Tag
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

“Ngày hội Văn hoá vì hòa bình” - điểm nhấn đặc biệt trang trọng

Người Hà Nội 31/07/2024 15:00
aa
TTTĐ - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” được thành phố Hà Nội xác định là dấu ấn đặc biệt của thành phố trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thực sự là ngày hội của toàn dân do Thành uỷ - HĐND -UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức. Chương trình nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố.
Người trẻ tự hào góp phần xây dựng thành phố vì hòa bình Hà Nội - Thành phố vì hòa bình: Điểm đến an toàn, mến khách Hiện thực hóa khát vọng hòa bình

Ngày hội lớn của Nhân dân Thủ đô

“Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” cũng là chương trình trong chuỗi hoạt động thiết thực kỷ niệm 1014 năm đức vua Lý Thái Tổ định đô tại Kinh thành Thăng Long và kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024) của UNESCO.

Hình ảnh huyền thoại âm nhạc thế giới Kenny G trong MV âm nhạc “Going home” quảng bá văn hóa, du lịch Hà Nội
Hình ảnh huyền thoại âm nhạc thế giới Kenny G trong MV âm nhạc “Going home” quảng bá văn hóa, du lịch Hà Nội

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là ngày hội lớn của Nhân dân Thủ đô, được tổ chức trang trọng vào ngày 6/10 tại hồ Hoàn Kiếm. Ngày hội có quy mô khoảng 10.000 người, trong đó có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế, 9.000 người tham gia gồm lực lượng diễu hành và trình diễn là Nghệ nhân và Nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế.

Chương trình được tổ chức tại sân khấu chính là khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại khu vực: Vườn hoa Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay.

Diễu hành tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Ảnh minh họa)
Diễu hành tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Ảnh minh họa)

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” sẽ diễn ra từ 7h30 đến 10h ngày 6/10 với 3 phần nội dung.

Phần 1 - Mở đầu: Thực cảnh tái hiện hình tượng và biểu diễn liên khúc “Truyền thuyết Hồ Gươm - Người Hà Nội - Cảm xúc tháng 10 - Khí phách Hà Nội - Hát vang lý tưởng tuổi trẻ”. Phần này sẽ có sự tham gia của 500 chiến sĩ tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Phần 2: Khai mạc Ngày hội. Phần 3: Trình diễn, diễu hành chủ đề “Hà Nội ngày về chiến thắng”, “Hà Nội - dòng chảy di sản”, “Hà Nội - Thành phố hòa bình - Thành phố sáng tạo”.

Thể hiện niềm tự hào về danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

Điểm nhấn của Lễ khai mạc Ngày hội chính là phần trình diễn, diễu hành của khoảng 9.000 người bao gồm các hoạt động sau:

Diễu hành, giới thiệu Di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia ghi danh. Đó là: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hương Sơn, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa, di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc, di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tây Đằng, di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đại Phùng.

Múa Bài bông sẽ được trình diễn trong “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” (Ảnh minh họa)
Múa Bài bông sẽ được trình diễn trong “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” (Ảnh minh họa)

Đó là: Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Chèm, di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So, di tích lịch sử đền Hát Môn, đình Hạ Hiệp, di sản phi vật thể Kéo co, lễ hội bơi Đăm, lễ hội Kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai, lễ hội thổi cơm Thị Cấm, lễ hội làng Lệ Mật, lễ hội Đình Trường Lâm, tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ…

Diễu hành, giới thiệu Di sản văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của Thủ đô: Tín ngưỡng thờ Thăng Long tứ trấn, thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, thờ Tản Viên Sơn Thánh, thờ Chử Đồng Tử, thờ Mẫu Tam Phủ…

Diễu hành và trình diễn Nghệ thuật dân gian tiêu biểu: Xẩm, Ca trù, Hát múa Ải Lao, Múa cổ “Giảo Long”, Rối nước, Rối cạn, Chèo Tàu Tổng Gối, múa Bài Bông…

Diễu hành và giới thiệu làng nghề truyền thống tiêu biểu Thủ đô: Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, làng nghề nón Chuông, dệt lụa Vạn Phúc, làng nghề gốm Bát Tràng, làng nghề Mỹ nghệ Thiết Úng, làng nghề bún Mạch Tràng, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng - Phú Túc, khảm trai thôn Ngọ - Chuyên Mỹ, may Vân Từ, mây tre đan Phú Vinh, điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng, quạt Chàng Sơn…

Thiếu nữ trình diễn áo dài (Ảnh minh họa)
Thiếu nữ trình diễn áo dài (Ảnh minh họa)

Diễu hành và giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội: Giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng, xôi Phú Thượng, sản phẩm sen Tây Hồ…

Bên cạnh đó, sự kiện cũng có phần diễu hành, giới thiệu làng hoa Hà Nội và trình diễn áo dài nữ sinh Hà thành; diễu hành, biểu dương lực lượng của các tầng lớp Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế; diễu hành, biểu dương lực lượng của khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tôn giáo, dân tộc thiểu số…

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội là cơ quan thường trực, tham mưu tổng thể và chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Ngày hội.

