Tag
Hà Nội

Hơn 500 cơ sở thực phẩm đã được thanh tra, hậu kiểm

Chung tay vì an toàn thực phẩm 24/11/2023 16:00
aa
TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2023. Trong đó, báo cáo tập trung vào 5 nội dung chính là công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) và Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ)...
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu công nghiệp, chế xuất Kiểm tra an toàn thực phẩm tại khu vực Phủ Tây Hồ Sôi nổi hội thi “Nông dân với An toàn thực phẩm” Tăng cường kiểm tra công tác y tế các trường học

Đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống

Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 76.807 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên toàn TP.

Trong đó, TP có 10.330 cơ sở sản xuất thực phẩm; 25.464 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 35.328 cơ sở dịch vụ ăn uống; 5.685 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 24 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 718 điểm giết mổ thủ công, 454 chợ, 141 siêu thị, 25 trung tâm thương mại, 5.044 ha trồng rau an toàn được quản lý, giám sát.

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành y tế Hà Nội - Tin tức sự kiện - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Toàn TP tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm

Ngành Y tế Thủ đô đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) bếp ăn tập thể; tập huấn về thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm; hướng dẫn các biện pháp chuyên môn kỹ thuật triển khai bữa cỗ tập trung đông người; công tác quản lý ATTP cho lãnh đạo, cán bộ y tế, người tham gia chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học.

30/30 quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và tuyến phố ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát.

Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế đã kiểm tra, giám sát ATTP tại 46 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ở các lễ hội trên địa bàn 30/30 quận, huyện, thị xã; kiểm tra, giám sát ATTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại bếp ăn tập thể 10 quận, huyện, lấy mẫu để xét nghiệm.

Từ đầu năm đến nay, toàn TP có hơn 500 cơ sở thực phẩm đã được thanh tra, hậu kiểm. Quá trình thanh kiểm tra cho thấy các cơ sở thường có các lỗi vi phạm chủ yếu là khu vực bếp có côn trùng, động vật gây hại; ghi nhãn sản phẩm không đúng; Sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có giấy chứng nhận GMP, nhãn phụ sản phẩm ghi không đúng, không đủ theo quy định...

Ngành Y tế Hà Nội duy trì và nhân rộng mô hình kiểm soát ATTP tại bữa cỗ tập trung đông người để chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP năm 2023 với 440 xã, phường, thị trấn/20 quận, huyện, thị xã.

Cùng với đó, Hà Nội duy trì mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học tại 20 bếp ăn tập thể trường học tại 10 quận, huyện.

10/10 quận, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch duy trì mô hình “Nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học” năm 2023 và Tổ chức họp triển khai nhiệm vụ chuyên môn.

Hà Nội tiếp tục xây dựng mô hình kiểm soát ATTP bếp ăn tập thể trường học cấp tiểu học tại 5 quận, 5 huyện theo kế hoạch của Sở Y tế với tổng số 215 trường.

Các trường thực hiện theo chỉ đạo của quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo ATTP bếp ăn bán trú lồng ghép duy trì mô hình; kiện toàn tổ tự giám sát công tác đảm bảo ATTP tại bếp ăn tập thể.

Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh

Dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 và có nhiều diễn biến phức tạp.

Cụ thể dịch bệnh sốt xuất huyết, ghi nhận 32.367 ca mắc, 4 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (11.725 ca mắc, 13 ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Các đơn vị có nhiều bệnh nhân là Hà Đông (2.519), Hoàng Mai (2.000), Phú Xuyên (1.921), Thanh Oai (1.878), Đống Đa (1.729), Thanh Trì (1.622).

Đoàn công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Đoàn công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Chương Mỹ

Toàn thành phố có 1757 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện còn 176 ổ dịch đang hoạt động tại 26 quận, huyện, thị xã. Kết quả giám sát tuýt vi rút Dengue lưu hành (lấy mẫu của các bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn), có 14 mẫu dương tính với DEN1, 17 mẫu dương tính với DEN2 và 1 mẫu dương tính với DEN3.

Mặc dù số mắc trong những tuần gần đây có xu hướng giảm nhưng kết quả kiểm tra giám sát tại các ổ dịch cho thấy chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ. Điều này có thể dẫn đến số mắc có thể tăng trở lại và xuất hiện thêm những ổ dịch phức tạp, nhất là khu vực có ổ dịch cũ, các xã, phường có diễn biến diễn biến dịch các năm phức tạp.

Dịch bệnh tay chân miệng có 2531 trường hợp mắc, không có tử vong, tăng 935 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022. Hầu hết các ca mắc tay chân miệng là tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp, hiện 49 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.

Các dịch bệnh uốn ván người lớn có 24 ca mắc, 4 tử vong; Liên cầu lợn 15 ca mắc, 2 tử vong; Thủy đậu 2062 ca mắc đều tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, về công tác đảm bảo công tác Dân số - KHHGĐ, phần lớn các chỉ tiêu về công tác dân số của TP đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Cụ thể, tỷ số giới tính khi sinh là 111 trẻ trai/100 trẻ gái (chỉ tiêu 112/100); 84.985 phụ nữ được siêu âm sàng lọc trước sinh, chiếm 89,49% (chỉ tiêu 83%); 71.365 trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh, đạt 89,98% (chỉ tiêu 88%).

Tỷ lệ cặp nam nữ được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân là 53,4% (chỉ tiêu 50%). Tổng số người sử dụng các biện pháp tránh thai mới là 431.757, đạt 109,3%. Số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ là 1.315.380, đạt 85,11% (chỉ tiêu 87%).

Về công tác phòng chống suy dinh dưỡng, tính đến 31/10/2023, tỷ lệ cân để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ tại 30 quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đạt 97,6% (chỉ tiêu >95%). Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 6,53% (chỉ tiêu 6,9%); Thể thấp còi là 10,05% (chỉ tiêu 10,3%).

Từ nay đến hết năm 2023, ngành y tế tiếp tục tập trung cho công tác phòng chống dịch, phòng chống HIV/AIDS, đảm bảo ATTP, thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành.

Đọc thêm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm