Tag

Đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách

Xã hội 30/11/2023 17:34
aa
TTTĐ - PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần nghiên cứu và triển khai xây dựng quỹ dự phòng an sinh xã hội với tầm nhìn dài hạn nhằm hỗ trợ người lao động mất việc làm ứng phó với những khó khăn, rủi ro đột ngột. Việc thiết lập quỹ dự phòng sẽ góp phần giảm tải gánh nặng cho các quỹ an sinh xã hội truyền thống như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế… tránh nguy cơ vỡ các quỹ truyền thống này, qua đó góp phần củng cố mức độ an toàn và bền vững của hệ thống an sinh xã hội.
Nỗ lực vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội Đồng hành với doanh nghiệp FDI chăm lo quyền lợi của người lao động Nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội là việc làm thường xuyên

Cải thiện những hạn chế trong công tác an sinh

Chính sách bảo đảm an sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước (bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội...) và sự hỗ trợ của tổ chức hay tư nhân (các chế độ không theo luật định) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

Đối với đối tượng là công nhân, chính sách an sinh xã hội được tập trung ở những nội dung chủ yếu như: Tăng cơ hội việc làm, trợ cấp thất nghiệp, tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế.

Chia sẻ tại diễn đàn số 4 với chủ đề “Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách pháp luật của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi của người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều 30/11, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, hiện nay chính sách an sinh xã hội đối với công nhân vẫn còn nhiều hạn chế.

Đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách
PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ tại diễn đàn

Về chính sách tăng cơ hội việc làm cho công nhân, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà cho rằng, việc thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, hàng năm Ngân sách Nhà nước bổ sung vốn cho Quỹ rất thấp. Từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung vốn cho Quỹ, nguồn vốn của Quỹ chỉ được bổ sung một phần từ tiền lãi cho vay hàng năm. Ngày 9/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2015/NĐ-CP đã cho phép ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của chương trình rất lớn nên nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đang ngày một tăng cao.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Luật Việc làm thì điều kiện vay vốn đối với người lao động là “cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án”. Tuy nhiên trên mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (mẫu số 1a) ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP quy định phải có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi khách hàng hiện đang cư trú hợp pháp tại địa phương.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì nơi thực hiện dự án và nơi cư trú hợp pháp của người lao động phải thuộc trên cùng một địa bàn cấp xã (xã, phường, thị trấn). Điều này đã gây nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai cho vay thực tế tại cơ sở, khi có nhiều lao động cư trú hợp pháp tại xã, phường, thị trấn này nhưng lại có dự án đầu tư ở xã, phường, thị trấn khác thì việc vay vốn từ chương trình này sẽ không đáp ứng đủ điều kiện.

Mặt khác, hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội chưa được quan tâm thường xuyên, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa... nơi hộ vay vốn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, đất đai để trồng trọt, chăn nuôi nên hiệu quả vốn tín dụng đầu tư thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Về chính sách tiếp cận dịch vụ y tế cho công nhân, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà nhận định, thực tế hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập về tiếp cận dịch vụ y tế của người lao động tại các khu công nghiệp. Cụ thể, các quy định về hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến đang gây trở ngại cho người lao động tiếp cận với các lợi ích mà bảo hiểm y tế mang lại.

Các quy định về khám sức khỏe định kỳ còn thiếu tính chặt chẽ về một số điểm như quy định cơ sở y tế được phép tổ chức sức khỏe định kỳ, các hạng mục sức khỏe bắt buộc thăm khám.

Đặc biệt, cơ chế xử lý, xử phạt với các doanh nghiệp, chủ lao động không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động với các cơ sở y tế vi phạm chức năng, quy trình cấp giấy khám sức khỏe định kỳ còn nhẹ.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp có chức năng kiểm tra, phát hiện các sai phạm về y tế trong khu công nghiệp nhưng lại chưa được quy định chức năng xử lý, xử phạt do đó hiệu lực quản lý chưa cao.

Hiện chưa có các văn bản quy định về phối kết hợp giữa hệ thống khám bệnh nghề nghiệp và giám định bệnh nghề nghiệp nhằm thực hiện kịp thời và đầy đủ chế độ và chính sách đối với người lao động.

“Chính một số điểm bất cập của hệ thống chính sách về y tế, đặc biệt những hạn chế về chế tài xử lý đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho người lao động mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp chỉ tổ chức khám cho một bộ phận người lao động; chỉ đăng ký khám một số hạng mục nhất định; mua giấy khám sức khỏe định kỳ”, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà nêu.

Xây dựng “bệ đỡ” an toàn cho người lao động

Khuyến nghị giải pháp cải thiện những hạn chế trong công tác an sinh, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà kiến nghị cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo hướng bảo đảm tính bền vững, công bằng của chính sách, chú trọng phúc lợi xã hội, an ninh xã hội và an ninh con người.

Đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách
Quang cảnh tọa đàm

Các chính sách xã hội cần được thiết kế theo hướng xử lý kịp thời và hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn xã hội, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của người dân, nhất là các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trong đó có người lao động bị mất việc làm. Đây là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng an sinh xã hội, cung cấp “bệ đỡ” an toàn cho người dân nói chung và người lao động nói riêng khi đối mặt với khủng hoảng, rủi ro khó lường trong cuộc sống, hướng tới mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội.

Bên cạnh đó, Nhà nước với tư cách là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm quyền an sinh xã hội cho công dân cần có những kế hoạch dài hạn kết hợp với những phương án kịp thời để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị mất việc. Đó có thể là điều phối và cân đối lực lượng lao động giữa các ngành sản xuất, tạo việc làm mới thông qua hoạt động triển khai các dự án đầu tư công tại các ngành, địa phương, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để hỗ trợ người lao động bị mất việc làm được thụ hưởng an sinh xã hội một cách đầy đủ và hiệu quả.

"Chúng ta cần tiếp tục thực hiện các gói cứu trợ người lao động bị mất việc làm như đã triển khai trong đại dịch COVID-19. Tuy đây là những giải pháp tình thế nhưng lại có ý nghĩa rất thiết thực, giúp người lao động bị mất việc làm vượt qua khó khăn tạm thời, ổn định cuộc sống để sẵn sàng chuẩn bị cho những cơ hội trong tương lai.

Cùng với đó, vận dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và thực thi các chính sách xã hội nhằm bảo đảm quyền an sinh xã hội cho người lao động nói chung và người lao động bị mất việc làm nói riêng. Trong đó, cần đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách và lấy quyền an sinh xã hội của họ làm tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của chính sách khi đi vào thực tiễn cuộc sống", PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà nhấn mạnh.

Đọc thêm

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to Môi trường

Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 120mm.
3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng Đô thị

Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng

TTTĐ - Dự án 31-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) chậm tiến độ liên quan đến thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Hiện nay, đồ án này đang được triển khai, dự kiến đến tháng 8/2024 sẽ được phê duyệt.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Hà Nội có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh Môi trường

Hà Nội có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm.
Xem thêm