Tag

Chế độ ăn giảm đường có tốt cho sức khoẻ?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 11/10/2023 08:00
aa
TTTĐ - Chế độ ăn quá nhiều đường có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, góp phần gây ra bệnh béo phì, tiểu đường type 2, bệnh tim, ung thư và sâu răng.
Hai người tử vong do tự ý uống thuốc Đông y trị tiểu đường không rõ nguồn gốc Thêm một bệnh nhân tiểu đường tử vong vì uống "tiểu đường hoàn" Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm Người bị tiểu đường có thể ăn những loại thực phẩm nào để thay cơm?

Phân biệt đường tự nhiên và đường bổ sung?

Đường tự nhiên có trong trái cây, một số sản phẩm từ sữa và một số loại rau được đóng gói cùng với các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, đường tự nhiên được coi là thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh khi được tiêu thụ với số lượng thích hợp.

Còn đường bổ sung (những loại được thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, sản xuất hoặc nấu nướng) là những loại đường cần cắt giảm.

Ăn quá nhiều đường bổ sung sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh khác
Ăn quá nhiều đường bổ sung sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh khác

Đường bổ sung có nhiều dạng, bao gồm các dạng tinh chế như đường trắng và nâu hoặc sirô ngô và các dạng nghe có vẻ tự nhiên hơn như mật ong. Đường bổ sung thường nhiều calo nhưng cung cấp ít chất dinh dưỡng. Khi cắt bỏ lượng đường bổ sung không chỉ giúp cải thiện cân nặng và lượng đường trong máu mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung góp phần gây ra tình trạng thừa cân và béo phì. Bởi đường bổ sung liên quan đến lượng calo dư thừa mặc dù bản chất kém no của carbs đơn giản cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Do đó, chúng ta nên thay đổi thực phẩm có thêm đường bằng những thực phẩm có ít hoặc không có thêm đường như đồ uống, ngũ cốc ăn sáng và sữa chua, có thể hạn chế nạp hàng trăm calo vào cơ thể mà không làm thay đổi lượng thức ăn nạp vào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều đường, đặc biệt là đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Việc cắt giảm lượng đường bổ sung giúp kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn và giữ mức đường huyết ở mức bình thường, cả hai đều làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Điều này xuất phát từ thực tế là đường bổ sung giúp tạo ra một loạt các tác động theo chu kỳ gây ra những thay đổi về trao đổi chất và nội tiết tố gây nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng.

Một số nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác, như cân nặng.

Ngoài ra, đường cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Khi răng không được vệ sinh sạch, đường bổ sung và các loại carbohydrate khác trên răng sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn sống trong miệng tạo ra acid lấy khoáng chất ra khỏi men răng và cuối cùng gây ra sâu răng.

Những cách để giảm lượng đường trong chế độ ăn

Một số đồ uống phổ biến có chứa một lượng lớn đường bổ sung như: Nước ngọt có ga, nước tăng lực, đồ uống thể thao, đồ uống trái cây... Đồ uống không khiến chúng ta cảm thấy no, vì vậy những người tiêu thụ nhiều calo từ đồ uống sẽ không ăn ít hơn để làm giảm lượng đường

Do đó, việc tránh đồ uống có đường, chẳng hạn như nước ngọt, nước tăng lực và một số đồ uống trái cây, sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong chế độ ăn và có thể giúp giảm cân.

Chế độ ăn giảm đường có tốt cho sức khoẻ?
Các loại bánh ngọt, bánh nướng chứa nhiều đường bổ sung không tốt cho sức khoẻ

Hầu hết các món tráng miệng không cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng. Chúng chứa nhiều đường, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đói và thèm ăn nhiều đường hơn. Các món tráng miệng làm từ ngũ cốc và sữa, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán và kem, chiếm hơn 18% lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống của người Mỹ.

