Tag
Hà Nội

Nhân rộng mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

An toàn thực phẩm 27/01/2025 09:00
aa
TTTĐ - Trong năm học 2024 - 2025, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Mục tiêu trong năm 2025, TP sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình kiểm soát ATTP đến các trường đại học, cao đẳng.
Nghiên cứu tăng chế tài xử phạt với vi phạm về an toàn thực phẩm Đà Nẵng: Công khai hàng tuần cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Đồng Nai: Tăng cường thanh, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân

Kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm ATTP trường học

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, hiện toàn TP Hà Nội hiện có gần 4.400 bếp ăn tập thể trường học. Thời gian qua, TP Hà Nội đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là bếp ăn trường học - vấn đề liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ sức khỏe học sinh và luôn nhận được sự quan tâm của xã hội cũng như các bậc phụ huynh.

Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra bếp ăn bán trú trường học trên địa bàn TP
Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra bếp ăn bán trú trường học trên địa bàn TP

Theo số liệu từ Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2022 - 2023 Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch mô hình kiểm soát ATTP tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện trên địa bàn TP gồm: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai; Trong năm 2024, duy trì và nhân rộng mô hình kiểm soát ATTP bếp ăn tập thể trường học cấp tiểu học tại 15 quận, huyện, thị xã với tổng số 324 trường.

Đoàn kiểm tra liên ngành của TP kiểm tra bếp ăn bán trú trường của trường Tiểu học Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm)
Đoàn kiểm tra liên ngành của TP kiểm tra bếp ăn bán trú trường của trường Tiểu học Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm)

Với mô hình này, Sở Y tế Hà Nội đặt ra mục tiêu 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký cam kết trách nhiệm bảo đảm ATTP; niêm yết công khai địa chỉ nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm tại bảng tin nhà trường.

100% người lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại các trường tiểu học xây dựng mô hình được bồi dưỡng kiến thức về ATTP; 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được kiểm tra, giám sát theo quy định; 100% bếp ăn tập thể tại các trường thành lập tổ tự giám sát ATTP, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đưa vào nhà trường phải được làm toàn diện, thường xuyên từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khâu vận chuyển, bảo quản và khi đưa vào tổ chức chế biến trong bếp ăn tập thể.

Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra các hàng quán ngoài cổng trường học
Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra các hàng quán ngoài cổng trường học

Nhà trường phải nêu cao vai trò của tổ tự giám sát, đối với nguyên liệu thực phẩm đầu vào, phải có hồ sơ giao nhận, có biên bản ký giao nhận và có sự tham gia của ban phụ huynh học sinh tham gia đảm bảo tốt nhất ATTP để học sinh có bữa ăn an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Trong năm học 2024 - 2025, qua công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm, kết quả cho thấy, đa số các trường đều chấp hành tốt các quy định về ATTP, ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp có đủ hồ sơ năng lực.

Các đơn vị nghiêm túc trong việc công khai bản cam kết đảm bảo ATTP/Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và danh sách nguồn gốc thực phẩm. Nguồn gốc thực phẩm được các trường chủ động kiểm soát.

Ban giám hiệu các trường có tổ chức bếp ăn bán trú thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo ATTP phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Song song với việc tập huấn, tuyên truyền, các quận, huyện đã tổ chức các đợt điều tra đầu vào kiến thức, thái độ, thực hành của người lãnh đạo quản lý, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học, người tiêu dùng, điều kiện ATTP tại bếp ăn tập thể, đồng thời tổ chức đoàn kiểm tra giám sát đánh giá bếp ăn tập thể trường học.

Tăng cường đảm bảo ATTP trước cổng trường

Tháng 4/2024, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) trở thành đơn vị đầu tiên trên toàn quốc triển khai mô hình kiểm soát ATTP trước cổng trường học.

Sau khi quận rà soát, thống kê, phân loại tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc phường Tràng Tiền và phường Hàng Trống; tổng số có 81 nhà hàng, cửa hàng ăn uống và 24 cơ sở thức ăn đường phố và được giao cho tuyến thành phố quản lý 25 cơ sở; cấp quận quản lý 46 cơ sở; cấp phường quản lý 34 cơ sở.

