Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
Đắk Lắk đối mặt với dịch sởi bùng phát Đắk Lắk: Lên phương án đưa đón cán bộ sau sáp nhập Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk |
![]() |
Đại biểu tham gia Hội nghị triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” |
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội nghị triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh toàn tỉnh đang nỗ lực giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này.
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 46 người mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong do ăn thịt cóc.
Các cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra hơn 10.800 cơ sở, phát hiện gần 800 cơ sở vi phạm và xử phạt hơn 225 cơ sở với số tiền gần 1 tỷ đồng.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk thông tin, tháng hành động vì ATTP năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5; trong đó, các địa phương chú trọng công tác kiểm tra ATTP đối với các bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố” trên địa bàn.
Đồng thời, đơn vị chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP; đặc biệt các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.
Bên cạnh đó, các địa phương nâng cao năng lực phòng ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các cơ sở có bếp ăn tập thể, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
![]() |
Tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường kiểm tra công tác an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn cho biết, việc đảm bảo ATTP cần được triển khai thường xuyên, liên tục.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các cấp, ngành tập trung thực hiện đạt hiệu quả nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2025.
Trong đó, các đơn vị chú trọng quản lý các cơ sở kinh doanh thực phẩm, ăn uống chưa được cấp phép hoặc chưa đăng ký kinh doanh, do đây là những cơ sở tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP.
Bên cạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị đổi mới phương pháp truyền thông về ATTP để nâng cao hiệu quả, đặc biệt là đối với người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm thay đổi những thói quen sinh hoạt, tập quán lạc hậu có thể gây ngộ độc thực phẩm như sử dụng thịt cóc, quả dại, nấm rừng... làm thực phẩm.
Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra các dịch vụ nấu ăn lưu động, kiên quyết không cho phép các cơ sở chưa đủ điều kiện ATTP hoạt động.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng
