Tag
Hủy hợp đồng đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia:

“Găm” hàng để “thổi” giá?

Bạn đọc 05/05/2020 08:38
aa
TTTĐ - Hàng chục doanh nghiệp trúng gói thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia, bỗng chốc vào phút chót lại hủy hợp đồng, từ chối cung cấp gạo, đã đặt ra nhiều nghi vấn. Đằng sau câu chuyện hủy thầu ấy có điều gì khuất tất, liệu có che đậy một “đường dây” liên kết chặt chẽ nhằm “thổi” giá gạo lên cao...

Hủy hợp đồng đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia: “Găm” hàng để “thổi” giá?

Bài liên quan

VietinBank triển khai “Ngân hàng gạo nghĩa tình” hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Công bố quyết định thanh tra xuất khẩu gạo

“Hành trình yêu thương” mang ATM gạo miễn phí tới người khó khăn

Thêm 38.000 tấn gạo nếp được xuất khẩu trong hạn ngạch tháng 4

Thủ tướng yêu cầu thanh tra đột xuất về xuất khẩu gạo

Báo chí nước ngoài ngỡ ngàng về ATM gạo của Việt Nam

Cây "ATM gạo" miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn tại quận Bắc Từ Liêm

Bỗng dưng... hủy thầu

Thông tin từ Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN) cho thấy, đã có 28 doanh nghiệp trúng thầu mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 với số lượng 178.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ có 2 doanh nghiệp ký hợp đồng đủ số lượng gạo đã trúng thầu, 2 doanh nghiệp ký một phần số đã trúng thầu; còn lại 24 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng.

Như vậy, đến thời điểm này, trong tổng số 190.000 tấn gạo tổ chức đấu thầu đã tiến hành ký hợp đồng 7.700 tấn (đã nhập kho 3.280 tấn). Còn lại 182.300 tấn không ký được hợp đồng và phải tổ chức đấu thầu lại (gồm 12.000 tấn không có nhà đầu tư trúng thầu và 170.300 tấn nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng).

Đại diện Tổng cục DTNN cho biết: "Tình trạng hủy thầu không ký hợp đồng sau khi đã được phê duyệt thì các năm trước cũng xảy ra, song số lượng rất ít nên không ảnh hưởng lớn tới kết quả đấu thầu và nguồn lực dự trữ quốc gia hằng năm. Tuy nhiên, năm 2020 xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng.

Điều này dẫn tới việc Tổng cục DTNN sẽ phải tổ chức đấu thầu số gạo còn lại theo kế hoạch. Vì thế để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu mua gạo năm 2020, thời gian nhập gạo sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu 15 - 30 ngày".

Qua tìm hiểu của phóng viên, lý do mà các doanh nghiệp “hủy” kết quả trung thầu gạo dự trữ quốc gia là do gạo giá cao, khó mua dẫn tới nguồn hàng không thể có đủ theo hợp đồng. Ngược lại, trong một động thái khác, tuy “hủy” hợp đồng cung ứng gạo dự trữ quốc gia nhưng có một số doanh nghiệp lại khá tích cực mở tờ khai hải quan xuất khẩu 400.000 tấn gạo. Chẳng hạn, như Vinafood 1 đã đăng ký thành công trên 7.100 tấn; Công ty TNHH Phát Tài đã mở thành công 13.630 tấn…

"Móc nối" để trục lợi ngân sách?

Đương nhiên, doanh nghiệp trúng thầu lại hủy thầu sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những tổn thất từ việc doanh nghiệp hủy hợp đồng cung ứng gạo dự trữ quốc gia không thấm vào đâu nếu giá gạo tăng lên và “bằng cách nào đó”, doanh nghiệp ấy vẫn trúng thầu.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, giá gạo thời điểm các doanh nghiệp hủy hợp đồng là hơn 9.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, khi gói thầu mua 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia sắp mở thì giá gạo đã lên hơn 12.000 đồng/kg. Sự chênh lệch hơn 2.000 đồng/kg trên tổng số gạo đó quả là số tiền khổng lồ, liệu có thể khiến các doanh nghiệp “bất chấp tất cả"!

Nhìn từ thực tế nhiều doanh nghiệp xin mở tờ khai Hải quan xuất khẩu gạo trong gói 400.000 tấn cũng đủ để thấy thị trường không hề thiếu gạo.

Cũng không loại trừ trường hợp các doanh nghiệp đã có đủ gạo trong kho hoặc đã mua đủ số gạo nhưng hủy hợp đồng. Để rồi, lợi dụng dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp lại đưa lý do giá gạo tăng không mua đủ số gạo để hủy hợp đồng như một lý do khách quan rất thuyết phục.

Khi có đủ gạo trong tay, doanh nghiệp có chăng lại “hùn” cho một đơn vị thứ 2 hay thứ 3 nào đó đủ mạnh để tham gia đấu thầu? Giả thuyết đặt ra là khi đã có đủ số gạo với giá mua của thời điểm hợp đồng trước là hơn 9.000 đồng/kg gạo, đến ngày 12/5 tổ chức đấu thầu lại, doanh nghiệp chỉ cần bỏ giá thầu thấp hơn giá thị trường thì đương nhiên thắng thầu. Thắng thầu mà không hề tốn nhiều công sức nhưng số tiền chênh lệch thu về là con số không hề nhỏ và... ngân sách nhà nước sẽ bị tổn hại ra sao nếu "thương vụ" này xảy ra?

Có thể thấy, để làm được điều này, một mình doanh nghiệp là hoàn toàn không thể. Vậy, ai đã đứng sau "móc nối" với các doanh nghiệp để thực hiện ý định trục lợi ngân sách? Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin...

Đọc thêm

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái? Đường dây nóng

Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái?

TTTĐ - Hàng chục vụ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, trong đó có 2 trưởng thôn nhưng lãnh đạo xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên không chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, dòng họ Bùi dựng bia tưởng niệm cụ thủy tổ có công với xã ngay lập tức bị cưỡng chế.
Một vụ việc đang có dấu hiệu “gián tiếp gây thiệt hại tài sản” Đường dây nóng

Một vụ việc đang có dấu hiệu “gián tiếp gây thiệt hại tài sản”

TTTĐ - Người dân tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) tố cáo gia đình người bán đất có hành vi cản trở lối đi chung vào chăm sóc vườn sầu riêng đang đến vụ mùa thu hoạch. Điều này khiến vườn sầu riêng có nguy cơ bị chết, thất thu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất vụ mùa.
Xem thêm