Đổi món tráng miệng nhiều đường cho trái cây tươi hoặc nướng không chỉ làm giảm lượng đường của bạn mà còn làm tăng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Các món tráng miệng như kem, bánh ngọt và bánh quy chứa nhiều đường và cung cấp ít dinh dưỡng. Hay có một cách khác là bạn có thể chuyển sang trái cây tươi hoặc nướng để giảm lượng đường và nhưng vẫn tăng lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Các loại nước sốt như sốt cà chua, nước sốt chấm thịt nướng và tương ớt ngọt là những thứ phổ biến trong hầu hết các nhà bếp. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết về hàm lượng đường của chúng. Một muỗng canh (15 gam) sốt cà chua có thể chứa 1 thìa cà phê đường (4 gam).

Thực phẩm toàn phần là những loại thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến hoặc tinh chế. Chúng cũng không chứa chất phụ gia và các chất nhân tạo khác.

Đây là những thực phẩm chế biến sẵn có chứa muối, đường và chất béo, nhưng cũng là những chất không thường được sử dụng trong nấu nướng tại nhà. Những chất này có thể là hương vị nhân tạo, màu sắc, chất nhũ hóa hoặc các chất phụ gia khác; Ví dụ về thực phẩm chế biến nhanh là nước ngọt, món tráng miệng, ngũ cốc, pizza và bánh nướng.

Thực phẩm đóng hộp có thể là một bổ sung hữu ích và rẻ cho chế độ ăn uống của mỗi người, nhưng chúng cũng có thể chứa nhiều đường bổ sung.

Đọc thêm

Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Bình Dương công bố hàng loạt đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn vi phạm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã đẩy mạnh triển khai thực hiện “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2024; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Khóc dở, mếu dở vì những bữa tiệc chia tay Chung tay vì an toàn thực phẩm

Khóc dở, mếu dở vì những bữa tiệc chia tay

TTTĐ - Mùa hè đến, cũng là lúc các em học sinh háo hức chào đón những ngày nghỉ hè sau một năm học tập. Bên cạnh niềm vui nghỉ ngơi sau 1 năm học vất vả, các em còn háo hức mong chờ những bữa tiệc liên hoan cuối năm cùng bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, ẩn sau những nụ cười rạng rỡ và những món ăn ngon, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) đang rình rập, biến niềm vui thành nỗi lo lắng.
Kỳ 1: Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Xác định con người là nhân tố quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm nay, toàn TP Hà Nội đã phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Hình thành những thói quen tốt để đảm bảo thực phẩm an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hình thành những thói quen tốt để đảm bảo thực phẩm an toàn

TTTĐ - Hà Nội đã bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng, thực phẩm có nguy cơ ôi thiu, mất an toàn rất cao. Chính vì thế, mỗi người cần hình thành những thói quen tốt để vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa thực hiện nếp sống văn minh, thân thiện.
Bảo đảm an toàn thực phẩm ở cổng trường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bảo đảm an toàn thực phẩm ở cổng trường

TTTĐ - Học sinh mua đồ ăn vặt không còn là chuyện lạ. Thời gian vừa qua, nhiều tỉnh, thành phố đã xảy ra những vụ ngộ độc do học sinh ăn vặt ở cổng trường. Chính quyền TP Hà Nội đã liên tiếp ra nhiều văn bản chỉ đạo để siết chặt việc quản lý hàng quán xung quanh trường học cũng như cảnh báo nhà trường, các bậc phụ huynh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xử phạt vi phạm 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt vi phạm 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Từ ngày 22/4 - 3/5/2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 13 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm và 10 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập.
Ngăn chặn thực phẩm không an toàn vào siêu thị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn vào siêu thị

TTTĐ - Ngày 9/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Đống Đa nhân Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024.
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại siêu thị Winmart Nguyễn Chí Thanh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại siêu thị Winmart Nguyễn Chí Thanh

TTTĐ - Sáng 9/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Đống Đa nhân Tháng hành động vì ATTP năm 2024.
Xem thêm