Tag
Huyện Đông Anh (Hà Nội)

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

Người Hà Nội 12/11/2024 12:43
aa
TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Gần 450 người dân Đông Anh đã được di dời đến nơi an toàn Nam A Bank 32 năm, tiếp tục phủ sóng mạng lưới miền Bắc Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh

Tăng cường nhận thức về văn hóa cho 15 nghìn đảng viên

Trong 10 năm qua, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, XXIX xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của lĩnh vực văn hóa, xây dựng người Đông Anh văn minh, thanh lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện và đất nước.

Cấp ủy và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXVIII và XXIX xác định rõ và được cụ thể hóa bằng Chương trình số 04-CTr/HU về “Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Đông Anh thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020 - 2025”. Nghị quyết này được cụ thể hóa bằng đề án:“Phát triển văn hóa - thể thao huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025” và các kế hoạch để tổ chức thực hiện.

Để Nghị quyết lan tỏa, Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai học tập các nghị quyết của Đảng bài bản, sáng tạo, nghiêm túc như: Tổ chức nghiên cứu quán triệt học tập Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, học tập nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc của Đảng, Nghị quyết 09 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa, Nghị quyết 11 của Thành ủy về đầu tư tu bổ tôn tạo di tích...; các Nghị quyết số 250 của Huyện ủy về quyết tâm hoàn thành “5 có, 3 không”, cho trên 15 nghìn đảng viên trong toàn huyện bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Sau học tập, đảng viên viết thu hoạch và chấm đánh giá nhận thức.

Huyện Đông Anh: Chuyển biến rõ nét từ Nghị quyết “5 có, 3 không”
Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà thi đấu đa năng huyện Đông Anh.

Theo bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, quá trình tổ chức thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành các nghị quyết chuyên đề.

Đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 250-NQ/HU ngày 14/2/2022 về quyết tâm phấn đấu hoàn thành “5 có, 3 không” tại các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn trong năm 2022; Nghị quyết số 394-NQ/HU về quyết tâm thực hiện “5 có, 3 không và hạ tầng giao thông” trên địa bàn năm 2023 và các năm tiếp theo; chương trình hành động số 20-CTr/HU ngày 22/3/2022 về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045”…

Đầu tư mạnh cho các thiết chế văn hóa

Ông Đặng Giang Sơn, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao huyện Đông Anh cho biết, huyện đã hoàn thành quy hoạch 15/15 phân khu đô thị, 61/81 đồ án quy hoạch phát triển đô thị; hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhà văn hóa hiện đại nhất toàn quốc trên diện tích 6,3ha, với 800 chỗ ngồi; đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả; hoàn thành và đưa vào khai thác thiết chế thể thao cấp huyện trên diện tích 33ha. 10/24 xã thị trấn đã khai thác trung tâm văn hóa, thể thao.

Huyện đã đầu tư, tu bổ, xây mới và khai thác, sử dụng hiệu quả 154/155 nhà văn hóa thôn; 100% nhà văn hóa tổ dân phố; 881 khu thể thao thôn, tổ dân phố; 233 điểm sinh hoạt cộng đồng, 60 tiểu công viên, 80 điểm đỗ xe tĩnh kết hợp trồng cây xanh; 99 nhà văn hóa, 135 điểm sinh hoạt cộng đồng đã lắp đặt 2.530 thiết bị, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời.

Huyện Đông Anh: Chuyển biến rõ nét từ Nghị quyết “5 có, 3 không”
Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội thăm Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư Thăng Long tại xã Hải Bối

Theo ông Sơn, huyện đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đối với nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và trung tâm văn hóa - thể thao các xã, thị trấn. Các nhà văn hoá thôn, tổ dân phố cơ bản đã được đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất đồng bộ, đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí. Đến nay, toàn huyện có 243 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà văn hoá thôn với tổng kinh phí 734.920.339 tỷ đồng.

Không chỉ chú trọng đầu tư, huyện Đông Anh còn làm tốt công tác quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả nhà văn hóa, khu thể thao, điểm sinh hoạt cộng đồng bằng việc thành lập ban chủ nhiệm, kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý nhà văn hóa thôn, tổ dân phố… Ban chủ nhiệm nhà văn hóa đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động từng năm để thực hiện nhiệm vụ chính trị, các sự kiện, nội dung hoạt động đa dạng, phong phú, thiết thực.

Nhờ những bước đi bài bản, huyện luôn đạt và vượt các chỉ tiêu về xây dựng mô hình văn hóa. Đến năm 2023, huyện có 95,7% số hộ đạt gia đình văn hóa, 154/155 số thôn đạt danh hiệu “Làng văn hóa”; 100% số tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã trở thành nền nếp. Tính đến tháng 6/2024, toàn huyện có 98,91% người qua đời được hỏa táng.

Lãnh đạo huyện Đông Anh chia sẻ, với sự chỉ đạo quyết liệt, coi văn hóa là nguồn lực nội sinh, huyện đã quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý, khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa; xây dựng quy chế quản lý khai thác thiết chế văn hóa; thành lập ban chủ nhiệm, các câu lạc bộ, khơi dậy động viên các tầng lớp Nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội hóa, huy động nguồn lực.

Kinh nghiệm ấy đã phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân của Đông Anh đã trở thành điểm sáng của TP Hà Nội.

Đọc thêm

Bức tranh đầy màu sắc của tình đoàn kết và hạnh phúc Người Hà Nội

Bức tranh đầy màu sắc của tình đoàn kết và hạnh phúc

TTTĐ - “Làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về lịch sử, văn hóa và con người đối với du khách trong và ngoài nước” là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài mà Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” chỉ ra.
Xứng đáng vị thế "đầu tàu" kinh tế, "trái tim" văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Xứng đáng vị thế "đầu tàu" kinh tế, "trái tim" văn hóa

TTTĐ - Các chuyên gia thống nhất nhận định, Luật Thủ đô (sửa đổi) nhấn mạnh hơn vai trò của Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước. Đồng thời, Thủ đô càng lúc càng trở thành nhịp đập lan tỏa văn hóa, kết tinh bản sắc của một dải non sông.
Phát huy những phẩm chất, truyền thống quý báu của huyện anh hùng Người Hà Nội

Phát huy những phẩm chất, truyền thống quý báu của huyện anh hùng

TTTĐ - Trong công tác tuyên truyền Chỉ thị 30 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng tích cực phản ánh đa dạng, sinh động mọi hoạt động của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình triển khai những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Hoạt động nhằm phát huy những phẩm chất quý báu, truyền thống quê hương Đan Phượng anh hùng, làm cho những giá trị văn hóa giàu truyền thống đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
Hiệu quả từ những mô hình thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU Người Hà Nội

Hiệu quả từ những mô hình thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU

TTTĐ - Thực hiện Chỉ thị số 30 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, nhiều mô hình hay, hiệu quả đã được triển khai trên địa bàn thành phố.
Xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, phong cách ứng xử Người Hà Nội

Xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, phong cách ứng xử

TTTĐ - Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" trên địa bàn huyện Thanh Oai, UBND huyện chủ trương phấn đấu xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, lối sống, phong cách ứng xử. Xây dựng người Thanh Oai - Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt Người Hà Nội

Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt

TTTĐ - Chỉ thị số 30-CT/TU nhấn mạnh đến yếu tố “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Gần một năm qua, Chỉ thị thực sự đi vào đời sống của công dân Thủ đô bởi sự đi đầu, gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo các cấp trong tất cả các hoạt động của thành phố, đặc biệt là những dịp hệ trọng.
Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" Người Hà Nội

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Hà Nội nổ súng mở đầu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã trở thành bản hùng ca bất tử trên con đường giành độc lập, tự do cho đất nước.
Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội" Người Hà Nội

Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội"

TTTĐ - Vào 18 giờ ngày 29/11, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội"; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ Người Hà Nội

Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ

TTTĐ - Quận Tây Hồ, Hà Nội đã có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ngành, đơn vị với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai Kế hoạch số 182/KH-UBND của UBND thành phố về thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”. Chính vì thế, sau gần 1 năm xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc theo các nội dung tại Kế hoạch của thành phố và quận đề ra, Tây Hồ đã gặt hái được những kết quả rất đáng tự hào.
Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp" Người Hà Nội

Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp"

TTTĐ - Quận Tây Hồ (Hà Nội) tích cực tuyên truyền trong cán bộ và Nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao động xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội bằng những hành động cụ thể “Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp” thông qua các cuộc họp, sinh hoạt câu lạc bộ của các hội, đoàn thể.
Xem thêm