Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa
Không nên tự ý xét nghiệm cúm B cho trẻ nhỏ Không chủ quan với bệnh cúm mùa Diễn biến nặng, phổi trắng xóa vì mắc cúm A Những lưu ý khi tiêm vắc xin cúm mùa cho phụ nữ mang thai |
Hiện nay đang là mùa thu đông, thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.
Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Cháo thịt bằm gừng tươi là món cháo giúp người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục sức khỏe |
Do đó, họ rất cần những món ăn dinh dưỡng để ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh nhất.
Các loại cháo, súp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đạm từ thịt gà, thịt lợn và các vitamin từ rau củ quả. Đây là những món ăn dạng lỏng dễ ăn lại có khả năng khôi phục thể trạng sức khỏe rất tốt.
Không chỉ giúp người bệnh ăn dễ dàng, đồng thời nó cung cấp các chất dinh dưỡng giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus và vi khuẩn hiệu quả hơn.
Các món ăn này có thể bổ sung thêm gừng, tỏi, tía tô… Đây là những loại “thần dược” giúp phòng cúm và viêm đường hô hấp, tăng huyết áp… hiệu quả.
Việc uống đủ nước là giải pháp đơn giản để cải thiện tình trạng bệnh. Theo các khuyến cáo, khi mắc cảm cúm nên uống khoảng 2,5 - 3 lít mỗi ngày.
Mặc dù bệnh nhân cần uống đủ nước là giải pháp đơn giản nhất nhưng việc bổ sung đồ uống có chứa chất điện giải hoặc uống nước dừa đảm bảo việc bổ sung natri, kali cũng như lượng chất lỏng cơ thể cần, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Nước cam, quýt, chanh… giàu vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, đặc biệt rất hữu ích đối với người đang bị cúm vì dưỡng chất này giúp tăng khả năng sản sinh của bạch hầu trong máu.
Khi bị cúm, cổ họng người bệnh bị đau rát, khó chịu khiến việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Vì vậy, người bị cúm không nên ăn các loại thực phẩm cứng để tránh cơn đau trở nên trầm trọng.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh các loại thức ăn nhanh ít dinh dưỡng, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào,… khiến người bệnh chướng bụng, đầy hơi.