Tag
Phòng cháy, chữa cháy trong khu dân cư

Ý thức quyết định sự an toàn

Nhịp điệu cuộc sống 14/09/2023 17:00
aa
TTTĐ - Trước những nguy cơ rình rập gây ra biết bao đám cháy đau lòng, từng hồi chuông cảnh tỉnh về ý thức và sự cẩn thận của người dân gióng lên đầy bi thiết và xa xót. Phòng cháy chữa cháy không là chuyện của riêng ai mà hãy bắt đầu từ chính chúng ta, bởi đó là vấn đề sát sườn, hàng ngày, liên quan đến tính mạng của mình và mọi người nên chớ chủ quan để rồi hối không kịp.
Những thay đổi về ý thức và thói quen sinh hoạt của người dân nhờ nước sạch Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên Nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất

Những "quan niệm ngược"

Có một thực tế là một bộ phận người Hà Nội nói riêng và người Việt nói chung có tâm lý coi thường, xuề xòa với rất nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của mình. Phòng cháy chữa cháy là một ví dụ.

Có khá nhiều người "quan niệm ngược", coi đó là "việc" của nhà nước. Tất nhiên, về chức năng, nhiệm vụ của mình, các cấp chính quyền tại địa phương đều có trách nhiệm với hoạt động này.

Còn rất nhiều hộ gia đình chưa có thiết bị chữa cháy tại nhà (ảnh minh họa)
Còn rất nhiều hộ gia đình chưa có thiết bị chữa cháy tại nhà (ảnh minh họa)

Thời gian qua, trước hiện trạng nhiều đám cháy xảy ra, công tác tuyên truyền, cảnh báo, các tổ liên gia phòng cháy, chữa cháy đều được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc ở Hà Nội và cả nước. Dù vậy, chính một số người dân vẫn chưa nhận thức được việc đề phòng hỏa hoạn cũng là việc của cá nhân, của gia đình mình.

Đó đây vẫn còn tâm lý trông chờ hay đổ thừa cho cơ quan chức năng khiến cho việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy còn gặp khó khăn. Người ta trông chờ "bà hỏa'' bỏ qua cho nhà mình, trông chờ "vận đen" đừng kéo đến với tâm lý "rơi vào nhà ai người nấy chịu".

Ở đây không có sự "may mắn" hay "ô mất lượt" diễn ra thường xuyên. Những việc ngẫu nhiên đều chỉ có tỉ lệ và xác suất rất thấp. Tất cả mọi việc trên đời đều có nguyên nhân và kết quả. Lửa bùng lên đều là do những yếu tố có thể lường trước được.

Chẳng hạn dây điện lâu ngày, kém chất lượng; Chẳng hạn thói quen không kiểm tra kĩ càng, lười biếng, để các thiết bị điện cắm, sạc quá lâu mà không rút ra khiến sinh nhiệt, dễ cháy; Chẳng hạn chủ quan sử dụng các nguồn gas sang chiết thủ công, không đảm bảo; Chẳng hạn việc đun nấu, để các thiết bị điện gần với vật dễ bắt cháy, dẫn nhiệt; Chẳng hạn sự lơ là, chưa bao giờ coi phòng chống cháy nổ là chuyện của bản thân...

Ý thức quyết định sự an toàn
Những "chuồng cọp" bịt kín lỗi thoát hiểm

Ngay cả từ trong ý thức vẫn ít ai coi hỏa hoạn là việc của mình cả nên phần đa việc xây nhà cũng ít ai nghĩ đến việc phòng cháy, chữa cháy. Trừ các cơ quan công sở, những tòa nhà hiện đại, cao cấp được trang bị thiết bị chữa cháy, những chung cư mini hay nhà dân hầu như "bê nguyên" tư duy nhà lá của ông bà mình ngày xưa.

Không có con số thống kê cụ thể nhưng cứ dựa vào thói quen thì ta có thể suy ra, khi về nhà mới, người ta sẽ sắm ti tỉ thứ như điều hòa, TV, đồ trang trí, chổi, thảm, giường, tủ, mành rèm... nhưng ít người nghĩ đến việc mua bình chữa cháy. Nếu có thì những chiếc bình ấy cũng nằm ở góc mà rất ít khi được "động" đến.

Việc bảo trì, kiểm tra xem còn sử dụng được không hay thay mới hàng năm là điều lại càng hiếm hoi xảy ra. Bởi thế, việc trông chờ may rủi, phó mặc cuộc sống và sự an toàn của mình cho những "thế lực siêu nhiên" vẫn còn tồn tại khá nhiều trong cộng đồng.

