Tag

Chế độ ăn uống sai của bệnh nhân tiểu đường dễ gây biến chứng

Chung tay vì an toàn thực phẩm 29/02/2024 14:56
aa
TTTĐ - Thời điểm sau Tết, khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân đái tháo đường. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước.
Tăng cường phòng chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường Chủ quan trong điều trị đái tháo đường, bệnh nhân loét bàn chân nặng 730 người dân khám sàng lọc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp Bệnh nhi đái tháo đường hôn mê nhiễm toan chuyển hóa nặng

Gia tăng bệnh nhân đái tháo đường biến chứng nặng sau Tết

Bệnh đái tháo đường đôi khi có thể khó kiểm soát, đặc biệt vào những ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Bởi đây là dịp mọi người gặp gỡ, thăm hỏi người thân và thường tổ chức buổi tiệc tùng, ăn uống. Do đó, thời điểm sau Tết, các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường gặp các biến chứng nguy hiểm.

Sau Tết, gia tăng bệnh nhân đái tháo đường nhập viện
Bệnh nhân đái tháo đường nhập viện do biến chứng tiểu đường

Bác sĩ Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, có thời điểm lượng bệnh nhân cấp cứu tăng 200% so với cùng kỳ năm 2023. Điển hình, vào đêm Giao thừa, kíp trực đã hoạt động hết công suất khi liên tục tiếp nhận các ca cấp cứu biến chứng nặng.

Trong đó, đa phần là các bệnh nhân lớn tuổi đái tháo đường lâu năm mắc phải một bệnh nhiễm trùng, thông thường là hô hấp (do thời tiết lạnh) và tiết niệu (đường trong nước tiểu là môi trường do vi khuẩn) hoặc là biến chứng bàn chân (do bệnh nhân biến chứng bàn chân mất cảm giác ở bàn chân nên bị vật lạ xâm nhập mà không phát hiện ra).

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với người lớn tuổi, khi mắc một bệnh nhiễm trùng, việc kiểm soát đường huyết trở nên rất phức tạp, đòi hỏi phải thay đổi phác đồ điều trị.

Vì vậy, để tránh trường hợp này, khi có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần phải được đưa tới các bệnh viện chuyên khoa có chuyên môn và uy tín để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Quản lý bệnh đái tháo đường và giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định không khó khi chú ý đến những gì mình ăn. Tuy nhiên, trong những ngày Tết, việc ăn uống và sinh hoạt của hầu hết mọi người có nhiều thay đổi, trong đó có người mắc bệnh đái tháo đường. Đấy cũng là nguyên nhân khiến cho lượng bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng nhập viện sau Tết thường tăng mạnh.

Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng cho bệnh đái tháo đường

Nhiều người mắc đái tháo đường cho rằng việc ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế, các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong ngày sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giải phóng thức ăn được tiêu hóa dưới dạng glucose vào máu.

Vì lượng glucose được giải phóng vào máu thấp nên insulin dễ dàng đẩy chúng vào tế bào để sản xuất năng lượng. Điều này được gọi là tải lượng đường huyết. Việc cân bằng lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ sẽ là quyết định sáng suốt nếu có sự lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Kiểm soát đường huyết
Người bệnh cần thường xuyên kiểm soát đường huyết

Người bệnh nên ưu tiên thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau mầm, các loại đậu, quả hạch và salad để có các lựa chọn bữa ăn nhỏ hơn vì chúng tạo cảm giác no hơn là đồ ăn nhẹ giàu carbohydrate.

Do đó, dù Tết có bận rộn đến đâu, người bệnh đái tháo đường cũng không nên bỏ bữa hay dồn bữa, vì đây là một trong những mẹo đơn giản nhất để duy trì sự ổn định đường huyết, tránh gây ra các biến chứng hạ đường huyết hay tăng đường huyết. Lượng đường trong máu không tăng vọt khi ăn từng chút một.

Người bệnh tuyệt đối không uống rượu, bia, hút thuốc lá, nước uống có ga và các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và là "kẻ thù" của người bệnh đái tháo đường.

Rượu, bia và các chất kích thích có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết do ngăn cản quá trình tổng hợp glycogen và ảnh hưởng đến chức năng gan, gây rối loạn chuyển hóa.

Tuy nhiên, trong dịp Tết nếu muốn uống một chút rượu, người bệnh nên ăn thức ăn có tinh bột khi uống rượu để tránh hạ đường máu; không bao giờ được uống rượu nếu không ăn.

Sau khi uống khoảng 1 giờ, bệnh nhân nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không, từ đó sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Ngoài ra, bệnh nhân uống rượu phải theo dõi huyết áp đều đặn, nếu thấy tăng thì nên ngừng uống.

Do sợ lượng đường trong các loại trái cây ngọt nên nhiều người mắc bệnh đái tháo đường không muốn ăn trái cây. Tuy nhiên, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng. Loại bỏ nguồn carbohydrate lành mạnh khỏi chế độ ăn uống chỉ vì cơ thể không tiết đủ insulin không phải là một quyết định sáng suốt.

Một trong những cách để kiểm tra lượng đường trong máu là đảm bảo khẩu phần ăn giàu carbohydrate phải nhỏ. Người bệnh nên chọn trái cây tươi có chỉ số GI thấp hoặc đông lạnh không thêm đường; luôn ăn trái cây như một bữa ăn nhẹ và không ăn ngay sau khi ăn xong.

Thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, các loại bánh, pizza, xúc xích, thịt xông khói, thịt muối… chứa nhiều đường, muối, phụ gia, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Cả hai loại chất béo này đều gây hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

TTTĐ - Các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của học sinh.
Quận Ba Đình diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Ba Đình diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc

TTTĐ - Sáng 25/9, UBND quận Ba Đình, Hà Nội, tổ chức diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc.
Quan tâm chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quan tâm chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho các em học sinh, phụ huynh, người chăm sóc bữa ăn chính cho gia đình tại trường Tiểu học La Thành.
Phòng chống thừa cân, béo phì trẻ em tại các trường tiểu học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng chống thừa cân, béo phì trẻ em tại các trường tiểu học

TTTĐ - Đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội do Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Kiều Anh làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường tiểu học Lê Lợi (quận Hà Đông) về triển khai thực hiện các hoạt động mô hình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở học sinh tại trường tiểu học.
Phát hiện thêm một trường hợp mắc liên cầu lợn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phát hiện thêm một trường hợp mắc liên cầu lợn

TTTĐ - Ngày 23/9, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận 1 ca mắc liên cầu lợn là cụ ông 77 tuổi (huyện Đan Phượng).
Thực hiện giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thực hiện giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Để sớm ổn định đời sống người dân, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Ứng Hòa đã đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Có nên mua bánh Trung thu đại hạ giá? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Có nên mua bánh Trung thu đại hạ giá?

TTTĐ - Sau ngày rằm tháng 8 Âm lịch, trên nhiều tuyến phố, các cửa hàng, tiểu thương tung ra đủ loại khuyến mãi như giảm giá 50%, mua 4 tặng 1 các loại bánh Trung thu… để đẩy hàng tồn, thu hút khách.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ

TTTĐ - Huyện Mê Linh tổ chức phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão

TTTĐ - Để chủ động chăm sóc sức khỏe cho người dân trong mùa mưa bão và đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Gia Lâm đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đáp ứng y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm, ổn định đời sống người dân Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm, ổn định đời sống người dân

TTTĐ - Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đan Phượng đã đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Xem thêm