Tag

Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành Công thương

Thị trường - Tài chính 28/02/2023 21:11
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2030.
Ngành Công thương "vượt bão" Covid-19, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu Ngành Công thương Hà Nội vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba Ngành Công thương: Linh hoạt nhiều giải pháp, vững vàng vượt sóng gió Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Công thương cần tập trung cho 3 đột phá chiến lược và 3 động lực tăng trưởng
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tái cơ cấu ngành Công thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành; Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững. Đề án phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Về mục tiêu cụ thể, Đề án đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.

Đề án yêu cầu đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1 - 1,5%/năm; Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm; Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu

Đề án đề ra tái cơ cấu ngành công nghiệp; tái cơ cấu ngành năng lượng; tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu; tái cơ cấu thị trường trong nước; hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong đó, về tái cơ cấu ngành công nghiệp, kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm; Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,5 - 9%/năm.

Cả nước tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp; Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đề án yêu cầu xanh hóa các ngành công nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên và năng lượng trong các ngành công nghiệp.

Đề án đặt ra nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp các bon thấp; Từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Cả nước phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP khoảng 30% với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9 - 10%/năm; Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.

Trong đó, đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đi tắt, đón đầu trong phát triển một số ngành, sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao.

Các ngành công nghiệp công nghệ cao tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao và các ngành kinh tế sáng tạo, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao, trọng tâm "Make in Viet Nam", sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, tích hợp thành sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

Đối với công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như: điện tử, ô tô, dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ cao… và tăng cường khả năng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Chúng ta phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất trong nước; Tăng cường làm chủ công nghệ cốt lõi, tạo dựng thương hiệu Việt Nam, sử dụng công nghệ Việt Nam và gắn kết hiệu quả với mạng lưới chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài....

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ưu tiên phát triển xuất khẩu các mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao

Về tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu, tập trung ưu tiên phát triển xuất khẩu các mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao (điện tử, dệt may, da giày, nông sản, đồ gỗ...) gắn với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, tỷ lệ nội địa hoá lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng và phát triển bền vững của các thị trường.

Trong đó, với nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, giảm dần xuất khẩu đối với khoáng sản quan trọng kể cả dưới dạng tinh quặng.

Với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, mở rộng thị trường và thương hiệu hàng hóa của Việt Nam; Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, chất lượng cao và các sản phẩm công nghệ cao; Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, phát thải các bon thấp và lao động.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: Tiếp tục mở rộng xuất khẩu để khai thác có hiệu quả tiềm năng thị trường gắn với chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có tỷ lệ nội địa hoá lớn và đáp ứng tiêu chuẩn cao về tiêu chuẩn chất lượng và phát triển bền vững của các thị trường. Đề án yêu cầu nâng cao thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước; Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên khoảng 90%, trong đó tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ trung bình và cao tăng lên khoảng 70%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn với nhóm hàng mới, rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu như các sản phẩm Halal sang các thị trường Hồi giáo, sản phẩm Kosher sang thị trường Do thái, các loại quả tươi sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, các loại hàng hóa xanh và tuần hoàn, thân thiện môi trường và khí hậu, hàng hóa môi trường và các bon thấp....; Phấn đấu đến năm 2030 có thêm khoảng 10 nhóm sản phẩm gia nhập nhóm 1 tỷ USD.

Đề án yêu cầu tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc xung đột thương mại; Chú trọng phát triển xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, hệ thống phân phối nước ngoài.

Đọc thêm

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024 Thị trường - Tài chính

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024.
"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương Thị trường - Tài chính

"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương

TTTĐ - Báo Công thương là "cầu nối" các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, bạn đọc.
Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp? Thị trường - Tài chính

Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

TTTĐ - Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ việc suy thoái kinh tế đến lạm phát. Dưới sức ép biến động thị trường và tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với việc duy trì hoạt động kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online? Thị trường - Tài chính

Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online?

TTTĐ - Dù giá vàng đang liên tiếp đạt đỉnh hay thị trường chứng khoán đang khá sôi động, gửi tiết kiệm vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn với người dân vì những lợi ích vượt trội.
Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản Thị trường - Tài chính

Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản

TTTĐ - Sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhận ra cơ hội tiếp cận những khách hàng ở cách xa hàng nghìn dặm.
Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn Kinh tế

Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách cho 31.113 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh Thị trường - Tài chính

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

TTTĐ - Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), sáng 15/7.
Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities Thị trường - Tài chính

Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered, tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, hợp tác với một nhóm định chế tài chính đã đồng thu xếp thành công khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 175 triệu USD (hơn 4.450 tỷ đồng) cho Công ty Cổ phần Chứng khoán kỹ thương (Techcom Securities - TCBS).
"Chiến dịch 2345" với những con số biết nói MultiMedia

"Chiến dịch 2345" với những con số biết nói

TTTĐ - "Chiến dịch 2345" là cụm từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng sử dụng để nhấn mạnh về đợt cao điểm triển khai thực hiện các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của NHNN.
TP Hồ Chí Minh kiên quyết không để giá cả tăng theo lương Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh kiên quyết không để giá cả tăng theo lương

TTTĐ - Nhiều người lao động lo lắng giá cả hàng hóa cũng sẽ “nhảy múa”, tăng theo tiền lương, đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh sẽ triển khai bình ổn thị trường, xử lý các trường hợp tăng giá sai quy định.
Xem thêm