Nhân rộng mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Quận Hoàn Kiếm khai mạc lớp tập huấn kiến thức ATTP cho bếp ăn tập thể trường học năm 2024

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội phối hợp với quận Hoàn Kiếm tổ chức đánh giá kiến thức về ATTP cho 200 người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kết quả, có 167/200 người (83,5%) được đánh giá có kiến thức về ATTP; tổ chức 2 lớp tập huấn cho chủ cơ sở và nhân viên chế biến của 105 cơ sở xung quanh cổng trường học thuộc phường Tràng Tiền và Hàng Trống; tổ chức 4 lượt tuyên truyền trực tiếp cho 240 người kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

Ngoài ra, còn có 5 buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề về ATTP, thông tin về mô hình kiểm soát ATTP xung quanh cổng trường học tại 5 trường học có triển khai mô hình là Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Tràng An, Mầm non Tháng Tám, THCS Hoàn Kiếm và THPT Trần Phú.

Các đơn vị tổ chức in ấn, cấp phát 1.000 tờ rơi hướng dẫn các quy định về đảm bảo ATTP đối với loại hình dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại các cơ sở xung quanh trường học.

Nhân rộng mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Các dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố quanh cổng trường học tiềm ẩn nhiều nguy cơ không đảm bảo ATTP

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã lấy 50 mẫu thực phẩm (20 mẫu thực phẩm ăn ngay, 20 mẫu thực phẩm bao gói sẵn, dụng cụ bao gói chứa đựng thực phẩm, 10 mẫu bàn tay người bán hàng) tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học tại 2 phường Tràng Tiền và Hàng Trống gửi kiểm nghiệm.

Từ những hiệu quả ghi nhận tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai sâu rộng kế hoạch chuyên đề “Tăng cường kiểm soát ATTP trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn Hà Nội” từ tháng 8/2024.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết: Từ tháng 8/2024 đến hết 8/2025, toàn thành phố tập trung cao điểm cho công tác bảo đảm ATTP trong và ngoài trường học. Theo đó, bếp ăn tại các nhà trường đều được kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chế biến thực phẩm bảo đảm an toàn, phòng, chống ngộ độc đối với học sinh và giáo viên. Cùng với đó, các dịch vụ ăn uống xung quanh trường học cũng cần được các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát.

Với những kế hoạch, mô hình về kiểm soát ATTP trong trường học trước đây tập trung quản lý ở góc độ chuyên môn với sự tham gia chủ yếu của ngành Y tế và ngành Giáo dục và đào tạo. Mục tiêu trong năm 2025, TP sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình kiểm soát ATTP đến các trường đại học, cao đẳng”.

Đọc thêm

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng Dinh dưỡng

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng. Thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học.
Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất cải cách nhiều thủ tục hành chính về đăng ký công bố, quảng cáo thực phẩm
KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau Dinh dưỡng

KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau

TTTĐ - Kẹo rau KERA ra đời như một giải pháp đột phá, kết hợp tinh tế dinh dưỡng từ 10 loại rau củ quả (rau bina, rau má, chùm ngây, diếp cá, cần tây, chuối xanh, cà rốt, bí đỏ, khoai lang tím...) và các vitamin thiết yếu.
Lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm các hàng quán khu vực Phủ Tây Hồ An toàn thực phẩm

Lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm các hàng quán khu vực Phủ Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 13/2, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại khu vực Phủ Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội).
Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Trong ngày 11/2, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) do ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các khách sạn phục vụ đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tăng cường kiểm tra đột xuất ATTP lễ hội xuân An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm tra đột xuất ATTP lễ hội xuân

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh và Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) trong mùa lễ hội năm 2025.
"Biến tấu" thức ăn thừa sau Tết thành những món "lạ miệng" An toàn thực phẩm

"Biến tấu" thức ăn thừa sau Tết thành những món "lạ miệng"

TTTĐ - Mâm cỗ Tết truyền thống với những món ăn quen thuộc như bánh chưng, giò, thịt gà... thường dễ bị thừa thãi. Để chống lãng phí lượng thức ăn này, chị em nội trợ lại "đau đầu" giải quyết thức ăn thừa sau ngày Tết.
Đề phòng ngộ độc thực phẩm dịp sau Tết An toàn thực phẩm

Đề phòng ngộ độc thực phẩm dịp sau Tết

TTTĐ - Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 đến 2/2), dù không ghi nhận các vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhưng các cơ sở y tế trên cả nước đã ghi nhận 711 người khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
8 ngày nghỉ Tết chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm An toàn thực phẩm

8 ngày nghỉ Tết chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 8 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu lên 548.151 lượt bệnh nhân. Tính đến 12 giờ ngày 1/2/2025 trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
Xem thêm