Những loại thực phẩm giúp tăng sức bền cơ thể
Chế độ ăn uống giúp nâng sức bền cơ thể
Sức bền là khả năng cơ thể lặp đi lặp lại một hoạt động thể lực ở mức độ nhiều nhất có thể. Về cơ bản, có hai loại sức bền: Sức bền tốc độ - phổ biến nhất trong bóng đá. Vận động viên chơi đá bóng sẽ lặp đi lặp lại cự ly chạy ngắn (khoảng 20m) ở tốc độ cao nhất với cường độ nhiều nhất có thể.
Loại thứ hai là sức bền tim mạch hay còn được gọi là sức bền tim phổi. Đây là khả năng cung cấp oxy của hệ tuần hoàn và hô hấp cho các mô cơ quan của cơ thể trong suốt quá trình hoạt động thể chất.
Trong thể thao, nó được đề cập đến khả năng duy trì bài tập kéo dài của vận động viên trong vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn.
Bên cạnh sức mạnh và thể lực, sức bền quyết định khả năng vận động của mỗi người và cũng rất giúp ích trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài việc luyện tập thường xuyên giúp nâng cao sức bền, các loại thực phẩm cũng góp phần tăng sức bền cho cơ thể.
Tập luyện là cách duy nhất để có thể phát triển sức bền. Việc tập luyện tăng sức bền không chỉ giúp ổn định thể lực, tăng sức chịu đựng của cơ thể mà còn có lợi ích phòng tránh chấn thương nói chung.
Để tăng sức bền, chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên các hoạt động như đi bộ, bơi lội, chạy đều… giúp nâng cao nhịp tim lên 75 - 85% nhịp tim tối đa. Người tập nên bắt đầu bài tập một cách chậm rãi, tập luyện từng bước sao cho phù hợp với khả năng thích nghi và trạng thái thể lực của mình.
Táo giàu vitamin A, C, E giúp nâng cao sức bền của cơ thể |
Khi cơ thể đã thích nghi với bài tập, chúng ta có thể tăng cường độ theo một lộ trình phù hợp để đạt được kết quả như mong muốn.
Tùy từng đối tượng, mục tiêu tập luyện có thể khác nhau, song trung bình mỗi người nên tập các bài tập tăng sức bền 5 lần một tuần và tối thiểu 20 phút mỗi lần. Các vận động viện đừng quên khởi động để làm nóng người trước khi tập và nghỉ ngơi sau khi tập để cơ thể phục hồi, tránh chấn thương.
Trong đó, nhiều chương trình giúp cải thiện sức bền trong thể thao. Các bài tập luyện cự ly dài, chậm là kiểu tập luyện sức bền phổ biến nhất và là nền tảng cho những vận động viên chạy marathon, vận động viên đạp xe đường dài và người chơi thể thao cần năng lượng đầu ra ổn định, lâu dài.
Đây cũng là hình thức rèn luyện sức bền dễ dàng nhất cho những người mới bắt đầu tập luyện.
Việc tập luyện nhịp độ bao gồm tập luyện ở cường độ ổn định nhưng khá cao. Thực tế, chỉ cao hơn một chút so với "tốc độ cuộc đua" trong thời gian ngắn hơn (thường là 20 đến 30 phút với tốc độ ổn định).
Ngoài ra, các bài tập luyện ngắt quãng bao gồm các nỗ lực thể chất ngắn, lặp đi lặp lại nhưng cường độ cao (thường từ 3 đến 5 phút, sau đó là thời gian nghỉ ngơi ngắn).
Việc tập luyện giữa các khoảng thời gian là một cơ hội tuyệt vời để kết hợp các hoạt động tăng cường sức đề kháng, chẳng hạn như thể dục dưỡng sinh, cùng với các đợt tập tim mạch ngắn.
Các bài tập luyện vi mạch bao gồm một loạt các bài tập cụ thể được thực hiện trong một thời gian ngắn và luân phiên liên tiếp nhanh chóng mà không cần nghỉ ngơi giữa chừng.
Thói quen luyện tập có thể được tùy chỉnh để đáp ứng bất kỳ mục tiêu luyện tập nào của vận động viên.
Những loại thực phẩm giúp tăng sức bền cơ thể
Trong danh sách các loại thực phẩm tăng sức bền đứng đầu là các loại hoa quả. Táo chứa chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa. Đây cũng là nguồn giàu vitamin A, C, E, phốt pho, ma-giê và kali, đồng thời chứa chất chống ô-xy hóa có tác dụng ngừa bệnh ung thư.
Bơ chứa nhiều betasitosterol, quả bơ giúp làm giảm cholesterol. Ăn bơ giúp bổ sung chất xơ, a-xít folic, vitamin E và kali cho cơ thể.
Một số loại protein phổ biến khác là cá, thịt gà, thịt bò, hải sản và chế phẩm từ sữa, trứng… |
Với nguồn chất béo chưa bão hòa, ăn bơ rất tốt cho tim. Kali cũng là một dưỡng chất có tác dụng hạn chế tình trạng chuột rút hoặc căng cơ và giúp hệ tim mạch hoạt động hiệu quả hơn.
Bưởi chứa pectin, chất giúp giảm lượng đường glucose trong máu. Chuối bổ sung kali, chất sắt, chất xơ giúp tăng sức bền được nhiều vận động viên thể thao sử dụng.
Một số loại protein phổ biến khác là cá, thịt gà, thịt bò, hải sản và chế phẩm từ sữa, trứng…
Protein là phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống khi luyện tập. Một số loại protein phổ biến khác là cá, thịt gà, thịt bò, hải sản và chế phẩm từ sữa, trứng…
Ngoài ra, các loại cá như cá hồi có nhiều chất béo lành mạnh omega-3. Đặc biệt hiệu quả trong việc giảm viêm, omega-3 có thể giúp bạn hồi phục, tập luyện bền bỉ và thường xuyên hơn.
Lợi ích khác của những loại cá này là cải thiện hệ miễn dịch, giảm đau xương khớp. Cá béo cũng chứa nhiều protein, giúp cơ bắp sửa chữa và hồi phục sau khi tập luyện.
Việc tập thể dục luôn khiến cơ thể mất nước. Do đó, nước rất cần thiết cho việc tạo tế bào và dịch cơ thể. Nếu cơ thể mất nước nên pha loãng đồ uống thể thao và nước với lượng bằng nhau để cân bằng tốt nhất chất lỏng, chất điện giải.