Tag

Bài 56: Người “truyền lửa” cho sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội

Nhịp sống trẻ 21/07/2017 10:21
aa
TTTĐ.VN - Với sinh viên Bách khoa, PGS – TS Vũ Duy Hải (Bí thư Đoàn trường - Giám đốc Trung tâm Điện tử y sinh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) không chỉ là “người lái đò” tận tụy mà còn là một Thủ lĩnh Đoàn trường nhiệt huyết. Ở cương vị nào anh cũng luôn cùng các giảng viên trẻ cố gắng tạo cho sinh viên cơ hội được rèn luyện, trưởng thành và chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng.

Bài 56: Người “truyền lửa” cho sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập
Bài 55: Cô gái khiếm thị và hành trình mở ra những “con đường sáng”

Cùng sinh viên khám phá tri thức mới


PGS – TS Vũ Duy Hải đến với ngành Điện tử y sinh vì sự tò mò nhưng đây lại là mối lương duyên. Vốn là sinh viên khoa Điện tử viễn thông nhưng khi khoa mở ngành mới là Điện tử y sinh, anh rất muốn khám phá. Duy Hải xác định theo học và nghiên cứu một ngành mới là khó khăn nhưng đó cũng là cơ hội quý giá để anh thỏa lòng đam mê khoa học và những kiến thức mới mẻ.

Anh từng chinh phục các giải thưởng lớn như: Giải nhất giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam, giải thưởng khoa học công nghệ thanh niên “Quả cầu vàng”… Hàng năm anh và các đồng nghiệp thực hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao: Thiết kế hệ thống rửa quả lọc và dây dẫn máu để tái sử dụng trong điều trị thận nhân tạo; nghiên cứu chế tạo hệ thống pha dịch lọc tự đông; ... Mới đây nhất, nhóm nghiên cứu do thầy Hải chủ trì đã phối hợp với các nhà khoa học Mỹ thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế máy đo cung lượng tim và các thông số huyết động bằng phương pháp trở kháng ngực”.


Bài 56: Người “truyền lửa” cho sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội
PGS – TS Vũ Duy Hải trong lễ trao quà tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn

PGS – TS Duy Hải cho biết: “Đây là một trong những phương pháp đo thông số cung lượng tim mới được ứng dụng trong ngành y tế. Để đo lường lượng máu trong mỗi lần co bóp của tim, hiện tại người ta phải dùng phương pháp đo trực tiếp. Phương pháp này vừa gây đau đớn, nguy hiểm cho bệnh nhân vừa mất nhiều chi phí. Với phương pháp mới nghiên cứu này sẽ khắc phục hoàn toàn những nhược điểm trên. Hơn nữa, phương pháp mới này có thể theo dõi được liên tục các thông số huyết động nên có thể giúp cho bác sĩ nắm bắt được tình trạng hiện tại của bệnh nhân”.

Điều đặc biệt khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học PGS – TS Duy Hải luôn tạo cơ hội để các em sinh viên được tham gia cùng. Từng đi thực tập nghiên cứu ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản…, anh nhận ra rằng sinh viên Việt Nam rất cần cù, thông minh nhưng các em lại bị hạn chế về thời gian thực hành. Nếu ở Mỹ, sinh viên được tự do vào phòng thí nghiệm, được bố trí thời gian thực hành nhiều thì ở Việt Nam chưa có được điều đó. Nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thực hành ở các trường đại học của nước ta còn chưa đủ, số lượng sinh viên đông.

Việc tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thực hành không chỉ giúp sinh viên được cọ sát nhiều hơn mà còn giúp các em nâng cao khả năng hội nhập quốc tế. Ngoài ra, các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học của trường luôn có sự đồng hành, hướng dẫn của các thầy cô giáo, nhất là các giảng viên trẻ. Vì thế, sinh viên ĐH Bách khoa đã luôn chứng minh được năng lực bản thân ở nhiều kỳ thi quốc tế.

“Thế hệ sinh viên 9x trở lại đây được tiếp xúc với công nghệ thông tin sớm nên các em rất năng động và chủ động học hỏi. Vì vậy, những giảng viên trẻ cũng phải luôn cập nhật, tìm cái mới. Ngoài nghiên cứu khoa học chúng mình cũng phải tích cực tham gia biên soạn bài giảng, giáo trình, viết bài báo. Đây cũng là cách để mỗi giảng viên trẻ tự nâng cao trình độ, cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” – PGS – TS Duy Hải chia sẻ.

Tự hào khi thấy sinh viên trưởng thành

Theo anh Hải, hiện nay ngoài trình độ chuyên môn, các công ty tuyển dụng cũng yêu cầu rất cao về các kỹ năng mềm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngay trong việc xin học bổng du học, các trường quốc tế cũng rất quan tâm tới việc sinh viên đã có những hoạt động tình nguyện gì đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Muốn hội nhập quốc tế sinh viên phải trang bị cho bản thân nhiều kỹ năng mềm khác nhau.

Vì vậy, với cương vị là Bí thư Đoàn Thanh niên trường Đại học Bách khoa anh cùng Ban chấp hành Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên như: Tình nguyện vì cộng đồng, phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, các CLB ngoại ngữ, hùng biện, văn thể mỹ… Bên cạnh đó, Đoàn trường cũng chủ động áp dụng công nghệ thông tin để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, sinh viên trong trường thông qua thiết lập kênh liên lạc, truyền thông riêng của Đoàn. Ngoài mạng xã hội, xây dựng website, Đoàn trường đã triển khai hệ thống quản lí thông tin đoàn viên đang hoạt động rất hữu hiệu. Hệ thống đã được Thành đoàn trao thưởng “Công trình thanh niên tiêu biểu để nhân rộng cho các tổ chức đoàn”.

“Hầu hết các em sinh viên hiện nay đều sử dụng mạng xã hội để cập nhật, nắm bắt thông tin. Vì vậy, chúng mình cũng sử dụng chính phương tiện này để biết nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên để xây dựng các hoạt động của Đoàn thiết thực với các em nhất” - Tiến sĩ Duy Hải tâm sự.

Anh Hải cho biết, khi sinh viên chuyển sang học theo hình thức tín chỉ thì mô hình sinh hoạt Đoàn truyền thống bị phá vỡ. Mỗi sinh viên có một thời khóa biểu học tập riêng. Vì vậy, Đoàn Thanh niên trường luôn cố gắng tạo ra các hoạt động thiết thực, phù hợp với lịch học để có thể thu hút nhiều sinh viên tham gia nhất; lồng ghép công tác chuyên môn để tạo môi trường cho sinh viên vừa rèn luyện kỹ năng mềm vừa nâng cao kiến thức.

Trong “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2017”, hơn 600 tình nguyện viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã về 11 xã của huyện Mai Châu (Hòa Bình) cùng sống, cùng làm việc và trải nghiệm với người dân trong thời gian 10 ngày. Tại đây, các em tổ chức các hoạt động tình nguyện hè như: xây dựng các công trình thanh niên thắp sáng đường quê, sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, nhà văn hóa, vệ sinh môi trường, dạy văn hóa, hướng dẫn sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi,…

Anh chia sẻ: “Trong buổi tổng kết chương trình mình và các thầy cô đã thực sự xúc động khi thấy được tình cảm của người dân nơi đây dành cho các bạn tình nguyện viên. Khi các em chào tạm biệt để trở về, người dân còn xếp hàng hai bên đường vẫy chào với tình cảm rất lưu luyến, rất nhiều em học sinh đã khóc khi phải chia tay các anh chị sinh viên. Đặc biệt, trong buổi lễ tổng kết, lãnh đạo huyện Mai Châu cho biết, họ vô cùng ngạc nhiên và khâm phục trước các kỹ năng thành thạo, kiến thức phong phú của sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Các em đã được bà con rất quý mến đúng theo tinh thần “đi dân nhớ, ở dân thương”. Điều đó, chứng tỏ các em đã thực sự trưởng thành và công tác Đoàn của trường đã đi đúng hướng”.

Với PGS. TS Vũ Duy Hải, đây là phần thưởng quý giá nhất khi được chứng kiến các thế hệ đoàn viên, sinh viên của nhà trường trưởng thành từng ngày. Đó cũng là động lực cho anh và nhiều giảng viên trẻ khác tiếp tục “truyền lửa” cho sinh viên và cống hiến hết mình cho công tác Đoàn, từ đó, góp phần tạo ra các thế hệ thanh niên thời đại mới có tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, kỹ năng thành thạo để hội nhập quốc tế.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Tháng 5 nhớ Bác kính yêu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tháng 5 nhớ Bác kính yêu

TTTĐ - Tháng 5 khi hoa phượng đã rực trời Hà Nội cũng là lúc hàng triệu người dân trên mọi miền Tổ quốc háo hức về Thủ đô để vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh mừng sinh nhật Người.
Tạo "cú hích" phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Tôi yêu Hà Nội

Tạo "cú hích" phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có điều quy định: Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đưa nội dung mới này vào luật tiếp tục khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực và khát khao thu hút nhân tài của Hà Nội.
Nhiều sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam Nhịp sống trẻ

Nhiều sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

TTTĐ - Sáng 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5). Sự kiện này cũng nhằm chào mừng kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 và kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Học viện 24/5. Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&C) Việt Nam đã được học viện tổ chức.
Phát triển văn hóa đọc cho “những hạt mầm” tiểu học Nhịp sống trẻ

Phát triển văn hóa đọc cho “những hạt mầm” tiểu học

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 129 năm sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2019), trường tiểu học Đại Từ (Hoàng Mai) đã tổ chức Ngày hội đọc sách, hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21/4) nhằm tôn vinh văn hóa đọc cho toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh trong toàn Liên đội.
Hơn 2.000 người dân Hà Nội được khám bệnh miễn phí Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hơn 2.000 người dân Hà Nội được khám bệnh miễn phí

TTTĐ - Sáng 18/5, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức Lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Kết nối - mở ra cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô Camera 360 trẻ

Kết nối - mở ra cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Đến với “Ngày hội việc làm Thanh niên Thủ đô”, Nguyễn Quỳnh Trang (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), cùng đông đảo bạn trẻ, đã nắm bắt được nhiều thông tin tuyển dụng, việc làm từ các doanh nghiệp cùng tham gia…
Người trẻ kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã nhận được nhiều kỳ vọng không chỉ trong hệ thống chính trị mà còn cả Nhân dân, các bạn trẻ Hà Nội, với mong muốn luật sớm được ban hành, góp phần khơi thông các nguồn lực, tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho vùng Thủ đô và cả nước.
Những "Đại sứ Việt Nhật" Camera 360 trẻ

Những "Đại sứ Việt Nhật"

TTTĐ - Đó là những sinh viên tiêu biểu của Trường Đại học Việt Nhật (VJU) – Đại học Quốc gia Hà Nội, với thành tích học tập và hoạt động nổi bật. Năng động, thông minh, sáng tạo, cộng với tình yêu dành cho mái trường, các bạn đã góp phần lan toả hình ảnh của VJU cũng như thế hệ sinh viên thời đại mới.
Thiếu nhi trổ tài quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc Bản tin công tác Đội

Thiếu nhi trổ tài quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc

TTTĐ - Vòng bán kết sân chơi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới” khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có sự tham gia của 10 đội thi. Mỗi đội gồm 3 thành viên đã trổ tài thuyết trình tiếng Anh quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Hơn 422.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh về chiến thắng Điện Biên Phủ Bản tin công tác Đội

Hơn 422.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh về chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Sau hơn một tháng phát động, Ban Tổ chức cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay” đã nhận được 422.562 bài thi thuộc 63 tỉnh trên phạm vi toàn quốc.
Xem thêm