Tag

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

Người Hà Nội 16/05/2024 09:43
aa
TTTĐ - Thuộc thế hệ 8X, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) hạnh phúc khi được góp những ca khúc đong đầy sự biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay với Bác Hồ muôn vàn kính yêu - vị Cha già dân tộc.
Nghệ An long trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác Trao bằng khen thành tích tiêu biểu trong học tập, làm theo lời Bác

Những nốt nhạc từ trái tim

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, là nhạc sĩ trưởng thành trong quân đội, Tạ Duy Tuấn cho biết anh sáng tác về rất nhiều đề tài khác nhau nhưng luôn có một chủ đề thôi thúc, mang đến cảm hứng, cảm xúc sáng tạo dạt dào trong anh, đó là viết về quê hương, đất nước, Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Các ca khúc do Tạ Duy Tuấn viết được khán giả đón nhận và luôn được biểu diễn trong các sự kiện âm nhạc lớn
Các ca khúc do Tạ Duy Tuấn viết được khán giả đón nhận và luôn được biểu diễn trong các sự kiện âm nhạc lớn

Trong đó có thể kể đến “Bản làng em nhớ ơn Người”, “Chúng em yêu Bác Hồ Chí Minh”, “Có một con người như thế”… Mỗi tác phẩm thuộc đề tài này của anh đều mang đậm dấu ấn của thế hệ trẻ với giai điệu, ca từ trẻ trung, sôi nổi, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của thế hệ trẻ ngày nay với Bác Hồ kính yêu.

Nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn luôn trăn trở những để viết những ca khúc về Đảng và Bác Hồ kính yêu
Nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn luôn trăn trở những để viết những ca khúc về Đảng và Bác Hồ kính yêu
Trong ca khúc “Bản làng em nhớ ơn Người”, Tạ Duy Tuấn viết: “Đàn ai ngân nga bên suối róc rách nước chảy mây trôi / Tính tang tang tính tình tinh tang hát vang lời ca ơn Người / Có Bác kính yêu dáng người thanh thanh râu tóc bạc phơ / Vầng trán Bác cao cao ánh mắt yêu thương trìu mến...”.

Người nhạc sĩ thế hệ 8X đã liên tưởng đến những em nhỏ ở vùng núi phía Bắc hân hoan đến trường trong tiếng suối róc rách, tiếng chim hót vang những sườn núi, dưới những đám mây thanh bình của bầu trời quê hương. Có được khung cảnh hòa bình, tươi đẹp như thế, trong lòng các em ghi nhớ công ơn trời bể của Người.

Tiếng đàn tính như tiếng lòng của các em, trầm bổng theo từng bước chân tung tăng, ngân nga những giai điệu của trái tim. Để rồi, từ lòng yêu kính vô biên ấy, các em sẽ cố gắng học hành để tiếp tục góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp như Bác hằng mong ước.

Đề tài này luôn mang đến những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ trong anh
Đề tài này luôn mang đến những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ trong anh

Trong khi đó, “Chúng em yêu Bác Hồ Chí Minh” lại là một ca khúc rất trẻ trung, có ca từ và giai điệu ấn tượng, “nghe là thích ngay” như Trung tá, ca sĩ Nhật Huyền - giảng viên thanh nhạc Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội nhận xét.

Đặc biệt, ca khúc này vừa có giai điệu hay nhưng lại có cả yếu tố kĩ thuật để ca sĩ thể hiện được giọng hát, tình cảm của mình.

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

“Tình cảm dành cho Bác lúc nào cũng dạt dào, bao la nên sau khi hình thành ý tưởng, tôi đã viết rất nhanh ca khúc. Bài hát là tiếng lòng của các cháu thiếu nhi hôm nay, luôn học tập, phấn đấu, làm theo tấm gương của Bác Hồ. Các thiếu nhi luôn tự hào và biết ơn Bác, học tập, phấn đấu để không phụ lòng Bác", Tạ Duy Tuấn tâm sự về quá trình sáng tác ca khúc này.

Nối tiếp dòng chảy hào hùng

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn cho biết đã có rất nhiều tác phẩm về Bác Hồ của các nhạc sĩ tiền bối đã sáng tác trước đây.

Các bài hát đều nổi tiếng, đi vào trái tim, tâm hồn người Việt qua bao nhiêu thế hệ, vang xa cả đến bạn bè năm châu. Những tác phẩm này trường tồn với thời gian bởi đã nói lên tấm lòng, tình cảm, sự biết ơn vô bờ của Nhân dân Việt Nam với vị lãnh tụ vĩ đại của mình.

Các ca khúc do Tạ Duy Tuấn viết được khán giả đón nhận và luôn được biểu diễn trong các sự kiện âm nhạc lớn

Giữa những ca khúc về Bác Hồ, mang dấu ấn của các nghệ sĩ, nhạc sĩ tên tuổi quá lớn như Trần Kiết Tường, Thuận Yến, Văn Cao, Trọng Loan, Nguyễn Tài Tuệ thì "Chúng em yêu Bác Hồ Chí Minh" là một sự mới lạ mang sức sống, tuổi trẻ hiện giờ.

Nghe tác phẩm mới này, chúng ta có thể cảm nhận được rằng có một thế hệ mới viết về Bác Hồ bằng tất cả lòng tôn kính. Chúng ta cũng phải ghi nhận rằng, các bạn trẻ thế hệ nối tiếp của thời kỳ đất nước đổi mới, phát triển, có đủ kiến thức, học thức về âm nhạc, lại có tình cảm và sự trẻ trung".

Đây cũng là những ca khúc anh vô cùng ngưỡng mộ. Đồng thời, đây cũng chính là động lực, là cảm xúc để anh viết tiếp những ca khúc cùng chủ đề ca ngợi Bác Hồ bằng cảm xúc, bằng hơi thở của thế hệ trẻ.

Không thể nói là không có áp lực khi sáng tác về Bác. Bởi lẽ, đứng trước những tác phẩm ghi dấu ấn trong lòng dân tộc như vậy thì trước hết anh cảm thấy áp lực với chính mình. Phải làm thế nào để đổi mới hơn, tiếp cận được người nghe nhiều hơn, có ý nghĩa sâu xa, chuyển tải được nội dung, tình cảm của thế hệ trẻ ngày nay với Bác? Đó chính là những áp lực anh tự đặt ra cho mình.

Bằng chính những rung động của trái tim cộng với sự tìm tòi, học hỏi tiếp cận xu thế âm nhạc hiện đại kết hợp với những giá trị cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, các ca khúc của Tạ Duy Tuấn đã được người nghe đón nhận, liên tiếp được biểu diễn tại những sự kiện lớn của Hà Nội và đất nước. Điều đó khiến nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vô cùng tự hào và xúc động.

Ca khúc “Chúng em yêu Bác Hồ Chí Minh” - tác phẩm được trao giải A Giải thưởng âm nhạc Việt Nam năm 2022 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

Bằng tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, bằng lòng biết ơn vô hạn với Đảng và Bác Hồ kính yêu, bằng trách nhiệm của người nhạc sĩ - chiến sĩ đồng thời là thế hệ kế tiếp của những thế hệ đi trước, Tạ Duy Tuấn đã viết tiếp dòng chảy của các ca khúc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói thay tiếng lòng của người trẻ trên hành trình dựng xây và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Tin rằng, với mạch nguồn dào dạt trong tim, anh sẽ tiếp tục viết nên thật nhiều tác phẩm có giá trị và lan tỏa trong đông đảo công chúng.

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn đã đạt các giải thưởng: Giải A sáng tác ca khúc “Cứ mơ mộng đi” và là bài hát chính thức của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2022; Giải B sáng tác, ca khúc “Quê hương trong tôi là” của hội nhạc sĩ Việt Nam tại liên hoan âm nhạc toàn quốc 2023; Giải A sáng tác, tác phẩm nhạc múa “Tần số” giải thưởng nghệ thuật năm của hội nghệ sĩ múa Việt Năm 2022.

Anh cũng đạt Giải Vàng toàn đoàn với vai trò Giám đốc Âm nhạc hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài quốc phòng toàn dân năm 2023; Huy chương Vàng phối khí, ca khúc “Dưới mái hiên hà” Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài quốc phòng toàn dân năm 2023; Bằng khen sáng tác, tác phẩm nhạc múa “Niềm tự hào” thêt hiện xuất sắc chủ đề “học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài quốc phòng toàn dân năm 2023… cùng nhiều giải thưởng khác.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm