Tag

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa

Người Hà Nội 19/03/2024 11:20
aa
TTTĐ - Với sự cầu kỳ, tinh xảo, độc đáo và mang nhiều đặc trưng của văn hóa Kinh kỳ, tranh truyện Hàng Trống thực sự đã trở thành tinh hóa văn hóa của người Hà Nội xưa để ngày nay chúng ta trân trọng và giữ gìn.
Nét đẹp tranh dân gian Hàng Trống qua góc nhìn của những họa sĩ trẻ Phường Hàng Trống tổ chức tưởng niệm 590 năm ngày mất của Vua Lê Thái Tổ Phường Hàng Trống phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Trăm năm hồn vía đất Kinh kỳ

Bởi vậy, Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đang diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Thủ đô, những người yêu nghệ thuật truyền thống và muốn tìm hiểu về văn hóa độc đáo của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Họa sĩ, Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê giới thiệu về nét độc đáo của tranh Hàng Trống
Họa sĩ, Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê giới thiệu về nét độc đáo của tranh Hàng Trống

Những tác phẩm được trưng bày tại đây mang đến các tích truyện quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt thông qua sự tinh tế, độc đáo của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu.

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê là người từng nhiều năm công tác trong Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ông cho biết, tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam nhưng có lẽ lâu lắm rồi, khán giả mới có dịp tiếp xúc lại với loại tranh này.

Tranh Hàng Trống đã có từ cách đây hàng trăm năm. Do những biến động của lịch sử, từ những năm 1945 đã không còn in dòng tranh truyện, nếu có cũng chỉ là các dòng tranh nhỏ, tranh đơn.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa
40 bức tranh Hàng Trống cùng "kể chuyện" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Tranh truyện là dòng tranh cần có sự đầu tư lớn, từ việc mua ván gỗ để khắc in tranh. Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng để khắc bản in, mỗi tấm tranh phải ghép từ 2 đến 3 tấm ván gỗ lại với nhau. Sau khi ghép, những người thợ mộc phải gia công các ván gỗ này cho bằng phẳng, rồi mới đến công đoạn gia công về vẽ và khắc gỗ.

Từ vẽ đến khắc gỗ là một quá trình hết sức kỳ công, tốn rất nhiều chi phí và thời gian, hơn thế nữa không phải người thợ nào cũng có thể khắc được bản in của tranh truyện Hàng Trống. Những người thợ phải có kỹ thuật, tay nghề rất cao mới có thể hoạn thiện được những bản in đẹp nhất, tinh xảo nhất.

Nét vẽ của tranh Hàng Trống hết sức nghệ thuật, có đậm, có nhạt, có màu sắc đặc trưng. Tranh Hàng Trống là một dòng tranh quý nhưng nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho hay: "Tranh Hàng Trống không phải tất cả đều bắt nguồn từ Hàng Trống.

Từ trước năm 1945 ở đình Hàng Trống có một chợ buôn bán tranh, đây là nơi tập trung của tất cả các thương nhân đến từ Thường Tín, Canh Diễn, hay các làng nghề vẽ tranh xung quanh vùng đất Kinh kỳ... Rất nhiều nghệ nhân làm dòng tranh này theo cùng một phong cách tranh Hàng Trống, từ công đoạn khắc nét, in tranh rồi vẽ lại tranh bằng bút, sau đó mới tô màu".

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa

Mỗi bức tranh Hàng Trống đều có một vẻ đẹp riêng biệt nhưng lại mang cùng một phong cách nghệ thuật tranh Hàng Trống, điều đó nói lên sức sống của một nền nghệ thuật dân tộc, sức sống đó cho thấy kinh thành Thăng Long là nơi "Tinh hoa hội tụ", không những thế những tinh hoa đó còn lan toả ra khắp các vùng xung quanh.

Khi tranh - truyện hòa quyện và thăng hoa

Triển lãm Tranh truyện Hàng Trống trưng bày 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Đây là những bộ tranh truyện do bà chủ hiệu tranh Thanh An - một hiệu tranh danh tiếng ở Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ 20 - trao tặng cho họa sĩ Phan Ngọc Khuê. Mỗi bộ tranh gồm 4 bức, thể hiện sinh động những câu chuyện trong kho tàng truyện Nôm Việt Nam.

Những bộ tranh truyện Hàng Trống
Những bộ tranh truyện Hàng Trống

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khẳng định: Tranh Hàng Trống được đánh giá rất cao về chất lượng, mỗi bức tranh toát lên nét sinh động, tinh tế, ý nhị và sâu sắc cả về nội dung và hình thức, tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình dân gian độc đáo của Việt Nam.

“Ngày nay, trước sự mai một, nguy cơ thất truyền và những thách thức, khó khăn trong việc gìn giữ và phát triển các dòng tranh dân gian truyền thống, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hy vọng triển lãm Tranh truyện Hàng Trống là cơ hội tuyệt vời để công chúng chiêm ngưỡng, cảm nhận rõ hơn những nét đẹp về giá trị của một dòng tranh truyền thống”, bà Tuyết nhấn mạnh.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa

Đặc biệt, họa sĩ - nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê đã trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bộ tranh truyện Chiêu Quân cống Hồ. Ông chia sẻ: “Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ là một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn.

Các nhân vật nữ được thể hiện trong bộ tranh đều là những bậc Nữ nhi - Anh kiệt chuyển tải được tinh thần của truyện và ý tưởng của tác giả, là ca ngợi những tấm gương trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhằm đề cao giáo dục về những nhân cách đẹp mà trong xã hội nào cũng cần bồi đắp, xây dựng cho người đương đại”.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa

Chính vì vậy, ông quyết định trao tặng bộ tranh truyện này cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, để đông đảo công chúng có dịp nhìn lại những tấm gương cao đẹp của người xưa trong di sản văn hóa dân tộc.

Tại triển lãm, công chúng cũng được tiếp cận những bộ tranh quý được vẽ theo các tích truyện cổ như bộ tranh Tứ Dân, Sơn Hậu, Tam Quốc, Chiến Quốc, Hán Sở tranh hùng... với những đường nét, màu sắc mang đặc trưng của tranh Hàng Trống và thể hiện phong phú nội dung.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa

Chẳng hạn, bộ tranh “Tứ Dân” khắc họa về các nghề trong xã hội như: Ngư phủ - người làm nghề đánh cá trên sông; tiều phu - người làm nghề đốn củi trong rừng; nông phu - người làm nghề cấy cày, làm ruộng; thi nhân - nhà thơ...

Đọc thêm

Những con đường tím biếc dưới mưa Người Hà Nội

Những con đường tím biếc dưới mưa

TTTĐ - Sau những giọt mưa trong trẻo và êm đềm của đầu hè, những nẻo đường, ngõ phố của Hà Nội tím biếc, mơ màng, đẹp đến mức ai cũng say mê ngắm mãi.
Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi Người Hà Nội

Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi

TTTĐ - Dù cách Điện Biên gần 500km, trái tim người Hà Nội vẫn hướng về vùng đất "Tây Bắc núi ngút ngàn trùng xa". Bởi cách đây 70 năm, rất nhiều công dân Thủ đô đóng góp cho chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" này. Có những người con của Hà Nội đã hi sinh xương máu trên những chặng đường chiến dịch. Có những người giờ ở Hà Nội nhưng tâm hồn vẫn chan chứa kỉ niệm "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm"...
Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội

TTTĐ - Là Thủ đô của nhà nước độc lập, cách đây 70 năm, mặt trận Hà Nội đã đóng góp những ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều năm qua, những dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội tiếp tục được gìn giữ, phát huy để không chỉ người Thủ đô mà Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến nơi này đều được nhắc nhớ về chiến thắng “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta.
Bản hòa ca ngày non sông thống nhất Nhịp điệu cuộc sống

Bản hòa ca ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Là Thủ đô thiêng liêng, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn mong muốn non sông liền một dải, hòa bình cho tất cả mọi người. Chính vì thế, Ngày Giải phóng miền Nam chính là ngày hạnh phúc của người Hà Nội nở hoa.
Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn... Người Hà Nội

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn...

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm nay kéo dài, mỗi người, mỗi gia đình đều có kế hoạch cho riêng mình. Để chuyến đi hay những ngày nghỉ thực sự vui trọn vẹn, chúng ta cần chú ý giữ gìn và nâng cao ý thức mọi lúc, mọi nơi.
Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới Người Hà Nội

Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới

TTTĐ - Hà Nội được xếp hạng thứ 97 trong danh sách các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.
Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công trình nghệ thuật cầu đi bộ Trần Nhật Duật vừa hoàn thiện và đi vào sử dụng góp thêm cho Hà Nội một không gian đặc sắc trong việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã ra mắt mô hình điểm “Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu”, “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Tháp Thượng. Đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên Người Hà Nội

Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên

TTTĐ - Chiều 23/4, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra Lễ hội truyền thống di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên (gọi tắt Lễ hội đền Kim Liên).
Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong... Người Hà Nội

Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong...

TTTĐ - Hà Nội những ngày cuối xuân, nắng mới bừng lên báo hiệu sự chuyển tiếp của mùa. Sự tươi trong, mới mẻ ấy mang đến sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng kéo theo một vài cái nhăn mặt, nhíu mày khi gặp phải những sự thiếu tế nhị nho nhỏ.
Xem thêm