Tag

Lễ hội Đình Chèm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Người Hà Nội 14/12/2016 22:44
aa
TTTĐ - Vừa qua, tại di tích lịch sử quốc gia đình Chèm, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Lễ hội Đình Chèm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vừa qua, tại di tích lịch sử quốc gia đình Chèm, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Lễ hội Đình Chèm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Đình Chèm được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Năm nhằm tưởng nhớ Đức Thánh Lý Ông Trọng, một nhân vật lịch sử tài đức sống vào thời An Dương Vương đã có nhiều công lao đối với nhân dân tại vùng đất làng Chèm.

Lễ hội Đình Chèm với tín ngưỡng thờ Ông Trọng được xem là một trong những tín ngưỡng lâu đời gắn liền cùng ngôi đình cổ nhất Hà Nội. Lễ hội có nhiều nghi lễ đặc trưng gồm: lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục, lễ phóng sinh,… Phần hội cũng được tổ chức quy mô với các cuộc thi và trò chơi truyền thống đặc sắc, đến như: thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật… thu hút sự tham gia của cộng đồng nhân dân, để lại ấn tượng với du khách thập phương.

Lễ hội Đình Chèm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, nhấn mạnh: Cần tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của lễ hội để một mặt bảo tồn lễ hội truyền thống, mặt khác, là cơ sở để cảm nhận sâu sắc về truyền thống văn hóa dân tộc, khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước.

Lễ hội Đình Chèm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ mang lại ý nghĩa tinh thần to lớn đối với cộng đồng nhân dân sinh sống trên vùng đất làng Chèm mà còn khẳng định về giá trị lịch sử và văn hóa của một di tích cổ xưa ở Hà Nội.

Theo lời kể của người dân làng Chèm (Phường Thụy Phương, Từ liêm, Hà Nội) thì Đình Chèm có niên đại cách đây khoảng 2000 năm. Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại sống vào thời An Dương Vương.

Đình không chỉ thâm nghiêm, cổ kính đẹp mà còn là chứng tích về một vị anh hùng tài đức có công dẹp giặc cứu nước.Tín ngưỡng thờ Ông Trọng được xem là một trong những tín ngưỡng cổ nhất tại Hà Nội.Vì thế nhắc đến Hội Chèm trong dân gian vẫn có câu:

“Thứ nhất là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm”

Hàng nghìn năm nay Đình Chèm là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng gồm: làng Chèm (Thụy phương), Hoàng Xá, Liên Mạc. Theo truyền thuyết thì ba làng kết nghĩa anh em.Trong đó làng Chèm là anh cả. Lễ hội Đình Chèm là một trong những lễ hội tâm linh lớn thể hiện giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Năm nào lễ hội cũng thu hút rất đông người dân của 3 làng và cả du khách thập phương về tham dự. Tất cả đều thể hiện lòng thành kính trước Đức Thánh đã có nhiều công lao đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.

Đọc thêm

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Xem thêm