Tag

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ăn gỏi và rau sống

Chung tay vì an toàn thực phẩm 28/09/2023 09:00
aa
TTTĐ - Bệnh do ký sinh trùng thường diễn biến âm thầm, chỉ đi khám khi yếu, mệt thì người bệnh mới phát hiện. Nhiễm ký sinh trùng là bệnh khá phổ biến ở Châu Á và Việt Nam. Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là sán não, sán lá gan. Đặc biệt, nhiều người không được chẩn đoán và điều trị đúng ngay từ đầu vì một số biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Nhiều bệnh nhân nhập viện vì các bệnh do ký sinh trùng Ăn chín, uống chín phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn Những thói quen ăn uống dễ nhiễm ký sinh trùng

Một trường hợp cụ thể là chị D.P.T (sinh năm 1993, quê Vĩnh Phúc) đến bệnh viện khám vì thường xuyên đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi. Ở tuyến trước, bác sĩ phát hiện trong gan có bất thường nên giới thiệu T đến cơ sở y tế chuyên khoa khám.

Kết quả, bác sĩ chuyên khoa cho làm xét nghiệm và chụp ổ bụng phát hiện chị T nhiễm sán lá gan lớn và cả giun chó mèo.

Theo chị T kể lại, là "tín đồ" của nước ép rau củ nên mỗi ngày đều uống một ly nước ép cà rốt, củ dền hoặc các loại rau khác; Nguồn rau củ này do nhà trồng tuy nhiên, chị không nắm rõ dù giun, sán sống trong cơ thể động vật nhưng các loại thực vật cũng có thể chứa trứng, ấu trùng của chúng.

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ăn gỏi và rau sống

Một trường hợp khác là chị Lèo Thị Thìn (dân tộc Thái, ở xã Mường Bố, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) thấy người bị mẩn ngứa và đau ở vùng bụng. Kết quả siêu âm ổ bụng ở bệnh viện đa khoa tỉnh cho thấy, kích thước gan của chị tăng hơn so với bình thường nhưng không phát hiện có sán trong gan. Bác sĩ yêu cầu chị phải đi khám định kỳ để theo dõi.

Cách đây gần 1 tháng, cơn đau ở vùng bụng xuất hiện trở lại và lần này đau nhiều ở hạ sườn phải, lan ra sau lưng, cảm giác rất khó chịu. Quay trở lại bệnh viện tỉnh khám chị Thìn được chẩn đoán mắc sán lá gan lớn và được chuyển về Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để điều trị.

Những ngày nằm viện, chị Lèo Thị Thìn được bác sĩ giải thích mới biết nguyên nhân bị nhiễm sán là do thói quen ăn sau sống, gỏi cá. Đây là thói quen đã tồn tại từ lâu trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái và người dân vùng cao.

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ăn gỏi và rau sống
PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khám cho bệnh nhân

Cũng có thói quen ăn đồ sống và phải vào điều trị do nhiễm ấu trùng sán lợn ở não là bệnh nhân Q ở tỉnh Bắc Giang. Anh Q cho biết, đầu năm nay bắt đầu có biểu hiện đau đầu, mắt mờ, run chân tay. Nghĩ mình mắc bệnh thần kinh nên anh đi khám ở nhiều nơi nhưng chỉ được chẩn đoán là do thiếu máu. Đến tháng 5 vừa rồi sau khi chụp CT, anh mới phát hiện có ổ sán ở não.

Hiện anh Q đã trải qua 2 đợt điều trị, mỗi đợt kéo dài 20 ngày. Sau đợt điều trị thứ 3 khoảng 40 ngày anh Q sẽ được kiểm tra lại, nếu sán vẫn còn trong não sẽ phải tiếp tục điều trị.

PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng sán lợn ở não và sán ở gan như trường hợp của anh Q ở Bắc Giang và chị D ở Sơn La.

Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng phổ biến là do thói quen ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, ăn thực phẩm sống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi như chó, mèo...

