Tag
Hội nghị quân sự Trung Giã

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình

Nhịp điệu cuộc sống 30/07/2024 10:10
aa
TTTĐ - 70 năm đã trôi qua, Hội nghị quân sự Trung Giã vẫn có giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện ý chí, khát vọng hòa bình của Nhân dân Thủ đô và toàn dân tộc.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2024 Hoãn chương trình nghệ thuật “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” Việt Nam luôn ủng hộ Campuchia phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng

Sáng 30/7, Bộ Quốc phòng phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã - Giá trị lịch sử và bài học”.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã và Hiệp định Giơnevơ (1945-2024); hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tham dự Hội nghị, về phía Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có Thiếu tướng Nguyễn Như Lôi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân; Đại tá Nguyễn Ngọc Huân, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về phía TP Hà Nội có các đồng chí: TS Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, thành viên Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Hội thảo; đại diện các Ban Đảng, Sở, ngành, lãnh đạo các quận, huyện, thị ủy.

Về phía huyện Sóc Sơn có các đồng chí Bùi Duy Cường, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn; Nguyễn Nam Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn; Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn.

Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự cùng đại diện tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thái Nguyên, thân nhân các nhân chứng lịch sử.

Hội nghị quân sự Trung Giã: Hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc
Các đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn; nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Bùi Duy Cường, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn tham dự hội thảo

70 năm vẫn còn nguyên giá trị

Khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, cách đây 70 năm, cùng với Hội nghị Giơnevơ bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, tại Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra Hội nghị quân sự Trung Giã, bàn về các vấn đề do tình hình quân sự cụ thể tại chỗ đặt ra giữa Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng liên hiệp Pháp ở Đông Dương.

Hội nghị quân sự Trung Giã: Hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc
Đồng chí Nguyên Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Sau 23 ngày đàm phán (4 - 27/7/1954), Hội nghị đã đạt được nhiều kết quả, giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề tù binh, đồng thời định ra thể thức cần thiết để thực hiện ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Kết quả đàm phán tại Trung Giã đã góp phần vào thành công của Hội nghị Giơnevơ, tiến tới tiếp quản, giải phóng Thủ đô.

Hội nghị quân sự Trung Giã: Hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc
Toàn cảnh hội thảo

“Đây là dịp để chúng ta làm rõ hơn giá trị lịch sử và những kinh nghiệm do Hội nghị quân sự Trung Giã mang lại, góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - đồng chí Nguyễn Hoàng Sơn nhấn mạnh.

Hội nghị quân sự Trung Giã: Hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc
Đồng chí Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Bùi Duy Cường, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn khẳng định, Nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện Đa Phúc trước đây, huyện Sóc Sơn ngày nay vinh dự là địa phương tổ chức Hội nghị, tự hào tham gia bảo vệ, phục vụ, góp phần vào thành công Hội nghị quân sự Trung Giã cách đây 70 năm.

Năm 2002, Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã được thành phố xếp hạng, xây dựng trở thành nơi giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của địa phương.

Hội nghị quân sự Trung Giã: Hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc
Đồng chí Bùi Duy Cường, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn phát biểu tại Hội thảo

“Hội thảo lần này sẽ tiếp tục khẳng định ý nghĩa, giá trị lịch sử và những bài học kinh nghiệm quý từ Hội nghị quân sự Trung Giã, bổ sung cho hệ thống các tư liệu lịch sử nói chung, với huyện Sóc Sơn. Kết quả cũng là nguồn bổ sung quý về tư liệu cho việc bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã đang được thành phố Hà Nội đưa vào danh mục đầu tư, nâng cấp, giúp cho công tác giáo dục lịch sử truyền thống, cách mạng kháng chiến của huyện thêm phong phú, giá trị”, đồng chí Bùi Duy Cường phát biểu.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Nam Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn một lần nữa nhấn mạnh, nếu như Hội nghị Giơnevơ đã bàn và thỏa thuận xong giải pháp quân sự và chính trị cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương thì Hội nghị quân sự Trung Giã bàn về việc cụ thể để thực hiện ngừng bắn đúng thời hạn, giải quyết vấn đề tù binh.

Hội nghị quân sự Trung Giã đã quyết định thành lập Ủy ban Liên hợp Trung ương để tổ chức thực hiện đúng thời hạn và triệt để việc ngừng bắn và trao trả tù binh theo quy định của Hiệp định Giơnevơ; góp phần giải phóng Thủ đô Hà Nội, đi đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và lập lại hòa bình trên miền Bắc.

Niềm tự hào của Nhân dân Thủ đô và cả nước

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội một lần nữa nhấn mạnh, 70 năm đã trôi qua nhưng giá trị lịch sử và những bài học rút từ Hội nghị quân sự Trung Giã vẫn mang tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng.

Theo đồng chí, Hội nghị quân sự Trung Giã đã góp phần hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Với truyền thống đấu tranh quật cường chống xâm lược nhưng cũng thiết tha mong muốn hòa bình, Việt Nam luôn coi chiến tranh là sự lựa chọn cuối cùng để tự vệ. Khi có cơ hội thương lượng, đàm phán, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tranh thủ từng cơ hội dù là nhỏ nhất.

Với Hội nghị Giơnevơ và Hội nghị quân sự Trung Giã, mục đích chính trị của kháng chiến bước đầu đã đạt được, đó là giành lại độc lập, tự do và kiến tạo hòa bình. Đây là cơ sở, tiền đề để Đảng ta tiếp tục đề ra đường lối, chủ trương nhằm bảo vệ độc lập, thống nhất, hòa bình và phát triển, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta giành những thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp sau”.

“70 năm đã trôi qua, từ Hội nghị Trung Giã đến nay, Nhân dân cả nước nói chung và Nhân dân Thủ đô nói riêng đã luôn thể hiện ý chí, khát vọng hòa bình, chủ động, sáng tạo, tận dụng thời cơ thuận lợi, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” - đồng chí Nguyễn Văn Phong khẳng định.

Hội nghị quân sự Trung Giã: Hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc
Hội nghị có sự tham dự của gần 350 đại biểu bao gồm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo thành phố Hà Nội; lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự, các Ban Đảng, Sở, ngành thành phố, lãnh đạo các quận, huyện, thị ủy; đại diện tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; đại diện thân nhân các nhân chứng lịch sử…

Đồng chí cũng hy vọng, những tham luận và ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học sẽ góp phần bổ sung thông tin, tư liệu để tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn tầm vóc to lớn, ý nghĩa thắng lợi của Hội nghị quân sự Trung Giã đến tiếp quản, giải phóng Thủ đô; qua đó, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ động viên các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Hội nghị quân sự Trung Giã: Hiện thực hóa khát vọng hòa bình của dân tộc
Hội nghị quân sự Trung Giã (Ảnh tư liệu)

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng cho rằng, các nội dung cần tập trung thảo luận, làm rõ trong cuộc Hội thảo quan trọng này, bao gồm: Thứ nhất, khẳng định làm sáng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiến trình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là sự tài tình, sáng tạo trong cuộc đấu trí với thực dân Pháp trên bàn đàm phán, tiến tới kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Thứ hai, phân tích và làm rõ bối cảnh, tình hình, những sự kiện lịch sử của Hội nghị quân sự Trung Giã, từ đó khẳng định giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của Hội nghị quân sự Trung Giã góp phần vào thành công của Hội nghị Giơnevơđi đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng Thủ đô.

Thứ ba, những kinh nghiệm rút ra từ Hội thảo cần được vận dụng vào thực tiễn hoạt động xây dựng, phát triển Thủ đô, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn bảo vệ vững chắc Thủ đô xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, kết quả, ý nghĩa của Hội thảo cần được phát huy, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch.

Tại sự kiện này, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự cũng công bố các tư liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu mới và các bài viết Hội nghị quân sự Trung Giã.

Đọc thêm

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Giao thông

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

TTTĐ - Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư vào năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa Giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa

TTTĐ - Hải Phòng vừa có Thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông để phòng, chống siêu bão Yagi.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 Giao thông

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 nhằm hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Ngày 5/9, Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh - ITE HCMC lần thứ 18 năm 2024 chính thức khai mạc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và hàng trăm ưu đãi hấp dẫn cho người dân, du khách.
“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” Du lịch

“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”

TTTĐ - Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12/9 đến 15/9 tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì triển khai tổ chức.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch

TTTĐ - Trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút hơn 565.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt gần 350 tỉ đồng.
Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh Du lịch

Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh

TTTĐ - Xuyên suốt 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, chuỗi 87 TTTM Vincom trên cả nước đón gần 3,3 triệu lượt khách, tiếp tục trở thành điểm đến vui chơi, giải trí mua sắm, trải nghiệm văn hóa đặc sắc và hấp dẫn hàng đầu được hàng triệu gia đình Việt Nam yêu thích.
Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Giao thông

Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến khảo sát dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng sớm được triển khai.
Xem thêm