Coi phòng cháy, chữa cháy như việc hàng ngày

Tại các khu dân cư, để xảy ra cháy nổ, nhất là những vụ việc thương tâm, trách nhiệm của ai, đơn vị nào, tổ chức hay cá nhân nào, pháp luật sẽ công minh, rạch ròi, cho người dân câu trả lời thỏa đáng. Còn tại mỗi gia đình, có những "bản án lương tâm" hối lại cũng không kịp. Có những câu hỏi "giá như" đặt ra thì đã quá muộn, có những sự nuối tiếc phải trả giá rất đắt.

Dù gì đi chăng nữa, có cháy là có thiệt hại và người trực tiếp gánh chịu là chính chúng ta. Vì thế, nếu chính mỗi người không tự ý thức, nâng cao cảnh giác, trang bị các kiến thức và kĩ năng phòng cháy, chữa cháy cho mình.

Chỉ mất chút thời gian kiểm tra những vật dụng trong nhà là ta có thể loại trừ được các nguy cơ gây cháy
Chỉ mất chút thời gian kiểm tra những vật dụng trong nhà là ta có thể loại trừ được các nguy cơ gây cháy

Trước hết, phải đặt ra câu hỏi: Tại sao trong nhà mình, ta chuẩn bị thuốc hạ sốt, cảm cúm, tiêu hóa; Ta chuẩn bị tiền nong dự trữ lúc ốm đau; Ta mua thức ăn đề phòng mưa bão... mà việc chuẩn bị phòng, chống cháy nổ thì lại không? Phòng cháy, chữa cháy liên quan đến an toàn, tính mạng, tài sản của cả gia đình, người còn, nhà còn thì những thứ kia mới còn, tại sao ta lại không lo đến điều đó.

Tất nhiên trong cuộc sống có rất nhiều thứ bức thiết, khó có thể đặt cái gì quan trọng hơn cái gì, cái gì trước cái gì nhưng có những thứ không quá tốn thời gian và công sức, chỉ cần chú ý hơn một chút thì cuộc sống của mình chất lượng hơn, an toàn hơn. Vì thế, đã đến lúc chúng ta coi việc phòng cháy, chữa cháy như việc làm hàng ngày, thường xuyên, liên tục.

Điều đó không hề khó khăn mà đơn giản chỉ là thay đổi các thói quen, hành vi mà thôi. Trước hết, hãy ý thức thường xuyên, liên tục, nhắc nhớ trong đầu mình về sự nguy hiểm của cháy nổ để chọn lựa cho mình những không gian, môi trường sống an toàn, có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Không cần phải là chuyên gia hay tìm hiểu kiến thức chuyên sâu chúng ta cũng có thể chủ động được việc quan sát quanh nơi mình ở, tìm và tạo các lối thoát hiểm khi cần thiết, việc này cũng không mất quá nhiều thời gian. Trong khi đó, chúng ta tiếp tục rà soát, kiểm tra các thiết bị điện, đường dây trong nhà. Nhà cửa để gọn gàng, thoáng đãng, tránh các vật dễ cháy đặt gần nhau không chỉ hạn chế lửa lan xa khi có hỏa hoạn mà còn giúp không gian sống sạch đẹp, đảm bảo sức khỏe.

Ý thức quyết định sự an toàn

Có một thói quen rất nhiều người mắc phải đó là vừa dùng vừa sạc điện thoại hoặc tệ hơn là rút điện thoại nhưng dây sạc vẫn còn nguyên trên ổ cắm. Tương tự như vậy, những vật dụng như máy sấy tóc, bình siêu tốc, lò vi sóng... cũng dùng xong để nguyên không rút điện. Điều đó cũng làm gia tăng nguy cơ gây cháy nổ rất nguy hiểm.

Thực tế cho thấy, "cái sảy nảy cái ung", nhiều khi đám cháy lớn bùng lên chỉ vì những nguyên nhân rất nhỏ nên cẩn thận không thừa. Chị Thu Hiền (Đống Đa, Hà Nội) nhớ mãi có lần tủ điện ở khu tập thể cũ nhà chị bốc cháy. Dù được dập tắt ngay sau đó, không có thiệt hại về người nhưng chị cảm nhận rõ sự nguy hiểm cận kề bên mình.

Vì thế, thành thói quen, cứ đi đến đâu chị cũng quan sát xem có nguy cơ gì về cháy chập, mất an toàn không. Trước khi đi ra khỏi nhà, trước khi ngủ, bao giờ chị cũng đi một vòng quanh nhà xem có thiết bị điện nào chưa rút ổ cắm không.

Chị Minh Thu (Hoàng Mai, Hà Nội) thì ám ảnh lần chiếc máy sấy tóc để trên giường bốc cháy, lan xuống cả đệm, may là chị vừa mở cửa vào phòng thì nhìn thấy nên kịp thời hô hoán và dập tắt ngay được. Từ đó, chị luôn nhắc nhở cả nhà nâng cao cảnh giác, cẩn thận không bao giờ thừa. Bên cạnh đó, chị cũng tìm hiểu các kĩ năng thoát hiểm, chữa cháy để phổ biến cho cả gia đình, việc này được lặp đi lặp lại thành các trò chơi để mọi người thực hành và tập rượt.

Rõ ràng, việc chúng ta kiểm soát kĩ tất cả những nguy cơ có thể xảy ra sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy đến trong cuộc sống, trong đó có cháy nổ. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức và sự cảnh giác hơn nữa để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh.

Đọc thêm

Tạm cấm xe qua đê Yên Nghĩa do xuất hiện điểm sụt lún Giao thông

Tạm cấm xe qua đê Yên Nghĩa do xuất hiện điểm sụt lún

TTTĐ - UBND quận Hà Đông và UBND phường Yên Nghĩa đã dựng rào chắn cấm hơn 100m đường đê Yên Nghĩa (đoạn qua sông Tả Đáy) do xuất hiện 3 điểm sụt lún, có nguy cơ mất an toàn giao thông.
Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy văn hóa truyền thống Nhịp điệu cuộc sống

Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy văn hóa truyền thống

TTTĐ - Tại Hà Nội, công tác gia đình ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, từ đó góp phần tích cực, quan trọng vào xây dựng, phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, chúng ta đã đạt được những kết quả hết sức tự hào.
Quảng bá du lịch TP Hồ Chí Minh tại Singapore Nhịp sống phương Nam

Quảng bá du lịch TP Hồ Chí Minh tại Singapore

TTTĐ - Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết đang phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức chương trình quảng bá du lịch Việt Nam - TP Hồ Chí Minh tại Đảo quốc Sư tử.
Đa trải nghiệm trong một điểm đến Du lịch

Đa trải nghiệm trong một điểm đến

TTTĐ - Giữa guồng quay hối hả trong cuộc sống hiện đại, ranh giới giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi dần xóa nhòa, kéo theo sự thay đổi trong thói quen du lịch của rất nhiều du khách trên thế giới.
Hải Dương: Ai sẽ thực hiện Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang? Giao thông

Hải Dương: Ai sẽ thực hiện Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang?

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định chấp thuận nhà đầu tư Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang có quy mô hơn 27ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.496 tỷ đồng.
Hun đúc, bồi đắp tình yêu Hà Nội cho những người trẻ Người Hà Nội

Hun đúc, bồi đắp tình yêu Hà Nội cho những người trẻ

TTTĐ - Cuộc thi viết “Ký ức Hà Nội” lần III năm 2024 thu hút hơn 700 tác phẩm. Trong đó nhiều bài viết xuất sắc của các bạn trẻ thể hiện được tình cảm và tâm huyết của họ đối với ký ức và sự phát triển của Thủ đô. Ban Tổ chức đã chọn được 11 tác phẩm để trao giải.
Nền tảng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Giao thông

Nền tảng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Theo nhận định của đại biểu Quốc hội, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được hoàn thành sẽ lan tỏa đến nhiều lĩnh vực, mở rộng không gian phát triển, tạo ra những điều kiện tiền đề, nền tảng để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Quảng Ninh sẵn sàng tổ chức lễ hội Trà Đường Hoa đón du khách Du lịch

Quảng Ninh sẵn sàng tổ chức lễ hội Trà Đường Hoa đón du khách

TTTĐ - Lễ hội Trà Đường Hoa sẽ diễn ra tại đồi chè ở thôn 8, xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong hai ngày 26 và 27/10.
Phấn đấu đưa cầu Phong Châu mới vào khai thác trong năm 2025 Giao thông

Phấn đấu đưa cầu Phong Châu mới vào khai thác trong năm 2025

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 484/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc đầu tư cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Tổng mức đầu tư khoảng 6.488 tỷ đồng Giao thông

Tổng mức đầu tư khoảng 6.488 tỷ đồng

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Xem thêm