Tag

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi con bị sốt

Sức khỏe 15/01/2017 14:45
aa
PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã chia sẻ với các bậc cha mẹ những kiến thức rất bổ ích khi chăm trẻ bị sốt.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi con bị sốt

Sốt cao thường chỉ là triệu chứng chứ chưa hẳn là bệnh

PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết sốt là phản ứng tốt của cơ thể trẻ nhỏ khi bị vi trùng thâm nhập. Sốt cao thường mới chỉ là triệu chứng chứ chưa hẳn là bệnh.

Nếu sốt đó không làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, khó chịu thì không cần trị sốt mà để nguyên, phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt bình thường thì không đáng lo ngại, nhưng sốt cao quá thì cha mẹ cần cho con đi bệnh viện.

Những trường hợp sốt cao làm trẻ khó chịu, biếng ăn rồi lên cơn co giật hay tím tái, nếu đi khám bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chỉ do sốt cao thì gọi là co giật lành tính. Sau khi khám điều trị cho nhiều trẻ, PGS. Dũng nhận thấy co giật đó hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

PGS. Dũng nói: “Chúng tôi khuyến cáo không cho uống thuốc. Các nhà thần kinh y khoa còn cho rằng không cần phải điện não đồ ngay sau cơn giật".

PGS. Dũng thông tin, đo nhiệt độ của trẻ chỉ đo ở nách. Khi đo được 38, 5 độ trở lên, các bác sĩ khuyên dùng 2 loại thuốc là Pracetamol hoặc Ibubrofen. Theo các nghiên cứu khoa học, Ibuprofen có tác dụng hạ sốt nhanh hơn, kéo dài hơn Paracetamol.

Tuy vậy, PGS. Dũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho con uống xen kẽ 2 loại thuốc này, bởi liều lượng của 2 loại thuốc khác nhau. Ngoài ra, nếu xảy ra ngộ độc có thể khiến bác sĩ khó xác định nguyên nhân do loại thuốc nào.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi con bị sốt

Khi đo nhiệt độ trẻ 38, 5 độ trở lên, các bác sĩ khuyên dùng 2 loại thuốc là Pracetamol hoặc Ibubrofen

Về thuốc nhét hậu môn, PGS. Dũng cho biết thường chỉ dùng cho những trẻ không uống được thuốc hoặc uống xong hay bị nôn. Nếu sử dụng thuốc nhét hậu môn, trẻ sẽ hấp thu thất thường, có thể lần này nhét vào hạ sốt rất nhanh nhưng lần sau lại không có tác dụng. Bên cạnh đó, nếu trong trực tràng của trẻ có phân sẽ không có tác dụng.

Sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trẻ bị sốt

Theo nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, khi thấy con bị sốt, cha mẹ Việt Nam thường có những thói quen như dùng miếng dán hạ sốt, đóng kín cửa, chườm lanh… Tuy nhiên, thế giới đã chứng minh những biện pháp đó không có tác dụng.

Uống thuốc hạ sốt khi sốt dưới 38,5 độ

PGS. Dũng thông tin, khi thân nhiệt của trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, cha mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C, cũng không cho trẻ uống thuốc co giật sớm, sẽ làm khó cho bác sĩ khi thăm khám.

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt

Thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm lạnh là biện pháp hầu như bố mẹ nào cũng áp dụng khi con sốt nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại.

Theo PGS. Dũng, khi trẻ sốt cha mẹ không đắp khăn lạnh, chườm lạnh cho con, đặc biệt tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm. Bởi nếu trẻ sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi con bị sốt
Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm cho trẻ

Lúc này, cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.

Ngoài ra, không nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ bởi miếng dán không những không giúp trẻ hạ sốt còn có thể gây hại cho trẻ.

Đóng kín cửa

PGS. Dũng khuyến cáo, khi trẻ sốt cha mẹ tuyệt đối không được đắp chăn, không đóng kín cửa, có thể khiến bệnh càng nặng thêm. Hãy mở cửa, bật quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông. Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét, cơ thể dần ấm lên.

