Tag
Rước vua chúa bằng người thật tại đền Sái

Khắc sâu đạo lý của người Hà Nội thông qua lễ hội

Người Hà Nội 21/02/2024 09:33
aa
TTTĐ - Lễ hội đền Sái (làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) với nghi lễ rước vua, chúa là người thật, độc đáo "có một không hai" trong các lễ hội truyền thống của người Việt.
Chuẩn bị kĩ lưỡng cho mùa lễ hội an toàn và văn minh Kiểm tra bảo đảm an toàn PCCC tại lễ hội chùa Hương 2024 Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A

Nghi lễ đặc sắc

Di tích lịch sử đền Sái được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986, là nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục - An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước vua giả đặc sắc.

Rước vua chúa do người thật đóng tại lễ hội đền Sái
Độc đáo lễ rước vua chúa do người thật đóng tại lễ hội đền Sái

Theo tích xưa để lại, hằng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thụy Lôi nói riêng và xã Thụy Lâm nói chung lại long trọng tổ chức lễ hội đền Sái, với nghi lễ rước vua, chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo. Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Tương truyền rằng, vào khoảng năm 258 trước công nguyên nhà Thục đại thắng nhà Tần, An Dương Vương lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Cô Loa, đặt tên nước là Âu Lạc.

Để trị quốc an dân nhà vua cho xây thành đắp lũy nhưng trong suốt quá trình nhà vua xây thành, ngày đắp đêm lại bị đổ nên mãi mà thành vẫn chưa thể xây xong, việc này là do yêu ma Bạch Kê Tinh (tinh gà trắng) phá hoại, tinh gà trắng ban ngày trú ẩn nơi núi Thất Diệu và chỉ xuất hiện, phá hoại việc xây thành khi trời chập tối.

Rước vua chúa do người thật đóng tại lễ hội đền Sái

Nhà vua cùng đoàn tùy tùng gồm chúa và các quan lại trong triều lập đài cầu khẩn thần linh, nên được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng để việc xây thành có thể được hoàn thành.

Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu, chính là đền Sái ngày nay. Tương truyền rằng, đền cũng chính là nơi Huyền Thiên tu luyện nên còn được gọi với cái tên khác là Vũ Đương Sơn.

Hằng năm, vào mùa xuân, vua chúa cùng các quan lại đích thân về đây bái yết nhưng về sau, việc đi lại xa xôi, khó khăn, hao phí tiền của, công sức người dân nên nhà vua đã ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ thiên tử, xưng quan tước, bái yết (rước vua giả bằng người thật).

Từ đó trở đi, lễ hội đền Sái đã được tổ chức đều đặn mỗi năm một cách trang trọng với đầy đủ nghi lễ rước vua, chúa và 4 vị đại thần đại thần có công giúp vua dẹp giặc, lập quốc.

Khắc sâu đạo lý của người Hà Nội thông qua lễ hội

Truyền thống quý báu của dân tộc

Gắn liền với di tích lịch sử Cổ Loa, đền Sái còn lưu truyền huyền thoại rùa vàng giúp vua An Dương Vương xây thành đắp lũy. Tục truyền khi thần Kim Quy dẫn nhà vua về đến Thất Diệu Sơn, thấy trên núi có phiến đá in dấu chân lạ, nhà vua hỏi thì được rùa vàng đáp: “Đây là nơi Đức Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm, vì nước diệt trừ yêu ma cho dân cư phía Bắc sông Cái an cư, lạc nghiệp”.

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, lễ hội đền Sái Xuân Quý Mão 2024 sẽ được tổ chức theo thông lệ hàng năm đến hết ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.

Lễ hội rước vua chúa giả được tổ chức với mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của Nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và Nhân dân Đông Anh nói chung.

Khắc sâu đạo lý của người Hà Nội thông qua lễ hội

Hoạt động này vừa thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nhớ ơn người phò vua giúp nước vừa góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của các thế hệ người Việt Nam.

Lễ hội rước vua chính là dịp để mỗi người dân, mỗi du khách được giao lưu, cộng cảm và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc để mỗi người gửi vào đó tình cảm và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, giá trị hơn.

Khắc sâu đạo lý của người Hà Nội thông qua lễ hội

Điều này thể hiện đạo lý luôn biết đền ơn đáp nghĩa, sống có trước có sau với những người có công lao với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Biết tri ân mới biết sống có trách nhiệm với hôm nay và mai sau. Đó không chỉ là nét đẹp, mà còn là tài sản vô giá cần được bảo lưu, trao truyền, gìn giữ, phát huy.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021).

Độc đáo lễ rước vua chúa bằng người thật tại đền Sái

Trong Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về 9 nhóm nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã chỉ ra: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.

Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Tin rằng, thông qua những lễ hội như thế này, truyền thống quý báu của dân tộc nói chung, Hà Nội nói riêng tiếp tục được trao truyền, tiếp nối, trở thành niềm tự hào và giá trị của người Hà Nội hôm nay và mai sau.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm