Tag

Mở rộng không gian phía trước Kinh thành Huế

Đô thị 07/03/2025 18:09
aa
TTTĐ - 8 cửa thành thuộc Kinh thành Huế sẽ được mở rộng không gian công cộng phía trước và phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ du lịch.
TP Hồ Chí Minh nâng cấp, mở rộng 4 tuyến đường cửa ngõ Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Hà Nội sẽ phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập", mở rộng quảng trường
Kỳ đài Kinh thành Huế là di tích trong Quần thể di tích của Cố đô Huế (Ảnh TTBT)
Kỳ đài Kinh thành Huế là di tích trong Quần thể di tích của Cố đô Huế (Ảnh TTBT)

Sở Xây dựng TP Huế vừa công bố quy hoạch chi tiết khu vực Kinh thành Huế, thuộc quận Phú Xuân, TP Huế. Phạm vi ranh giới quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các phường: Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc.

Theo đó, diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 767,19ha, trong đó diện tích khu vực trong Kinh thành khoảng 582,19ha và diện tích khu vực ngoài Kinh thành khoảng 185ha.

Sau quy hoạch, quy mô dân số quy hoạch đến năm 2045 giảm xuống khoảng 66.000 người (hiện tại 78.120 người). Trong đó, dân số khu vực trong Kinh thành khoảng 46.225 người và dân số khu vực ngoài Kinh thành khoảng 19.775 người.

Kinh thành Huế nhìn từ trên cao (Ảnh TTBT)
Kinh thành Huế nhìn từ trên cao (Ảnh TTBT)

Theo quy hoạch mới, đây là khu vực trung tâm đô thị lịch sử gắn với công tác tu bổ, phục hồi, bảo tồn và khai thác các giá trị của di tích Kinh thành Huế, là hạt nhân của Quần thể di tích Cố đô Huế, di sản cấp quốc gia đặc biệt và di sản văn hóa thế giới.

Đây cũng là khu dịch vụ du lịch gắn với hệ thống các thiết chế văn hoá đa dạng như bảo tàng, đình, chùa, công viên...mang đậm phong cách và văn hoá Huế.

Việc bảo tồn tính toàn vẹn kiến trúc hiện có dọc theo hệ thống sông: Sông Hương, sông Đông Ba, sông An Hòa, sông Kẻ Vạn, sông Thành ngoại (hộ thành hào) và sông Ngự Hà.

Đây cũng là khu vực dân cư được chỉnh trang hài hoà với các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy quần thể di tích trong Kinh thành Huế.

TP Huế sẽ cho mở rộng không gian công cộng trước 8 cổng thành, bao gồm cửa Nhà Đồ, cửa An Hòa, cửa Thượng Tứ, cửa Hậu, cửa Đông Ba, cửa Hữu, cửa Chánh Tây và cửa Kẻ Trài.

Cửa Thượng Tứ, một trong những cửa thành sẽ được mở rộng không gian công cộng phía trước (Ảnh Visit
Cửa Thượng Tứ, một trong những cửa thành sẽ được mở rộng không gian công cộng phía trước (Ảnh Visithue.vn)

Bốn trục đường nối tám cổng thành nêu trên cũng sẽ được cải tạo, nâng cấp để trở thành tuyến phố thương mại - dịch vụ du lịch. Các tuyến đường được quy hoạch gồm: Nguyễn Trãi, Đinh Tiên Hoàng, Yết Kiêu - Đặng Thái Thân - Mai Thúc Loan và Thái Phiên - Cửa Trài. Khôi phục, cải tạo hệ thống mặt nước, sông hồ trong kinh thành để tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo khả năng lưu thông, điều tiết, chống ngập.

Hệ thống giao thông trong khu vực sẽ được tổ chức đa dạng, ưu tiên giao thông xanh và các phương tiện giảm phát thải để bảo vệ môi trường. Các tuyến xe đạp và đường đi bộ tham quan sẽ được bố trí dọc thượng thành, hộ thành hào, hình thành các tuyến du lịch đặc sắc, góp phần mang đến trải nghiệm mới cho du khách và người dân.

Ngoài ra, khu vực eo bầu trên kinh thành sẽ được chỉnh trang theo hướng trở thành công viên kết hợp bãi đỗ xe và các tiện ích đô thị khác. Về định hướng kiến trúc, quy hoạch nhấn mạnh việc khai thác và sử dụng phong cách kiến trúc truyền thống, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương và hài hòa với cảnh quan di tích.

Đặc biệt, việc kiểm soát chiều cao và mật độ xây dựng bên trong Kinh thành Huế cũng được chú trọng. Theo đó, nhà cửa bên trong kinh thành không được xây quá 3 tầng (dưới 14m). Mật độ xây dựng không vượt quá 60%, tùy thuộc vào diện tích và công năng sử dụng đất.

Quy hoạch cũng vạch ra hành lang bảo vệ hệ thống sông, hồ, kênh mương trong và xung quanh Kinh thành Huế. Đồng thời, các quy định về tách thửa, ưu tiên thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển cũng được đề cập rõ ràng, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực di sản.

Theo UBND TP Huế, quy hoạch lần này là một bước đi quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của di tích Kinh thành Huế, giúp nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Đọc thêm

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).
Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ Đô thị

Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Xem thêm