Tag

Đồng hành cùng người dân tỉnh Điện Biên trong sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng

Nông thôn mới 25/10/2021 09:00
aa
TTTĐ - Từ ngày 25/10 đến ngày 27/10/2021, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên tổ chức lớp “Tập huấn cho người dân về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân về sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng”.
Triển vọng từ các mô hình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp Chuyển đổi nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững Tạo cơ chế, nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Tạo “hướng đi” bền vững cho nông nghiệp thông minh Thủ đô

Lớp học được tổ chức trong thời gian 3 ngày cho người dân là các hộ nghèo, cận nghèo thuộc chương trình “Không còn nạn đói”. Các học viên được nghe, xem video, thảo luận các chuyên đề về tập huấn cho người dân về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân về sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Theo đó, người dân sẽ được học hai bài học gồm: Thực hành sử dụng lương thực, thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, trong đó có chế độ dinh dưỡng cho từng độ tuổi; Lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; Thực hành xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý

Bài 2 là hướng dẫn sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng gồm: Sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện nông hộ; Vườn dinh dưỡng hộ gia đình; Thực hành cải tạo vườn dinh dưỡng.

Đồng hành cùng người dân tỉnh Điện Biên trong sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng
Người dân xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên tham gia lớp tập huấn

Các nội dung của các bài là rất cần thiết hữu ích đối với các hộ gia đình thuộc chương trình “Không còn nạn đói” thuộc xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Tham gia giảng dạy tại lớp học, các giảng viên của Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 là những người có nhiều kinh nghiệm và rất nhiệt tình giảng dạy. Họ đã đưa ra rất nhiều kiến thức thực tế. Sau khóa tập huấn, lớp học đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu về lý thuyết cũng như thực hành.

Các nội dung lý thuyết được học tập và trao đổi tại lớp học, học viên có cơ hội được chia sẻ, trình bày kinh nghiệm cũng như những khó khăn trong việc xây dựng các bữa ăn dinh dưỡng và phương pháp cải tạo vườn thành vườn dinh dưỡng của chính hộ gia đình mình.

Đồng hành cùng người dân tỉnh Điện Biên trong sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng
Các học viên tham gia thực địa tại khu vườn

Phương pháp giảng dạy của các giảng viên dễ hiểu, lôi cuốn được học viên; Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy có sự tham gia tích cực của học viên như trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình có minh họa, thực hành, phát vấn, hỏi đáp thắc mắc...

Khi tham gia lớp học, các học viên được cung cấp tài liệu gồm một bộ tài liệu tập huấn cho người dân về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân về sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Theo đánh giá của lãnh đạo xã Mường Mùn, nội dung chương trình học tập rất phù hợp và cần thiết, sát với yêu cầu thực tiễn và trình độ của học viên, thời gian của một khóa học vừa phải; Tài liệu được cấp đầy đủ về số lượng và theo đúng nội dung của chương trình do giảng viên cung cấp.

Đồng hành cùng người dân tỉnh Điện Biên trong sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng
Các học viên tham gia chụp ảnh lưu niệm

Giảng viên tham gia lớp học nhiệt tình, giảng dạy tốt, có nhiều hình ảnh minh họa và video thực tiễn cho học viên nhằm truyền đạt được nhiều kiến thức bổ ích cho học viên; Công tác phục vụ lớp học được phối kết hợp giữa nhà trường và Ủy ban Nhân dân xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo rất tốt, công tác chuẩn bị chu đáo, đảm bảo đầy đủ các điều kiện như hội trường lớp học, văn phòng phẩm, thiết bị cho giảng dạy và học tập.

Học viên là đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú. Tuy nhiên, 100% người dân đều thành thạo tiếng phổ thông nên việc truyền tải kiến thức thuận lợi.

Trước những hiệu quả của mô hình đem lại, UBND xã Mường Mùn đã đề nghị nhà trường tiếp tục tổ chức nhiều lớp hơn nữa nhằm thay đổi nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời, phát triển kỹ năng về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và an ninh thực phẩm hộ gia đình.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm