Tag

Bài 62: Nâng cao kỹ năng, biến thách thức thành cơ hội

Nhịp sống trẻ 03/08/2017 12:23
aa
TTTĐ.VN - Trong bối cảnh hội nhập, nhất là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có hiệu lực từ 2018, đem lại cho Việt Nam những cơ hội lớn để phát triển và đạt tới sự thịnh vượng, cũng như cơ hội chuyển dịch sang một nền kinh tế có năng suất cao dựa trên kỹ năng và sự đổi mới. Làm thế nào để biến những thách thức đó trở thành cơ hội, mang lại cho người lao động Việt Nam, nhất là lao động trẻ có những vị trí việc làm với thu nhập cao là trăn trở của toàn xã hội…

Bài 62: Nâng cao kỹ năng, biến thách thức thành cơ hội

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 61: Vững vàng hội nhập


Nâng cao kỹ năng lao động

Hiện thị trường lao động Việt Nam đang được các nhà đầu tư, tuyển dụng đánh giá cao khi dân số Việt Nam đang ở thế “cơ cấu dân số vàng” (tức người trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi người ngoài độ tuổi lao động). Khi TPP có hiệu lực, việc tự do hóa thương mại và đầu tư cũng dẫn đến tăng nhu cầu lao động, mức linh hoạt của thị trường lao động sẽ tăng lên và từ đó dẫn đến việc nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực lao động.


Bài 62: Nâng cao kỹ năng, biến thách thức thành cơ hội
Lao động làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Vương Đức

Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng thì phát triển thị trường lao động được coi là một yêu cầu bức thiết. Chất lượng giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa để phát triển nguồn nhân lực. Yêu cầu cấp thiết hiện nay của Việt Nam là cải cách, tăng đầu tư phát triển giáo dục đại học và đào tạo nghề, đồng thời gắn kết giữa đào tạo của nhà trường với nhu cầu của thị trường… Điểm yếu của lao động Việt Nam là thiếu kỹ năng mềm như cách làm việc nhóm, giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tuân thủ quy trình lao động...

Để phù hợp với hoàn cảnh hội nhập, người lao động cần ý thức phải luôn luôn học hỏi, cập nhật kỹ năng mới. Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hàng năm, 20% ngân sách được chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, người có trình độ đại học thất nghiệp nhiều do những kiến thức học được trong nhà trường không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bản thân từng cơ sở đào tạo cũng khó có khả năng nắm bắt được nhu cầu của thị trường.

Hiện nay, số học sinh, sinh viên thi vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp gấp 3 lần số lượng vào học các trường nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu thì khó có thể là điểm đến hấp dẫn.

Nếu so sánh thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, có thể nói rằng năng suất là điểm tối trong bức tranh về phát triển kinh tế xã hội.

Theo đại diện Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, nếu người lao động không có nỗ lực thì những giải pháp về đầu tư trang thiết bị hiện đại hay tăng cường đào tạo cũng không phát huy hết hiệu quả như mong muốn. Do vậy, Nhà nước và doanh nghiệp đều phải tạo được môi trường thúc đẩy người lao động chủ động và nỗ lực thì mới có thể khai thác được lợi thế của Việt Nam trong việc nâng cao năng suất cũng như thúc đẩy kinh tế tại thời điểm hiện nay cũng như trong giai đoạn sắp tới.

Trước ngưỡng cửa hội nhập, muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của thị trường lao động trong nước, Việt Nam cần phải có những đánh giá xác thực về chất lượng nguồn nhân lực để tìm ra giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng lao động, cải thiện các điều kiện lao động trong nước để đáp ứng các yêu cầu theo cam kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo đội ngũ lao động chuyên môn có tay nghề cao, thực hiện tái cấu trúc lại một số ngành theo hướng hiện đại bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, từng bước vươn lên thế chủ động trong lĩnh vực lao động - việc làm trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Cạnh tranh quyết liệt ngay trong khu vực ASEAN

Chất lượng nguồn nhân lực thấp, ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao, trong khi cơ hội việc làm khi gia nhập ASEAN chỉ đến với những lao động có kỹ năng và tay nghề. Do vậy, những lao động giản đơn không thể tiếp cận việc làm. Ngoài ra, khi tham gia hội nhập, ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia thuộc Cộng đồng ASEAN. Nếu người lao động Việt Nam không ý thức được điều này thì sẽ thua ngay trên “sân nhà," bởi khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong ASEAN. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, người lao động phải học hỏi, cập nhật kỹ năng mới.

Cộng đồng ASEAN được hình thành sẽ tạo áp lực lớn cho thị trường lao động Việt Nam như vấn đề quản lý lao động nước ngoài, vấn đề tiếp cận với thông tin thị trường lao động nước ngoài do hạn chế tiếng Anh. Việt Nam sẽ tiếp nhận nhiều lao động chất lượng cao từ các nước bạn tới làm việc, trong khi đó trình độ lao động Việt Nam thấp, làm việc chủ yếu ở khu vực phi chính thức, với gần một nửa số lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực có năng suất lao động, thu nhập ở mức thấp so với nhiều nền kinh tế khác trong ASEAN. Điều đó cho thấy cạnh tranh trực tiếp giữa lao động Việt Nam và lao động các nước sẽ diễn ra rất quyết liệt.

Ngoài ra hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém và hạn chế như bị chia cắt giữa các vùng, miền; khả năng bao quát, thu nhập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tác trên thị trường lao động, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động. Hệ thống chỉ tiêu về thị trường lao động tuy đã ban hành nhưng chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế. Vì vậy, chưa đánh giá được hiện trạng của cung-cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nhân lực trong nước. Ngoài ra, còn thiếu mô hình dự báo thị trường lao động tin cậy và nhất quán, thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác thống kê, phân tích, dự báo.

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng tăng khả năng thực hành và các kỹ năng nghề nghiệp cho người học, ưu tiên đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp, tăng cường khả năng sử dụng kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ, lập kế hoạch. Từng chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương, vùng, ngành phải thực sự coi đầu tư đào tạo nghề nghiệp là đầu tư cho phát triển, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo đặc biệt trong nội khối ASEAN.

Đối với việc tăng cường quản lý lao động sau năm 2015, cần xuất phát từ quan điểm bảo vệ vị trí việc làm trong nước đối với các công việc mà lao động Việt Nam có thể đáp ứng được và chỉ tuyển lao động nước ngoài đối với vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng nhiều văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn việc dịch chuyển lao động giữa các quốc gia; nghiên cứu và xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất để điều chỉnh các đối tượng thay vì hướng dẫn từng trường hợp riêng biệt.

Ngoài ra, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động sẽ giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu về kỹ năng hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế. Mở rộng bao phủ các chương trình bảo hiểm thất nghiệp quốc gia, việc hội nhập sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra nhu cầu mới cho một số ngành nghề trong khi giảm nhu cầu đối với một số ngành nghề khác. Trong khối ASEAN cần tăng cường hợp tác về các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với lao động di cư thông qua các thỏa thuận công nhận tham gia và hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giữa các quốc gia ASEAN.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Tháng 5 nhớ Bác kính yêu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tháng 5 nhớ Bác kính yêu

TTTĐ - Tháng 5 khi hoa phượng đã rực trời Hà Nội cũng là lúc hàng triệu người dân trên mọi miền Tổ quốc háo hức về Thủ đô để vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh mừng sinh nhật Người.
Tạo "cú hích" phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Tôi yêu Hà Nội

Tạo "cú hích" phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có điều quy định: Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đưa nội dung mới này vào luật tiếp tục khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực và khát khao thu hút nhân tài của Hà Nội.
Nhiều sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam Nhịp sống trẻ

Nhiều sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

TTTĐ - Sáng 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5). Sự kiện này cũng nhằm chào mừng kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 và kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Học viện 24/5. Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&C) Việt Nam đã được học viện tổ chức.
Phát triển văn hóa đọc cho “những hạt mầm” tiểu học Nhịp sống trẻ

Phát triển văn hóa đọc cho “những hạt mầm” tiểu học

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 129 năm sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2019), trường tiểu học Đại Từ (Hoàng Mai) đã tổ chức Ngày hội đọc sách, hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21/4) nhằm tôn vinh văn hóa đọc cho toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh trong toàn Liên đội.
Hơn 2.000 người dân Hà Nội được khám bệnh miễn phí Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hơn 2.000 người dân Hà Nội được khám bệnh miễn phí

TTTĐ - Sáng 18/5, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức Lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Kết nối - mở ra cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô Camera 360 trẻ

Kết nối - mở ra cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Đến với “Ngày hội việc làm Thanh niên Thủ đô”, Nguyễn Quỳnh Trang (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), cùng đông đảo bạn trẻ, đã nắm bắt được nhiều thông tin tuyển dụng, việc làm từ các doanh nghiệp cùng tham gia…
Người trẻ kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã nhận được nhiều kỳ vọng không chỉ trong hệ thống chính trị mà còn cả Nhân dân, các bạn trẻ Hà Nội, với mong muốn luật sớm được ban hành, góp phần khơi thông các nguồn lực, tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho vùng Thủ đô và cả nước.
Những "Đại sứ Việt Nhật" Camera 360 trẻ

Những "Đại sứ Việt Nhật"

TTTĐ - Đó là những sinh viên tiêu biểu của Trường Đại học Việt Nhật (VJU) – Đại học Quốc gia Hà Nội, với thành tích học tập và hoạt động nổi bật. Năng động, thông minh, sáng tạo, cộng với tình yêu dành cho mái trường, các bạn đã góp phần lan toả hình ảnh của VJU cũng như thế hệ sinh viên thời đại mới.
Thiếu nhi trổ tài quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc Bản tin công tác Đội

Thiếu nhi trổ tài quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc

TTTĐ - Vòng bán kết sân chơi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới” khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có sự tham gia của 10 đội thi. Mỗi đội gồm 3 thành viên đã trổ tài thuyết trình tiếng Anh quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Hơn 422.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh về chiến thắng Điện Biên Phủ Bản tin công tác Đội

Hơn 422.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh về chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Sau hơn một tháng phát động, Ban Tổ chức cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay” đã nhận được 422.562 bài thi thuộc 63 tỉnh trên phạm vi toàn quốc.
Xem thêm