Ba loại gia vị giúp giữ ấm cơ thể, phòng bệnh hô hấp
Những loại rau gia vị, hoa quả là “khắc tinh” của bệnh cúm Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa |
Mặc dù tất cả các loại thực phẩm đều sinh nhiệt trong quá trình tiêu hóa nhưng có một số loại mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến chúng ta cảm thấy ấm áp hơn.
Các loại thảo mộc và gia vị giúp giữ ấm cơ thể khi trời lạnh |
Thực phẩm giàu carbs phức hợp, protein và chất béo lành mạnh làm nóng cơ thể nhiều hơn, nghĩa là chúng đốt cháy nhiều calo hơn trong quá trình tiêu hóa. Điều này được gọi là sinh nhiệt.
Một chế độ ăn uống hỗn hợp có thể gây ra tiêu hao năng lượng từ 5-15% năng lượng tiêu hao hàng ngày. Hơn nữa, mỗi loại thực phẩm đều có một cách hoạt động khác nhau bên trong cơ thể chúng ta.
Trong đó, nhiều loại thảo mộc và gia vị giúp chống ho và cảm cúm, kích thích ăn ngon, tiêu hóa và tăng tuần hoàn máu.
Chúng cũng giúp cơ thể chống lại tất cả các rối loạn hô hấp và cũng là một chất khử trùng và kháng khuẩn.
Từ xa xưa, gừng được sử dụng như một phương thuốc để điều trị bệnh như chữa cảm lạnh nhẹ hoặc co thắt dạ dày, đau họng…
Gừng có tính ấm nóng nên giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hô hấp gây bệnh trong mùa đông.
Chúng ta có thể thêm vài lát gừng vào món ăn hoặc đồ uống để giữ ấm cơ thể, phòng bệnh hô hấp.
Ngoài ra, các bà nội trợ có thể thêm gừng vào canh, súp hoặc các món hầm trong bữa ăn gia đình để tăng hương vị và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.
Quế có nhiều dưỡng chất giúp giữ ấm và tăng sức đề kháng trong mùa lạnh. Quế có tính ấm và chứa nhiều dinh dưỡng nên mang đến cảm giác dễ chịu, ấm cơ thể vào mùa đông.
Trong y học hiện đại, quế thường được dùng trong điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, cải thiện lưu thông máu và chữa chứng lạnh chân tay.
Chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất trong quế cũng giúp ngăn ngừa độc tố, cải thiện tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng.
Trong chế biến thức ăn, quế được dùng như một loại gia vị, rắc một ít bột quế lên thực phẩm giúp món ăn có hương thơm hấp dẫn.
Tỏi có chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng. Toàn bộ tỏi có chứa một hợp chất gọi là allicin. Khi được nghiền nát hoặc nhai, hợp chất này biến thành allicin (hoạt chất chính trong tỏi).
Những hợp chất này đã được chứng minh là có khả năng tăng cường phản ứng chống lại bệnh tật, chẳng hạn như virus gây ra cảm lạnh thông thường hoặc cúm.