Khơi dậy tiềm năng của các làng nghề truyền thống

Instant Article (Facebook) 23/10/2022 09:02
aa
TTTĐ - Với hơn 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề, làng nghề truyền thống và có 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống thì việc khai thác tiềm năng của các làng nghề sẽ góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển.
Tạo “cú hích” cho làng nghề truyền thống của Thủ đô phát triển Gắn phát triển du lịch với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề “Đánh thức” tiềm năng du lịch cộng đồng vùng ngoại thành Hà Nội Bài 1: Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch

Nhiều tiềm năng để phát triển làng nghề

Thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, đến nay, cả nước công nhận được 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề, làng nghề truyền thống và có 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống.

Tại thành phố Hà Nội, đây là địa phương vốn có rất nhiều tiềm năng phát triển làng nghề khi có hơn 1.300 làng nghề, trong đó có 318 làng nghề được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Bao gồm: 67 làng nghề, 48 làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản, 22 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 16 làng nghề xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn, 196 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ, 12 làng nghề sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh.

Với sự đa dạng của các làng nghề, làng nghề truyền thống thì việc khai thác tiềm năng của các làng nghề sẽ góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển. Cùng với việc đào tạo nghề, quy hoạch Cụm điểm làng nghề thì Hà Nội cũng đang nỗ lực triển khai hoạt động du lịch làng nghề theo hướng khai thác bền vững.

Khơi dậy tiềm năng của các làng nghề truyền thống
Với sự đa dạng của các làng nghề, làng nghề truyền thống thì việc khai thác tiềm năng của các làng nghề sẽ góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển

Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ, việc phát triển làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa đang ngày càng gặp nhiều thách thức khi nguồn cung ngày càng thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm bị khống chế bởi các doanh nghiệp nhập khẩu.

Bên cạnh đó, việc tổ chức xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới cho mặt hàng mây tre đan của làng nghề xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các nghệ nhân giỏi làng nghề đang nghiên cứu, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm đa dạng từ những nguyên liệu có sẵn nhằm giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất.

Bà Đỗ Thị Hải, Chủ tịch UBND xã Vân Hà, huyện Đông Anh chia sẻ, đối với làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Vân Hà, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, để phát triển bền vững làng nghề, cùng với việc quy hoạch Khu công nghiệp làng nghề đảm bảo vấn đề môi trường làng nghề, UBND xã cũng đang tập trung quy hoạch phát triển du lịch làng nghề trải nghiệm, mua sắm, nghỉ dưỡng gắn với di tích lịch sử Cổ Loa.

Tại huyện Phú Xuyên, hiện địa phương cũng đang rà soát các làng nghề phù hợp để phát triển du lịch làng nghề. Với thế mạnh của mình, huyện Phú Xuyên cũng đã xây dựng được hai tuyến du lịch làng nghề gắn với hoạt động văn hóa tâm linh: Chuyên Mỹ - Vân Từ - Phú Yên - Quang Lãng tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Quan tâm phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Để khai thác tiềm năng thế mạnh của làng nghề Hà Nội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Hà Nội cũng đã đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quy hoạch phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đồng thời đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển du lịch làng nghề gắn với chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/LH – UBND về bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn với những nội dung như xét công nhận 50 danh hiệu (làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 100 làng nghề…). Đồng thời, Hà Nội đã tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ẩm thực.

Khơi dậy tiềm năng của các làng nghề truyền thống
Các sản phẩm từ làng nghề truyền thống ngày càng được người tiêu dùng đón nhận

Đối với Hà Nội với lợi thế của mình nên cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, nên có những cơ chế chung và riêng để hình thành khung cơ chế cho thành phố. Ngoài ra, việc quan tâm phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, những làng nghề phát triển khác nhau nên cần xây dựng kế hoạch cụ thể đồng thời phát huy được tinh hoa, tính sáng tạo của người dân và xác định vấn đề xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Hà Nội cần tập trung vào quảng bá, phát triển các sản phẩm làng nghề.

Thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, đến nay, cả nước công nhận được 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề, làng nghề truyền thống và có 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống.

Tổng số cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh các làng nghề là khoảng 213.000 cơ sở, trong đó có gần 2.000 doanh nghiệp, 350 hợp tác xã, 330 tổ hợp tác và 210.000 hộ gia đình; Tạo việc làm cho trên 672.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 4-4,5 triệu đồng/người/tháng.

Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn trong các làng nghề đã được công nhận năm 2021 đạt gần 60 nghìn tỷ đồng. Một số sản phẩm ngành nghề nông thôn đạt được kết quả xuất khẩu cao như: Sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt trên 878 triệu USD (tăng 43,8% so với năm 2020); Sản phẩm gốm, sứ đạt trên 674 triệu USD (tăng 16,1% so với năm 2020).

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho biết: Xuất phát từ việc cần phát huy tiềm năng phát triển của lĩnh vực ngành nghề nông thôn, sự đa dạng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, xu hướng người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, nguồn gốc xuất xứ và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, do đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì tổ chức Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.

Hội thi nhằm khơi dậy tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế của lĩnh vực ngành nghề nông thôn nói chung và của làng nghề nói riêng. Đồng thời, cũng cố và xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi đang.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ, phát triển các làng nghề truyền thống, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP và gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 với các giải pháp cụ thể, đồng bộ để thúc đẩy việc phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề ở các địa phương trong thời gian tới.

Đọc thêm

Hội Nông dân Hà Nội biểu dương hộ sản xuất, kinh doanh giỏi Nông thôn mới

Hội Nông dân Hà Nội biểu dương hộ sản xuất, kinh doanh giỏi

TTTĐ - Chiều 18/5, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân TP Hà Nội với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố và biểu dương hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố giai đoạn 2019-2023.
Cần chế độ, chính sách đặc thù thu hút nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Cần chế độ, chính sách đặc thù thu hút nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, TS Nguyễn Mai Thuyên và ThS Nguyễn Thị Hồng Thúy (trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng, các quy định trong Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi về cơ bản có tính khả thi, có thể tạo ra cú hích cho phát triển nguồn nhân lực Thủ đô.
Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn ở Đại Nội Huế Muôn mặt cuộc sống

Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn ở Đại Nội Huế

TTTĐ - Thời gian khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế từ ngày 15/5 đến 15/7/2024.
Cầu Đakrông xuất hiện vết nứt, kiểm soát xe tải trọng nặng qua cầu Muôn mặt cuộc sống

Cầu Đakrông xuất hiện vết nứt, kiểm soát xe tải trọng nặng qua cầu

TTTĐ - Cầu treo Đakrông (tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, tỉnh Quảng Trị) nối Quốc lộ 9 với các nước Lào, Thái Lan đang gặp sự cố nguy hiểm. Hiện, cơ quan chức năng đã gắn biển cảnh báo phương tiện về tốc độ, giữ khoảng cách… khi qua cầu.
Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh Tin tức

Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh

TTTĐ - Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn, thăm thành phố Bắc Kinh và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai thành phố.
Kon Tum: Bắt khẩn cấp đối tượng mua bán trái phép ma túy Tin tức ANTT

Kon Tum: Bắt khẩn cấp đối tượng mua bán trái phép ma túy

TTTĐ - Ngày 17/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với Giáp Văn Hải (49 tuổi) trú tại TDP5, thị trấn Plei Kần về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024” tại Bình Dương Thị trường - Tài chính

Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024” tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 17/5, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024” nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương, đối tác Hàn Quốc, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Biên phòng Hà Tĩnh bắt vụ vận chuyển 4kg vàng trái phép Tin tức ANTT

Biên phòng Hà Tĩnh bắt vụ vận chuyển 4kg vàng trái phép

TTTĐ - Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh vừa chủ trì, phối hợp với Hải quan tỉnh bắt giữ 4 đối tượng có hành vi vận chuyển 4kg vàng trái phép qua biên giới.
Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

TTTĐ - Để xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc nhẹ hơn là rối loạn tiêu hóa hay đơn giản chỉ là khó chịu khi ăn đôi khi cũng do chúng ta cả nể, dễ tính. Trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và vì sự văn minh, vì thói quen sử dụng thực phẩm một cách an toàn, chúng ta cần thẳng thắn và có trách nhiệm hơn trước những vấn đề mà mình gặp phải.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì thi Khoa học kỹ thuật quốc tế Giáo dục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

TTTĐ - Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.
Xem thêm