Tag

Trang bị “hệ miễn dịch số” để trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng

Xã hội 14/06/2021 22:00
aa
TTTĐ - Trong thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em trở thành "công dân số" từ rất sớm. Bảo vệ, hỗ trợ, trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng là vô cùng cần kíp. Đó cũng là cam kết sẽ được hiện thực hóa trong Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” mới được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định.
Cùng kiến tạo mạng internet an toàn, lành mạnh cho con trẻ “Mạnh tay” xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật Tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội Bảo vệ trẻ em như thế nào trên không gian mạng trong dịch Covid? Từ vụ YouTuber Thơ Nguyễn, phụ huynh chia sẻ “bí kíp” bảo vệ con trên không gian mạng BSH tiên phong ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng - CyberGuard

Nguy cơ rình rập trẻ em trên không gian mạng

Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, hàng triệu trẻ em được hưởng lợi từ các dịch vụ công nghệ thông tin nhưng chính mạng Internet cũng làm gia tăng tỷ lệ trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị vướng vào các tệ nạn xã hội, là nạn nhân của bạo hành. Hiện nay, có một số hình thức phổ biến về các nguy cơ xâm hại trên mạng xã hội mà trẻ em, đặc biệt trẻ em từ 11 đến 16 tuổi thường gặp phải là trẻ tiếp cận với quá nhiều thông tin giả (fake news) trên mạng, bị bắt nạt trên mạng, nguy cơ bị lộ lọt thông tin, bị gạ gẫm về tình dục qua mạng…

Kết quả thăm dò ý kiến trẻ em và thanh, thiếu niên của UNICEF tại Việt Nam cũng cho thấy, 1/5 số trẻ em được hỏi cho biết mình đã từng là nạn nhân của đe doạ trực tuyến trên mạng Internet. Ngoài ra, hơn 75% số trẻ thanh, thiếu niên ở Việt Nam không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu, theo số điện thoại, địa chỉ nào khi cần trợ giúp về những vấn đề trên mạng.

Trang bị “hệ miễn dịch số” để trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng

Trang bị “hệ miễn dịch số” để trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng

Số liệu thống kê của Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, sau 16 năm hoạt động, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em với đầu số điện thoại 111 (gọi tắt là tổng đài 111) đã nhận trên 4 triệu cuộc gọi đến trao đổi về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Còn theo thống kê mới nhất, năm 2020, tại Việt Nam đã có hơn 700.000 vụ liên quan tới hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em xuất hiện trên mạng - đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện trên cả nước trong năm qua.

Trong khi đó, thực tế lại cho thấy, thời gian sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối internet của trẻ em Việt Nam ngày càng nhiều. Đặc biệt, năm nay, do dịch bệnh Covid-19, hàng triệu trẻ em phải nghỉ hè sớm hơn so với quy định. Việc vui chơi ở ngoài bị hạn chế nên việc học tập, giải trí ở nhà gần như gắn chặt với máy tính, điện thoại, internet. Đây chính là thời điểm nhiều em nhỏ phải đối mặt với nguy cơ xâm hại, dễ bị tổn thương trên môi trường mạng.

Gia đình chị Lan, ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội có 2 bạn nhỏ lớp 5 và lớp 7. Do công việc kinh doanh khá bận rộn, thời gian này, 2 con của anh chị phải ở nhà một mình từ 8h sáng đến 12h trưa.

“Trong suốt khoảng thời gian này, chúng tôi không có cách nào giải trí cho các con ngoài việc để cho chúng tự xem tivi với nhau. Biết là xem nhiều không tốt nhưng thực sự là chúng bị cám dỗ bởi những thứ trên môi trường mạng. Đúng là nhiều lúc không kiểm soát được nhưng cũng không biết làm thế nào vì đợt này các con cũng không được ra ngoài. Chúng tôi thực sự rất lo lắng vì thấy trên mạng có quá nhiều những hình ảnh phản cảm, những video clip nội dung thiếu lành mạnh”, chị Lan chia sẻ.

Thực tế cho thấy, lo lắng của chị Lan là lo lắng của rất nhiều phụ huynh, nhất là bố mẹ có con ở tuổi vị thành niên.

Chị Lệ Mỹ, ở Hoàng Mai có con gái năm nay lên lớp 11 cũng bày tỏ sự lo lắng: “Thực tế, việc cấm các con sử dụng mạng xã hội, rồi các kênh thông tin trên mạng là không thể. Hàng ngày, các con trao đổi bài vở, trò chuyện với bạn bè, thầy cô… nên vẫn rất cần thiết. Dù tôi kiểm soát chặt chẽ nhưng nhiều lúc vẫn cảm thấy lo lắng vì không ít những thông tin giật gân, những quảng cáo thiếu lành mạnh xuất hiện tràn lan. Nếu không đủ tỉnh táo người lớn cũng bị cám dỗ chứ đừng nói là trẻ em”.

