Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp"
Sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Hà Nội phát triển mạnh mẽ Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội Kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Hà Nội |
Bên cạnh đó, quận cũng khơi dậy phong trào xã hội sâu rộng, tinh thần nêu gương của các bậc ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, người lớn tuổi đối với việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử văn hoá cho thế hệ trẻ.
Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, Tây Hồ cũng tăng cường thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động; quy tắc ứng xử nơi công cộng tới cán bộ đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.
Các thí sinh đạt giải tại cuộc thi ảnh “Người đẹp áo dài và sen” do UBND quận Tây Hồ và Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức |
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng, tầm vóc của người dân được sinh sống giữa Thủ đô, hệ thống chính trị từ quận đến phường tại Tây Hồ đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp, thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Từ đó, lối sống, lối ứng xử của người Tây Hồ thực sự đã đổi thay tích cực từ trong từng việc làm, hành động, thể hiện là công dân Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Về phong cách sống, Tây Hồ xây dựng người dân hướng tới với tính cách nhã nhặn, ứng xử khéo léo và lối sống chuẩn mực, coi trọng việc giữ gìn nét đẹp truyền thống trong cuộc sống hiện đại, thể hiện qua cách cư xử tế nhị, khiêm tốn trong mọi tình huống; khả năng nhận biết và đánh giá cái đẹp, cái hay trong cuộc sống. Đặc biệt, người dân có tính thần, thái độ, ý thức trách nhiệm cao, sống và làm việc tuân theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, văn hóa được xã hội công nhận.
Ngát hương sen hồ Tây |
Trong giao tiếp hằng ngày, quận tuyên truyền người dân thường sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, uyển chuyển, biết cách nói “vâng” và “dạ” một cách khéo léo, thể hiện sự tôn trọng, lễ phép đối với người đối diện. Người Tây Hồ có khả năng ứng biến linh hoạt trong các tình huống xã giao, luôn hòa nhã khi tiếp xúc với người lạ. Sự tinh tế trong cách dùng từ, đi kèm với cử chỉ, ánh mắt và nụ cười thân thiện của người dân Tây Hồ tạo nên một phong cách giao tiếp đậm chất Hà Nội.
Về trang phục, quận tuyên truyền cho người dân chọn trang phục với gam màu nhã nhặn, tránh những tông màu quá sặc sỡ hay phản cảm, ưa chuộng những bộ trang phục lịch sự, phù hợp với từng hoàn cảnh, thể hiện sự tôn trọng đối với người xung quanh và môi trường họ đang hiện diện.
Trong các dịp lễ hội hay sự kiện quan trọng, Tây Hồ khuyến khích mặc những bộ áo dài truyền thống, vừa tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa toát lên vẻ đẹp trang nhã, duyên dáng. Sự tinh tế trong cách phối đồ, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, cùng với việc chú trọng đến từng chi tiết nhỏ trong trang phục đã tạo nên một phong cách ăn mặc đặc trưng của người Hà Nội.
Nhân dân phường Quảng An (Tây Hồ) dọn dẹp đường phố sau cơn bão số 3 |
Về ý thức cộng đồng, quận đã tuyên truyền người dân thể hiện ý thức này thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và bảo vệ môi trường, luôn ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không xả rác bừa bãi, thường xuyên tham gia các chiến dịch làm sạch đường phố, công viên và cảnh quan đô thị “Xanh - Sạch - Đẹp”.
Trong giao thông, Tây Hồ nhắc nhở người dân cần tuân thủ luật giao thông, nhường đường cho người đi bộ và xe cấp cứu. Đặc biệt, trong những thời điểm khó khăn như thiên tai hay dịch bệnh, tinh thần “tương thân tương ái” cần được lan tỏa.
CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 182/KH-UBND VỀ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ 30-CT/TU NGÀY 19/2/2024 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI |