Tag

Thêm nỗi lo học sinh nghiện game

Nhịp sống trẻ 14/06/2020 09:40
aa
TTTĐ - Những vụ án kinh hoàng do người nghiện game gây ra đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên cái chết của bé trai 5 tuổi tại Nghệ An mới đây như một hồi chuông cảnh tỉnh cho gia đình, nhà trường và xã hội về hậu quả nghiêm trọng do game.

Thêm nỗi lo học sinh nghiện game

Học sinh nghiện game đang là nỗi lo của nhà trường và gia đình

Game và những hiểm họa

Vài ngày gần đây, vụ bé trai 5 tuổi ở Quỳnh Lưu, Nghệ An được phát hiện tử vong do bị bỏ đói, khát sau 2 ngày mất tích tại rừng tràm, cạnh một căn nhà hoang bước đầu đã xác định nghi phạm là một nam sinh lớp 11 và cũng là hàng xóm của nạn nhân. Điều đáng nói, khởi nguồn dẫn tới sự việc đau lòng trên được nghi phạm khai nhận là do bản thân thực hiện theo trò chơi điện tử.

Sự nguy hiểm do học sinh nghiện game đã được cảnh báo từ lâu. Nhiều vụ việc đau lòng vì trẻ vị thành niên nghiện trò chơi điện tử cũng đã xảy ra trước đó.

Còn nhớ đầu tháng 7/2014, dư luận không khỏi rùng mình trước vụ án tàn bạo tại Thái Nguyên. Theo đó, hai cháu nhỏ vì nghiện game đã ra tay sát hại bà họ một cách dã man để cướp hơn 4 triệu đồng.

Gần đây, năm 2017, hai người bạn 14 tuổi (trú ở phường Long Sơn, phường Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận) ngồi chơi game tại tiệm internet Thiên Đường thuộc phường Long Sơn thì xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Bất ngờ, Quang rút dao đâm vào ngực trái của Thành khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu…

Có thể nhận thấy hiện nay có rất nhiều game bạo lực, điển hình trong những game mà học sinh rất thích hiện nay là: Đột kích, Vice City… Người chơi nhập vai giết người, cướp của, đánh cảnh sát, thậm chí là dùng súng bắn thẳng vào đầu đối phương để giải quyết mâu thuẫn. Điều này cho thấy, tính bạo lực trong game ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người chơi.

Nhiều ý kiến cho rằng, chơi và tiếp xúc nhiều với trò chơi bạo lực đã trở thành quen thuộc, không ít bạn trẻ sẽ từ từ chấp nhận hình ảnh đó và có niềm tin rằng sẽ giải quyết được vấn đề ngoài cuộc sống như khi chơi game…

Cần giám sát của gia đình và nhà trường

Thạc sĩ Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khỏe vị thành niên cho biết, hậu quả nặng nề nhất mà trẻ nghiện game phải gánh chịu có thể kể đến là rối loạn về tâm lý. Khi nghiện game, trẻ chơi liên tục bất kể ngày giờ và không còn hứng thú học tập hay những hoạt động khác như trước kia vẫn thích. Trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình. Thậm chí, để có tiền chơi game, một số cá nhân còn có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác.

Nguyên nhân là do não trẻ bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là trò chơi bạo lực. Điều này rất có hại với sức khỏe và não bộ dẫn đến cơ thể dễ bị suy nhược, không tập trung. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ gây suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến tổn thương thần kinh.

Không những sức khỏe thể chất bị tàn phá nghiêm trọng, trẻ nghiện game còn gánh chịu những hậu quả khôn lường về mặt tinh thần. Trẻ ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè. Trẻ học giảm sút, chán học, bỏ học và thậm chí có thể bị lưu ban, bị đuổi học. Trẻ bỏ các công việc trong gia đình, thậm chí trẻ có thể lấy tiền học để chơi game thay vì nộp học phí cho nhà trường…

Ngoài ra, trẻ nghiện game dễ bị rối loạn tâm sinh lý, một phần do hưng phấn hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game; Một phần do bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực. Trẻ đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

Từ những hậu quả nêu trên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, vai trò giáo dục, giám sát của gia đình, nhà trường, xã hội là rất quan trọng, nhất là trong giáo dục các kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ. Đặc biệt, nhà trường, tổ chức Đoàn - Đội cần có nhiều hoạt động cộng đồng có ý nghĩa để thu hút học sinh tham gia, từ đó các em quên đi những hoạt động tiêu cực.

Bên cạnh đó, giáo viên, phụ huynh cần phải hiểu được sự thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ, phải biết lắng nghe, chia sẻ, theo dõi, hướng dẫn con làm theo những việc tốt, xa lánh những việc xấu, tránh bị lôi kéo, sa ngã.

Đọc thêm

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên...

TTTĐ - Ngày 2/7, 169 đại biểu chính thức đại diện cho gần 20.000 hội viên, thanh niên từ các cơ sở Đoàn - Hội đã tụ hội dự khai mạc Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tự hào một dải non sông... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào một dải non sông...

TTTĐ - Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future Camera 360 trẻ

Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future

TTTĐ - 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại Luân đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.
Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện” Bản tin công tác Đội

Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện”

TTTĐ - Hơn 500 thiếu nhi được trải nghiệm không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích và tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”.
Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố

TTTĐ - Biểu trưng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được thiết kế cách điệu số La Mã VIII bằng những hình khối đan xen, tạo hiệu ứng thị giác không gian đa chiều, tượng trưng cho sự chuyển động của nhịp sống chuyển đổi số mà thanh niên là lực lượng nòng cốt.
Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT 2024, thể hiện tinh thần "Chung tay sẻ chia - Tiếp sức thí sinh".
Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi… Bản tin công tác Đội

Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi…

TTTĐ - Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” là một tâm huyết rất lớn của Hội đồng Đội Trung ương với mong muốn tạo môi trường để các em làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen liên tục hàng ngày.
Xem thêm