Tag

Nguy cơ ngộ độc từ rau quả trái vụ

Chung tay vì an toàn thực phẩm 22/09/2023 09:20
aa
TTTĐ - Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, khả năng nhân giống trong tầm tay, các nhà sản xuất đã cho ra các loại rau quả có thể rải vụ quanh năm. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi các loại rau quả trái vụ thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Ngộ độc cá nóc nguy hiểm như thế nào? Thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Dạo quanh các chợ, chúng ta dễ dàng mua các loại rau chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong mùa hè (như rau muống, ngọn bí ngô, rau dền…) nhưng lại được bày bán khá nhiều vào mùa đông, thậm chí còn non xanh hơn cả các loại rau chính vụ. Những loại rau này người trồng thường dùng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật để thúc cho rau phát triển. Trong các loại rau trái vụ như vậy sẽ tồn dư nhiều hóa chất độc hại gây tổn hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

Hay nhiều loại khác như măng tươi (như măng nứa, măng mai…) chính vụ sẽ rộ lên từ tháng 5 - 8 nhưng lại được bày bán hầu như quanh năm. Những loại măng này các thương lái đã thu mua khi chính vụ và dùng hóa chất để bảo quản nhằm tránh bị thối hỏng. Những loại măng này rất dễ bị mủn khi xào nấu và tồn dư nhiều độc tố.

Với sự phát triển của ngành hóa chất, các chất có nguồn gốc hóa học đã được sử dụng để bảo quản rau quả. Nhờ đó, nhiều loại rau quả có quanh năm.
Các chất có nguồn gốc hóa học được sử dụng để bảo quản, nhờ đó, nhiều loại rau quả có quanh năm (Ảnh minh họa)

Những loại quả trái mùa (điển hình là cam, quýt, mít, táo, lê…) thường được các tiểu thương thu mua khi còn xanh ở thời kỳ chính vụ, sau đó họ dùng các hóa chất bảo vệ thực vật (chủ yếu là thuốc diệt nấm và vi khuẩn) ở nồng độ cao để bảo quản.

Những những loại quả này, mặc dù cuống quả bị héo nhưng màu sắc vỏ quả lại sáng bóng hơn bình thường là do một số hóa chất bảo vệ thực vật có tính tẩy rửa làm sáng bóng vỏ ngoài của quả. Đối với các loại quả trái mùa được bảo quản bằng hóa chất độc hại, khi ăn thường không có mùi thơm đặc trưng và có vị ủng (phụ thuộc vào thời gian bảo quản dài hay ngắn).

Ngoài ra, một số loại quả khi bảo quản trong thời gian dài thì ruột quả bắt đầu bị thối hỏng nhưng vỏ ngoài vẫn giữ được mầu sắc bình thường. Trong những loại quả này, chủ yếu là các loại quả như cam, quýt, táo, lê… được nhập khẩu lậu không rõ nguồn gốc.

Sử dụng chất bảo quản, tăng thời gian sử dụng

Nhu cầu đời sống ngày càng tăng đòi hỏi phải đa dạng hóa sản phẩm và rau quả càng trái vụ, giá càng cao lại dễ bán. Do đó, các nhà sản xuất và chế biến luôn tìm cách tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. Tùy thuộc vào bản chất của từng loại sản phẩm mà họ lựa chọn một hoặc phối hợp các phương pháp bảo quản sao cho hiệu quả nhất.

Với sự phát triển của ngành hóa chất, các chất có nguồn gốc hóa học đã được sử dụng để bảo quản rau quả. Các chất hóa học có tác dụng bảo quản bao gồm các chất chống ôxy hóa (được dùng để ức chế, ngăn cản sự thay đổi mùi vị, giảm giá trị dinh dưỡng trong quá trình ôxy hóa chất béo, axít amin và vitamin) và các chất kháng diệt vi sinh vật (được sử dụng để ngăn cản sự phát triển vi sinh vật, nấm mốc, nấm men có thể gây biến chất thực phẩm, làm thay đổi dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc thực phẩm).

Người tiêu dùng nên chọn mua trái cây ở nơi có uy tín, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Người tiêu dùng nên chọn mua trái cây ở nơi có uy tín, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (Ảnh minh họa)

Nhiều người sản xuất chỉ hướng tới lợi nhuận, đã phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích vô tội vạ, miễn là có thật nhiều rau quả cung cấp cho người tiêu dùng. Đã có chuyện người sản xuất trồng rau quả ăn cho gia đình với cách chăm bón khác hẳn rau quả bán.

Nghiêm trọng hơn, hiện nhiều người dân còn nhắm mắt dùng urê để chống cá ươn, dùng chất chống mối để ủ cam… Rau quả độc hại, cũng như thực phẩm độc nói chung đã gây ra các bệnh rất dễ nhận thấy: Tả, thương hàn, lỵ trực tràng, amíp, tiêu chảy… Độc tố còn có thể gây ra cái chết mòn cho con người, súc vật và môi trường.

Butylated hydroxyl anisone (BHA), butylated hydroxyluene (BHT) và t-butyhydroquinone (TBHQ)… là những chất chống ôxy hóa hòa tan trong dầu mỡ dễ dàng mua tại các chợ đầu mối của Việt Nam, được sử dụng quét vào trái cây hoặc phun vào rau cho màu đẹp, để được lâu. Họ không biết rằng, chúng đều là chất có thể gây ung thư. Các nhà dinh dưỡng cho biết, các hợp chất ức chế men, kháng và diệt vi sinh vật đồng thời gây phản ứng phụ, đặc biệt là ở những người bị hen suyễn.

Từ thực tiễn đó, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mọi người cần hạn chế khi tiêu dùng các loại rau quả trái vụ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng chỉ nên mua các loại rau quả có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng có uy tín nhằm phòng tránh ngộ độc cho bản thân và gia đình.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm