Tag

Kể về tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình Chèm

Người Hà Nội 10/11/2023 16:17
aa
TTTĐ - Thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” diễn ra vào ngày 18/11 tại đình Chèm sẽ lan tỏa, tôn vinh các loại hình nghệ thuật truyền thống, những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Chú trọng khai thác, phát huy giá trị đình Chèm Truyền tải giá trị văn hóa di sản tới thế hệ trẻ Kết nối và lan tỏa giá trị truyền thống

Sáng nay (10/11), tại đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm và báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để cung cấp thông tin về chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa”.

Lan tỏa những tinh hoa của vùng đất cổ

Tham dự chương trình có bà Lê Thị Thu Hương, UVBTV Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Trưởng ban Chỉ đạo; Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, Phó ban Chỉ đạo chương trình; Đạo diễn Mai Thanh Tùng, NSND Lê Chức cùng đại diện các cơ quan báo chí.

Tại buổi họp báo, bà Lê Thị Thu Hương cho biết, quận Bắc Từ Liêm có 136 di tích, 35 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, 63 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa gồm 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt đình Chèm, 48 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp thành phố.

Quận cũng có 29 lễ hội truyền thống, trong đó có 3 lễ hội đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đó là: Lễ hội Đình Chèm, phường Thụy Phương; Lễ hội Bơi Đăm, phường Tây Tựu; Lễ hội kết chạ Kiều Mai - Phú Mỹ, phường Phúc Diễn. Ngoài ra, quận có 26 di tích cách mạng kháng chiến (trong đó có 23 di tích đã được UBND thành phố quyết định gắn biển).

Kể về tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình Chèm
Bà Lê Thị Thu Hương - UVBTV Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình

Hàng năm, quận tổ chức tọa đàm khoa học về giá trị các di tích và lễ hội tiêu biểu như: di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, làng cổ khoa bảng Đông Ngạc, di sản văn hoá phí vật thể lễ hội Bơi Đăm, di sản văn hoá phi vật thể lễ hội kết chạ Kiều Mai - Phú Mỹ, thu hút khách du lịch, tham quan trong nước và quốc tế nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học về các di tích.

Riêng đình Chèm nằm dọc theo bờ đê sông Hồng gần 1km. Đây là ngôi đình cổ được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là thế mạnh của Bắc Từ Liêm và quận có định hướng khai thác tiềm năng này.

“Chúng tôi mong muốn vùng đất linh thiêng này được nhiều người biết đến. Bởi thế, chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” chính là để giới thiệu đến du khách mọi miền và quốc tế, kết nối văn hóa với các vùng miền, để phát huy giá trị văn của các di tích, di sản trên địa bàn huyện”, bà Hương nói.

Kể về tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình Chèm
Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, Phó Ban chỉ đạo chương trình

Góp phần giáo dục di sản cho giới trẻ

Nhấn mạnh ý nghĩa về việc giáo dục cho giới trẻ, nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng chia sẻ, nhiều năm qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện những chương trình Về nguồn nhân dịp ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; Chương trình Ơn nghĩa sinh thành nhân dịp Vu lan báo hiếu, Giai điệu tự hào dịp Quốc Khánh 2/9… Những chương trình đó đã trở thành thương hiệu của báo, góp phần giáo dục lối sống, tình yêu lịch sử, truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa cho thế hệ trẻ.

Tiếp nối mạch nguồn ấy, chương trình “Linh thiêng đền Chèm - Dòng chảy tinh hoa” cũng nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục di sản nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản...

“Với khát vọng cống hiến của những người trẻ, của tờ báo trẻ, và với trách nhiệm của cơ quan tuyên truyền, tới đây, chúng tôi sẽ còn tiếp tục nhiệm vụ này, hành trình này, qua các chương trình khác để góp phần vào phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô”, Tổng Biên tập Nguyễn Mạnh Hưng nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về các chương trình mà báo Tuổi trẻ Thủ đô thực hiện để góp phần tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ về di tích lịch sử, di sản văn hóa, nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng chia sẻ: Để thực hiện Chương trình 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" và Nghị quyết 09/NQ-TU về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, báo Tuổi trẻ Thủ đô và các cơ quan báo chí Hà Nội đã tổ chức các chuyên trang, chuyên đề.

Riêng Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện các chương trình tuyên truyền riêng để giáo dục cho giới trẻ thông qua các nền tảng số của báo, qua trường học, qua những chuyến tham quan, thực tế di tích…

Kể về tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình Chèm
Các nhà báo đặt câu hỏi cho Ban Tổ chức

“Với chương trình nghệ thuật này, bằng ngôn ngữ nghệ thuật biểu diễn, chúng tôi sẽ giới thiệu về ngôi đình Chèm linh thiêng bên bờ sông Hồng, tôn vinh nghệ thuật truyền thống như ca trù, hát văn, trình diễn áo dài, xòe Thái, quan họ… mang hồn dân tộc thông qua các tiết mục đặc sắc.

Bằng nghệ thuật biểu diễn, bằng trực quan, âm thanh và công nghệ 3D hiện đại, chúng tôi tin rằng, các khán giả, trong đó có khán giả trẻ sẽ dễ dàng tiếp cận và từ đó biết yêu, trân trọng và gìn giữ và ứng xử văn minh với những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, để những di tích, di sản được “đánh thức” và “bừng sáng”, nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng nhấn mạnh.

Một sân khấu thực cảnh hoành tráng

Theo đạo diễn Mai Thanh Tùng, đây là chương trình rất công phu với 2 sân khấu, trong đó có một sân khấu thực cảnh dưới nước. Bằng âm nhạc, lời bình, sự tham dự của những ca sỹ như Tùng Dương, Thái Thùy Linh, Kyo York... chương trình sẽ kể về những tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình cổ.

Đáng chú ý, trong đó có tiết mục xòe Thái - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; tiết mục biểu diễn quan họ, màn trình diễn áo dài đặc sắc. Chương trình với sự tham gia của 500 diễn viên, nghệ sĩ.

Kể về tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình Chèm
Đạo diễn Mai Thanh Tùng trả lời đại diện các cơ quan báo chí về chương trình

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương, quận đã thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức lễ hội và 3 đội phản ứng nhanh; Liên tục họp ban chỉ đạo để triển khai phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng phương án đảm bảo toàn diện các yếu tố về an ninh trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phân luồng giao thông đường bộ đường thuỷ, cung ứng điện, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, phối hợp với các đơn vị truyền thông để cùng tổ chức chương trình...

“Đây là lần đầu tiên, quận tổ chức một chương trình nghệ thuật biểu diễn quy mô nên chúng tôi đã tổ chức khảo sát hiện trường để lên tổng mặt bằng và tính toán các tình huống có thể xảy ra để đảm bảo tổ chức chương trình an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; cử các lực lượng chốt trực tại các vị trí để phân luồng và điều tiết giao thông.

Kể về tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình Chèm

Chúng tôi cũng bố trí các trạm thu phát sóng lưu động đảm bảo mạng internet cho đến 30.000 người tham dự để phục vụ việc truy cập thông suốt và bố trí bố trí màn hình LED để Nhân dân có thể tiện theo dõi sự kiện quy mô, hoành tráng và ý nghĩa này”, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định.

Kể về tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình Chèm
Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương tặng hoa cho các đơn vị, cá nhân đồng tổ chức

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm