Tag

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong những chuyến dã ngoại của học sinh

Chung tay vì an toàn thực phẩm 01/11/2024 05:00
aa
TTTĐ - Dã ngoại luôn là hoạt động mà học sinh cực kỳ ưa thích tham gia với nhiều trải nghiệm thú vị bổ ích. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm trong các chuyến tham quan của học sinh.
Cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm tại Hà Nội Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú Xử phạt 7 cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm Truy xuất nguồn gốc thực phẩm 20 bếp ăn trường học

Cảnh giác ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật

Trong năm học vừa qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, cơ sở giáo dục thường được thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng quan tâm, chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ.

Mặc dù vậy, nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm vẫn tiềm ẩn tại cơ sở giáo dục. Ngộ độc thực phẩm không chỉ diễn ra trong các bữa ăn tập thể tại các nhà trường hay các đơn vị có tổ chức bếp ăn tập thể, ngộ độc thực phẩm còn xảy ra ở những chuyến đi dã ngoại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các ẹm học sinh.

Trong các chuyến tham quan dã ngoại, thức ăn thường được nấu tại trường sau đó phải vận chuyển đến địa điểm cho học sinh tham quan. Ngoài ra, khi đi dã ngoại, các em học sinh cũng hay có thói quen mang thức ăn sẵn đi hoặc mua các loại thức ăn đường phố bán tại các điểm tham quan.

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong những chuyến dã ngoại của học sinh
Học sinh thường mang thức ăn sẵn đi hoặc mua các loại thức ăn đường phố bán tại các điểm tham quan

Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm an toàn nhất là còn tươi, được bảo quản trong môi trường phù hợp như tủ lạnh, tủ đông, tủ đựng thức ăn hay nhà bếp… Khi chúng ta mang thực phẩm đi dã ngoại, điều đó cũng có nghĩa những món đồ sẽ theo chúng ta trong hành trình dài nhiều tiếng đồng hồ ở ngoài trời.

Chưa kể đến, khi các em học sinh ăn, uống thực phẩm của những người bán dạo ngoài trời tại các điểm du lịch thì rất dễ bị ngộ độc do bị nhiễm bẩn từ bụi, côn trùng, vệ sinh không đầy đủ hoặc do vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn khi thực phẩm không được bảo quản trong vùng nhiệt độ an toàn.

Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh và an toàn thực phẩm trong trường học, các cơ sở giáo dục, chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân, nguồn gốc nguyên liệu đưa vào chế biến, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm…

Các trường học, cơ sở giáo dục cần thực hiện nghiêm việc niêm yết công khai danh mục nguồn gốc thực phẩm, ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời phân công cán bộ, nhân viên hằng ngày kiểm tra thực phẩm đầu vào, quá trình chế biến, bảo quản, lưu mẫu thức ăn; thường xuyên phối hợp hội cha mẹ học sinh, ban giám sát an toàn thực phẩm kiểm tra, theo dõi đột xuất nguồn gốc thực phẩm, khâu vệ sinh, chất lượng bữa ăn cho học sinh nhằm hạn chế tối đa tình trạng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, an toàn.

Chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị ngộ độc nếu thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, TS Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ cách nhận biết, xử trí và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong những chuyến dã ngoại của học sinh
Các loại thực phẩm được chế biến ngoài trời tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm, có những triệu chứng về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy); hô hấp (ho, thở nhanh, khó thở, tím tái); thần kinh (co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ.

Nặng hơn, trẻ có thể bị liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thực phẩm còn có dấu hiệu tăng tiết đờm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.

TS Lê Ngọc Duy khuyến cáo, cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm nên gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Đặc biệt, trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế, người sơ cứu nên để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít,…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.

Đồng thời cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. Nếu trẻ sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol; Tạm ngừng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm và báo ngay cho cơ quan y tế.

Bên cạnh đó, TS Lê Ngọc Duy cũng lưu ý về cách chăm sóc trẻ phục hồi sau ngộ độc thực phẩm.

Về chế độ ăn của trẻ, gia đình nên cho trẻ ăn các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn. Khi nhận thấy trẻ bình thường trở lại, cha mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác.

Phụ huynh nên tránh cho con ăn các thực phẩm gây khó tiêu và dễ kích thích gây buồn nôn như: Đồ chiên rán, thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

Các em cũng không nên ăn các thực phẩm từ sữa động vật như: Bơ, phô mai, sữa… trong vài ngày do lúc này cơ thể trẻ khó dung nạp được lactose gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

TS Lê Ngọc Duy khuyến cáo, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân, đặc biệt là trẻ em nên rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống; bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến; nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.

Đọc thêm

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Ngày 28/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Những clip “mukbang” (xu hướng ẩm thực trực tuyến) các bữa ăn khổng lồ xuất hiện trên TikTok, Facebook đang lan truyền thói quen ăn uống có hại sức khỏe, gây chứng rối loạn ăn uống.
Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học

TTTĐ - Trong tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội tham gia đoàn kiểm tra liên ngành Chương trình sức khỏe học đường và an toàn thực phẩm trong trường học.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh

TTTĐ - Nhiều người thường chủ quan cho rằng thời tiết nắng nóng, vi khuẩn sinh sôi, thực phẩm dễ bị ôi thiu do đó các vụ ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra mùa hè. Trên thực tế, thời tiết trở lạnh cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu khâu chế biến, bảo quản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa

TTTĐ - Chiều 20/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, chấm điểm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa.
Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Xem thêm