc nặng: Thở nhanh hoặc thở chậm hơn bình thường, tím tái, co giật, li bì, hôn mê...

Xử trí đúng cách khi trẻ ngộ độc thuốc và hóa chất

Ngay khi phát hiện/nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất độc hại, cha mẹ và người trông trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc; Gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

Trong đó, điều cần lưu ý là khi đi cha mẹ nhớ cầm theo thuốc hoặc hóa chất nghi ngờ gây ngộ độc cho trẻ, điều này sẽ giúp cho bác sĩ gợi ý được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.

Hậu quả khôn lường khi trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất

Nguyên nhân chính gây ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà

Trong khi chờ đợi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên sơ cứu ban đầu cho trẻ bằng các cách sau. Nếu bị nhiễm độc qua da và niêm mạc, phụ huynh tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, đồng thời rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất của trẻ liên tục dưới vòi nước sạch.

Trường hợp hóa chất vào mắt, người sơ cứu cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.

Nếu trẻ bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, phụ huynh kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái; Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị sặc, đồng thời khi trẻ nôn ói nhiều, các chất trong dạ dày sẽ không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà), giúp trẻ có thể nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể; Chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ; Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

Hậu quả khôn lường khi trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất

Một số nguyên tắc giúp trẻ tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hóa chất

Cha mẹ tuyệt đối không gây nôn cho trẻ trong trường hợp trẻ hôn mê, li bì, co giật hoặc nghi ngờ uống phải các hóa chất có tính chất ăn mòn như axit, bazơ, xăng dầu…

Nếu trẻ bị nhiễm độc qua đường hô hấp, gia đình nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có hóa chất gây độc, xịt mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, sau đó cho trẻ súc miệng nhiều lần.

Theo khuyến cáo của Bệnh viện Nhi Trung Ương, người lớn nên lưu ý để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, phụ huynh có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.

Người lớn không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn; Không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác; Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám.

Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng; Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.

Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại và cách nhận diện, phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.

Đọc thêm

Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ An toàn thực phẩm

Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Ngày 6/5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng cho biết vừa phát hiện, bắt giữ 1 vụ, 1 đối tượng có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tiếp tục thanh kiểm tra, phát hiện sữa giả, thực phẩm chức năng giả An toàn thực phẩm

Tiếp tục thanh kiểm tra, phát hiện sữa giả, thực phẩm chức năng giả

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo tồn các nghề ẩm thực truyền thống An toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo tồn các nghề ẩm thực truyền thống

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, chiều 6/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh Quý Thảo (Xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây).
Xử phạt BTV Quang Minh, MC Vân Hugo do vi phạm về quảng cáo An toàn thực phẩm

Xử phạt BTV Quang Minh, MC Vân Hugo do vi phạm về quảng cáo

TTTĐ - Ngày 6/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về việc xác định, thu thập chứng cứ và làm rõ các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
Kiểm tra đột xuất tại xưởng chế biến thực phẩm nhập khẩu An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất tại xưởng chế biến thực phẩm nhập khẩu

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 6/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH PTV Tân Thịnh Phát (Xóm Võng Phệ, xã Chu Minh, huyện Ba Vì).
Ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả An toàn thực phẩm

Ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

TTTĐ - Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm suất ăn của công nhân An toàn thực phẩm

Siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm suất ăn của công nhân

TTTĐ - Qua quá trình tiến hành kiểm tra Công ty May liên doanh Plummy, đoàn liên ngành số 1 của TP đánh giá: Bếp ăn tập thể xuống cấp, tường trần nhà ẩm thấp; khu vực bếp hoàn toàn không có hệ thống lưới chắn côn trùng.
Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả Dinh dưỡng

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả

TTTĐ - Ngày đầu ra quân, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế Lâm Đồng chủ trì, tiến hành kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh dược, chưa phát hiện bất kỳ trường hợp thuốc giả theo danh sách Bộ Y tế công bố và chưa phát hiện việc cơ sở kinh doanh sữa giả.
Phát hiện nhiều phụ gia "tử thần" Sodium nitrite tại kho Công ty LifeFood An toàn thực phẩm

Phát hiện nhiều phụ gia "tử thần" Sodium nitrite tại kho Công ty LifeFood

TTTĐ - Qua quá trình tiến hành kiểm tra nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Thực phẩm Cuộc Sống - LifeFood (KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội), đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội, do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội làm trưởng đoàn đã phát hiện hơn nhiều loại phụ gia không có nhãn mác, tem phụ… trong kho phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm của công ty.
Thu hồi các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng An toàn thực phẩm

Thu hồi các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo thu hồi trên địa bàn Hà Nội các loại thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem thêm