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” một lần nữa tôn vinh giá trị của hòa bình, thể hiện niềm tự hào về danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” mà UNESCO trao tặng.

Sự kiện cũng nhằm khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những đóng góp tích cực của Thủ đô Hà Nội trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng một Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình - Thành phố sáng tạo năng động trong hội nhập và phát triển nhưng vẫn giữ nét truyền thống Việt Nam, vươn lên với sức bật mạnh mẽ, xứng đáng là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trở thành trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Đọc thêm

Bài 3: Tình cảm sâu nặng và những định hướng đầy tâm huyết Người Hà Nội

Bài 3: Tình cảm sâu nặng và những định hướng đầy tâm huyết

TTTĐ - Những năm gần đây, đời sống vật chất và nhất là là tinh thần của Nhân dân Thủ đô ngày càng nâng cao rõ rệt.
Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô Người Hà Nội

Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô

TTTĐ - Suốt một đời “vì nước, vì dân” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành một vị trí đặc biệt trong tim cho Hà Nội. Đây không chỉ là những ân tình với mảnh đất nơi Tổng Bí thư sinh ra và lớn lên, mà còn là những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của ông đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.
Hiện thực hóa khát vọng hòa bình Nhịp điệu cuộc sống

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua, Hội nghị quân sự Trung Giã vẫn có giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện ý chí, khát vọng hòa bình của Nhân dân Thủ đô và toàn dân tộc.
Hội thảo khoa học về Hội nghị quân sự Trung Giã Người Hà Nội

Hội thảo khoa học về Hội nghị quân sự Trung Giã

TTTĐ - Sáng nay (30/7), tại trụ sở UBND huyện Sóc Sơn, Bộ Quốc phòng phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã - Giá trị lịch sử và bài học”.
Đau đáu một tình yêu Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Đau đáu một tình yêu Hà Nội

TTTĐ - Cống hiến cả cuộc đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm sâu sắc đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hoa hậu Vũ Thị Hoa với những hoạt động ý nghĩa dịp 27/7 Người Hà Nội

Hoa hậu Vũ Thị Hoa với những hoạt động ý nghĩa dịp 27/7

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), tuổi trẻ Công an Thủ đô phối hợp Đoàn Thanh niên thị xã Sơn Tây (Hà Nội), Hoa hậu Phan Kim Oanh, Hoa hậu Vũ Thị Hoa và top 5 Mrs Earth Vietnam cùng các đơn vị đồng hành chung tay tổ chức chương trình ý nghĩa “Tri ân tháng 7 - Chung tay bảo vệ môi trường”.
Tình đoàn kết thắm thiết, bền chặt tạo nên sức mạnh dân tộc Nhịp điệu cuộc sống

Tình đoàn kết thắm thiết, bền chặt tạo nên sức mạnh dân tộc

TTTĐ - Lực lượng chức năng, những thanh niên tình nguyện hỗ trợ bất kể ngày đêm; người dân phát quạt, nước uống miễn phí tới dòng người trật tự xếp hàng dài vô tận để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng... Trong nỗi tiếc thương chung, người Hà Nội cũng như cả nước cùng nắm chặt tay, tạo nên khối đại đoàn kết mạnh mẽ và thắm thiết.
Tri ân thế hệ trước để vững tin làm chủ tương lai Nhịp điệu cuộc sống

Tri ân thế hệ trước để vững tin làm chủ tương lai

TTTĐ - “Uống nước thì phải nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” đó là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta. Là công dân của Thủ đô, người Hà Nội càng thấm nhuần và thực hiện, nối tiếp, phát huy truyền thống đó bằng cả trái tim, sự trân trọng thế hệ tiền nhân của mình. Bởi có biết về những hy sinh, cống hiến, mất mát của cha anh đi trước mới hiểu được giá trị của hòa bình mà chúng ta đang được thụ hưởng ngày nay để từ đó vững tin hơn khi làm chủ tương lai.
Vinh danh truyền thống khoa bảng tại Sơn Tây Người Hà Nội

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại Sơn Tây

TTTĐ - Trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, tỉnh Sơn Tây (cũ) có 68 người đỗ đại khoa. Truyền thống khoa bảng đó được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay, trở thành niềm tự hào của người dân Sơn Tây.
Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa

TTTĐ - Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã kiên trì, bền bỉ đầu tư cho lĩnh vực phát triển văn hóa và con người trên cả phương diện chỉ đạo, điều hành và bố trí các nguồn lực. Cụ thể, thành phố đã dành kinh phí hơn 14.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Đây nguồn đầu tư lớn nhất cho lĩnh vực này từ trước tới nay của TP Hà Nội.
Xem thêm