Tạo không gian mạng an toàn cho trẻ – liều “vaccine” bảo vệ tương lai đất nước

Các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin cho biết, trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế xã hội như gia đình, họ hàng người thân, nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em...

Tuy nhiên, trên môi trường mạng, hiện còn thiếu các thiết chế để bảo vệ trẻ em. Bất kỳ một trẻ em nào truy cập Internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ việc bắt nạt, dụ dỗ, lừa đảo hay thậm chí là bị tấn công, xâm hại tình dục qua môi trường mạng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng chương trình với những hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Thành Nam, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, trước hết, chúng ta cần xây dựng một môi trường mạng thật lành mạnh cho trẻ em vì đây là không gian mà trẻ đang tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ. Bên cạnh đó cũng cần tiếp tục đẩy mạnh và đa dang hoá các hoạt động bảo đảm đủ không gian vui chơi an toàn và sáng tạo cho trẻ em trong đời sống thực.

Đặc biệt ngay trong đầu tháng 6 này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 830 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”. Với quyết định này, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng với nhiều điểm nhấn đáng chú ý và được kỳ vọng sẽ tạo ra một “thiết chế” để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Điểm nhấn đáng chú ý mà chương trình hướng tới là bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em “hệ miễn dịch số" để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng; duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.

Trang bị “hệ miễn dịch số” để trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng

Để trẻ em được hoạt động và tương tác tích cực, lành mạnh trên môi trường mạng là nhiệm vụ của toàn xã hội

Chương trình cũng đặt mục tiêu phấn đấu 100% các trường tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ để tham gia môi trường mạng an toàn. 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

Đặc biệt, phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, các trang web tên miền quốc gia “.vn”, trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam phải tự phân loại nội dung phù hợp với các độ tuổi của trẻ em.

Chương trình cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến, nhiệm vụ, giải pháp đột phá như triển khai các giải pháp công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…) để tự động thu thập, phân tích cảnh báo sớm, ngăn chặn/xử lý nội dung vi phạm pháp luật về trẻ em, nội dung không phù hợp đối với trẻ em; thành lập và tổ chức hoạt động của "Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng" với các nhiệm vụ chính gồm nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý kịp thời những phản ánh, vấn đề phát sinh đối với trẻ em trên môi trường mạng.

Theo đánh giá, chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” đã thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ nhằm xây dựng, duy trì một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Từ chương trình này, với sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm cao của các bộ, ngành, địa phương cùng các tổ chức chính trị - xã hội và nhất là ý thức của các bậc phụ huynh sẽ tạo ra "lá chắn" đủ mạnh bảo vệ một cách toàn diện, hình thành hành vi sử dụng mạng xã hội phù hợp, an toàn cho trẻ em. Không gian mạng đem tới thế giới phẳng, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ em được tiếp cận thông tin, học hỏi. Việc tạo không gian mạng an toàn cho trẻ em ngay từ sớm chính là tạo liều “vaccine” cho tương lai của đất nước.

Cùng kiến tạo mạng internet an toàn, lành mạnh cho con trẻ Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng Bảo vệ trẻ em như thế nào trên không gian mạng trong dịch Covid?

Đọc thêm

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My

TTTĐ - UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào”.
Phát huy vai trò của báo chí thúc đẩy bảo đảm quyền con người Xã hội

Phát huy vai trò của báo chí thúc đẩy bảo đảm quyền con người

TTTĐ - Các cơ quan báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người; góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Lan tỏa ý thức phòng, chống ma túy trong toàn xã hội Muôn mặt cuộc sống

Lan tỏa ý thức phòng, chống ma túy trong toàn xã hội

TTTĐ - Mới đây, Bộ Công an phối hợp cùng UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy”, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nêu cao nhận thức của cộng đồng; phát huy sức mạnh toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và đẩy lùi tệ nạn ma túy.
Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt Muôn mặt cuộc sống

Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt

TTTĐ - Cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Đề án số 06 của Chính phủ, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm việc thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt đối với 3 bãi đỗ xe máy, 4 bãi đỗ xe ô tô tại phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc.
Tập trung chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới BHXH & Đời sống

Tập trung chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới

TTTĐ - Với tinh thần chủ động chuẩn bị sẵn mọi nguồn lực chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng theo mức mới, ngay trong ngày đầu tiên Nghị định số 75/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (1/7/2024), BHXH Việt Nam có công văn yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai công tác chi trả ngay từ hôm nay để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.
Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng Muôn mặt cuộc sống

Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập và tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; nội dung, mức chi hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã Muôn mặt cuộc sống

Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát khu vực, lực lượng Công an xã trên địa bàn thành phố.
Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID Muôn mặt cuộc sống

Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - Ngày 1/7, các đơn vị Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID.
Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân BHXH & Đời sống

Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

TTTĐ - Công tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tích tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển BHYT bền vững, tiến tới BHYT toàn dân, điều kiện quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị, cũng như ý thức của người dân, cơ sở y tế về ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Xem thêm