Đẩy mạnh giám sát an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch Covid-19
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong. |
- Xin ông cho biết, các cơ sở dịch vụ ăn, uống khi thực hiện hình thức kinh doanh bán mang về, cần đáp ứng các yêu cầu gì về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như công tác phòng, chống dịch Covid-19?
- Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20-9-2021 của UBND thành phố Hà Nội về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới, từ 6h ngày 21-9, loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống được chính thức mở cửa trở lại và chỉ được bán hàng mang về. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phải thực hiện nghiêm 9 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể: Khu vực chế biến phải bảo đảm vệ sinh, cách biệt với các nguồn ô nhiễm; bố trí phân khu riêng biệt giữa thực phẩm chín và sống. Cơ sở phải bảo đảm đủ trang thiết bị chế biến, chia, gắp, chứa đựng thức ăn, bố trí riêng dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.
Cơ sở phải có dụng cụ bao gói hợp vệ sinh; thức ăn phải được đóng trong các hộp/túi kín được vận chuyển bảo đảm an toàn thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Cơ sở có thùng đựng rác, có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi. Nguyên liệu thực phẩm được sử dụng phải rõ ràng xuất xứ, nguồn gốc. Cơ sở phải sử dụng phụ gia nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. Nhân viên chế biến thực phẩm thực hiện vệ sinh cá nhân theo quy định, như: Cắt móng tay ngắn, không đeo đồ trang sức, khám sức khỏe theo quy định và tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Cơ sở phải thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đúng quy định. Cuối cùng là cơ sở phải áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế và thực hiện đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại cơ sở.
- Với loại hình dịch vụ ăn, uống bán mang về như hiện nay, theo phân cấp do ai quản lý và cần kiểm tra, giám sát như thế nào?
- Theo Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 5-7-2019 của UBND thành phố Hà Nội về quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, cấp thành phố quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Ngoài ra, cấp huyện được phân công quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND cấp huyện cấp; cấp xã quản lý kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (kinh doanh thức ăn đường phố). Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch định kỳ theo phân cấp tại Quyết định số 14 của UBND thành phố.
- Vậy, khi phát hiện sai phạm, việc xử lý sẽ được tiến hành như thế nào?
- Trong quá trình kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không tuân thủ các quy định điều kiện an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch Covid-19 đều phải xử phạt nghiêm theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Riêng với loại hình bán mang về, chúng tôi tập trung kiểm tra vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. Đối với hành vi như sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Trong quá trình kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống bán mang về, cơ quan chức năng sẽ tập trung vào những nội dung gì, thưa ông?
- Như tôi đã nói ở trên, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ bán mang về bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và các quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, chế biến, con người, bảo quản, vận chuyển, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm... Thức ăn phải được đóng trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển. Người vận chuyển phải đeo khẩu trang và xịt cồn bàn tay trước khi vận chuyển suất ăn, không tụ tập đông, giữ khoảng cách theo quy định.
Chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát với điều kiện an toàn thực phẩm và kết hợp công tác phòng, chống dịch. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm: Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, con người tham gia chế biến thực phẩm, điều kiện bảo quản thực phẩm... Ngoài ra, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của cơ sở, trong đó chú trọng kiểm tra việc tạo điểm quét QRcode để khách đến mua hàng khai báo y tế. Cùng với đó, nhân viên, khách hàng, người giao nhận hàng, người liên hệ phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, cơ sở phải bố trí khu vực giao/nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển và tách biệt khu vực khác, bảo đảm khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2m, trang bị nước rửa tay, sát khuẩn, có phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô dùng một lần.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Xử lý theo quy định các mẫu thuốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng TTTĐ - Trong 8 tháng đầu năm, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra ... |
Hà Nội chủ động các kịch bản cung ứng lương thực thực phẩm TTTĐ - Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến về ... |
Bảo đảm an toàn thực phẩm cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số 1354/ATTP-NĐTT về việc bảo đảm an toàn thực phẩm ... |
Kiểm tra an toàn thực phẩm và phòng chống dịch Covid-19 tại 2 nhà hàng trên địa bàn quận Đống Đa TTTĐ - Ngày 2/7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đã đi kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) tại ... |
Tạm dừng nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn về việc tạm dừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ ... |
Thực hiện song song công tác phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn thực phẩm TTTĐ - Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục An toàn ... |
Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2021 TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đã có công văn chỉ đạo về việc đảm bảo đảm bảo ... |
Chủ động biện pháp vận chuyển, tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Công thương đã yêu cầu Sở Công thương các địa phương chủ động biện ... |
Các cửa hàng ăn uống khuyến khích khách hàng mua online, tăng cường phòng dịch Covid-19 TTTĐ - Ngày 11/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đã đi kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) và ... |
Huyện Thạch Thất tuyên truyền lưu động Tháng hành động An toàn thực phẩm và phòng chống Covid-19 TTTĐ - Trong hai ngày 4 - 5/5, TTYT huyện Thạch Thất đã tổ chức tuyên truyền lưu động về Tháng hành động An toàn ... |
Hà Nội triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2021 TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch về việc triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm ... |
Triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021 TTTĐ - Quận Long Biên tổ chức triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021 với chủ đề “Đảm bảo an ... |
Xử phạt 20 tổ chức, cá nhân vi phạm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp TTTĐ - Từ đầu năm 2021 đến nay, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra ... |
Thành lập đoàn khảo sát về thi hành pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã thành lập đoàn khảo sát tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực an toàn vệ sinh ... |
Hà Nội thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn TTTĐ - Xác định rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, thành phố Hà ... |
Xử phạt hành chính 173 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong dịp Tết TTTĐ - Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các tỉnh, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực ... |
Bài 3: Hà Nội vào cuộc quyết liệt, thực hiện đồng bộ giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm TTTĐ - Mỗi dịp Tết đến, bên cạnh việc chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chuẩn bị đầy đủ nguồn ... |
Bài 2: Vì sao thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn "có đất sống"? TTTĐ - Mỗi dịp Tết đến các cơ quan chức năng đều lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra để kiểm soát vấn đề an toàn ... |
Siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Tân Sửu 2021 TTTĐ - Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần. Đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu thụ nông sản, thực phẩm tăng ... |
An toàn thực phẩm tại Hà Nội: Hễ kiểm tra là ra sai phạm TTTĐ - Thời gian gần đây, dư luận hết sức hoang mang khi lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý và thu ... |
Theo Hà Nội mới