Ăn kiêng

PGS. Dũng cho biết, trường hợp sốt mất nước, không được bù nước (uống nước Oresol) và cho trẻ ăn kiêng, ăn uống thiếu chất sẽ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, lâu lành bệnh.

Cách xử trí khi trẻ bị co giật do sốt cao

Khi trẻ sốt cao dễ dẫn đến hiện tượng co giật, lúc này PGS. Dũng khuyên cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí tình huống.

Cha mẹ hãy bế trẻ đặt nằm nghiêng hướng ra ngoài để đờm, nhớt, dãi dễ chảy ra nếu trẻ có hiện tượng sùi bọt mép. Tiếp theo để nguyên không động tĩnh gì đến đứa trẻ. Không được gập đầu trẻ có thể khiến trẻ không thở được cũng không day, không vuốt ngực.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi con bị sốt

Hãy bế trẻ đặt nằm nghiêng hướng ra ngoài

Theo kinh nghiệm nhiều năm cấp cứu cho trẻ, PGS. khuyên cha mẹ không nên cố cho tay hay vật nào đó vào miệng trẻ khi trẻ đang nghiến răng và co giật. Hãy bình tĩnh đợi vài phút để qua cơn đó, cằm trẻ sẽ mềm ra. Lúc này, hãy dùng một miếng vải hay chiếc khăn tay chèn vào miệng đề phòng cơn co giật sau.

Tin liên quan

Đọc thêm

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm trước cổng trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm trước cổng trường học

TTTĐ - 6h ngày 8/5, lực lượng liên ngành của phường Tam Bình, TP Thủ Đức, gồm Trật tự Đô thị, An toàn thực phẩm, Quản lý Kinh tế và Vệ sinh môi trường đã tiến hành kiểm tra 20 hộ kinh doanh thực phẩm xung quanh khu vực trường Tiểu học Tam Bình và trường THCS Tam Bình trên tuyến đường số 10.
Gần 1.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia hiến máu tình nguyện Tin Y tế

Gần 1.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia hiến máu tình nguyện

TTTĐ - Trong hai ngày 6 và 7/5, ngành Y tế Hà Nội đã vận động hiến thành công gần 600 đơn vị máu. Chương trình hiến máu tình nguyện năm nay với thông điệp “Blouse trắng - Trái tim hồng”, “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”.
Trung tâm y tế Sơn Trà vẫn chưa được bàn giao chính thức Tin Y tế

Trung tâm y tế Sơn Trà vẫn chưa được bàn giao chính thức

TTTĐ - Trung tâm y tế quận Sơn Trà được TP Đà Nẵng đầu tư hàng trăm tỷ đồng đã hoạt động từ đầu năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao chính thức.
Bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Tân Hưng Tin Y tế

Bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Tân Hưng

TTTĐ - Chỉ trong 2 tháng, trên địa bàn TP HCM đã xảy ra 2 trường hợp tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Trong đó, một trường hợp xảy ra tại Bệnh viện thẩm mỹ JK Nhật Hàn (Quận 1) và một trường hợp xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Tân Hưng (Quận 7).
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến

TTTĐ - Ngày 7/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm An toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì nhân Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024.
Hà Nội khen thưởng 51 điều dưỡng tiêu biểu Sức khỏe

Hà Nội khen thưởng 51 điều dưỡng tiêu biểu

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức chương trình kỷ niệm ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Kiên quyết xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiên quyết xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 7/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn huyện Thanh Trì nhân Tháng hành động vì ATTP năm 2024.
Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

TTTĐ - Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 24 vụ ngộ độc thực phẩm với 835 người bị ngộ độc. Trước thực trạng đáng báo động trên, ngay tại thời điểm này, các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm, nhất là khi bước vào mùa nắng nóng.
Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các chợ, siêu thị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các chợ, siêu thị

TTTĐ - Sáng 7/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hoàng Mai nhân Tháng hành động vì ATTP năm 2024.
Tăng cường tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh trong cộng đồng Tin Y tế

Tăng cường tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh trong cộng đồng

TTTĐ - Chi cục Dân số Hà Nội (Sở Y tế) xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới (8/5) trên địa bàn thành phố năm 2024.
Xem thêm