Các loại ký sinh trùng như sán thường có trong các loại rau thủy sinh như rau rút, rau cần, rau muống, rau cải xoong... Những thực phẩm như thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống có nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành; Ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ăn gỏi và rau sống
Sán lá gan khi vào cơ thể thường cư trú chính ở nhu mô gan, tuy nhiên sán có thể đi lạc chỗ. "Có những bệnh nhân, chúng tôi tìm thấy sán lá gan lớn ở cơ thành ngực, bụng, cơ đầu gối, đùi", PGS. TS. BS Đỗ Trung Dũng cho biết

Khi nhiễm trứng của sán dây lợn, dưới tác dụng của dịch vị, dịch ruột sẽ nở ra thành ấu trùng. Ấu trùng sẽ đi khắp cơ thể, tuy nhiên cơ quan phát hiện ra nhiều nhất là não.

Biểu hiện của nhiễm sán lá gan lớn thường là đau bụng (đau vùng thượng vị, vùng ức, cơn đau có thể lan ra đằng sau hoặc lan xuống dưới), rối loạn tiêu hóa... Tuy nhiên cũng có người không có biểu hiện gì.

Với ấu trùng sán lợn, khi có nang sán trên não, bệnh nhân có thể có đau đầu kéo dài, nhìn mờ, có người bị co giật hoặt liệt nửa người.

Cả sán lá gan lớn và sán não đều gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng.

Để phòng bệnh do nhiễm ký sinh trùng, PGS. TS. BS Đỗ Trung Dũng khuyến cáo, đơn giản nhất là ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay bằng xà phòng để không nhiễm trứng giun sán, vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ...

Đọc thêm

Tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Cty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Cty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Sôi nổi hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm" 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sôi nổi hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm" 2024

TTTĐ - Trong 2 ngày 15 và 16/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm” và trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024.
Đình chỉ bếp ăn liên quan vụ 350 công nhân ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đình chỉ bếp ăn liên quan vụ 350 công nhân ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.
Kỳ 4: Nhiều đổi mới trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm Sức khỏe

Kỳ 4: Nhiều đổi mới trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm

TTTĐ - Khép lại Tháng hành động về an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ ngày 15/4 - 15/5), Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) Đặng Thanh Phong đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về những hoạt động kiểm tra ATTP mà thành phố đã triển khai trọng tâm trong một tháng vừa qua.
Huy động thầy thuốc cứu chữa hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Huy động thầy thuốc cứu chữa hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Vĩnh Phúc, chiều 15/5, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc về việc cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
Kỳ 3: Tăng cường kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 3: Tăng cường kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm

TTTĐ - Sau một tháng ra quân triển khai Tháng hành động về an toàn thực phẩm năm 2024 (từ ngày 15/4 - 15/5), các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội đã kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vi phạm.
Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Bình Dương công bố hàng loạt đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn vi phạm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã đẩy mạnh triển khai thực hiện “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2024; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Khóc dở, mếu dở vì những bữa tiệc chia tay Chung tay vì an toàn thực phẩm

Khóc dở, mếu dở vì những bữa tiệc chia tay

TTTĐ - Mùa hè đến, cũng là lúc các em học sinh háo hức chào đón những ngày nghỉ hè sau một năm học tập. Bên cạnh niềm vui nghỉ ngơi sau 1 năm học vất vả, các em còn háo hức mong chờ những bữa tiệc liên hoan cuối năm cùng bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, ẩn sau những nụ cười rạng rỡ và những món ăn ngon, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) đang rình rập, biến niềm vui thành nỗi lo lắng.
Kỳ 2: Đồng loạt ra quân kiểm tra ATTP đột xuất Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Đồng loạt ra quân kiểm tra ATTP đột xuất

TTTĐ - Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người phải nhập viện trên cả nước là hồi chuông cảnh báo về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP). Riêng tại Hà Nội, dù thời điểm này chưa có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra nhưng ngay trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 (diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5), các quận, huyện, thị xã đã đẩy mạnh ra quân kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Xem thêm