Tag

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

Người Hà Nội 15/12/2024 13:31
aa
TTTĐ - Những làn điệu truyền thống đậm nét Thăng Long hay những giai điệu sôi động, rộn rã trong nhịp sống Hà Nội hiện đại, âm nhạc đã đồng hành, xây dựng và bồi đắp tâm hồn người Thủ đô, góp phần quan trọng vào nền văn hóa đặc trưng nơi này. Phát huysức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, các chuyên gia đã cùng tham góp những ý kiến quý báu để tạo nên hệ giá trị vừa sâu sắc nhân văn vừa xứng tầm với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc

Tâm hồn và thế giới quan người Thăng Long

Nói đến âm nhạc của Thăng Long - Hà Nội không thể không nói đến hát xẩm. Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, chính là nơi đã nuôi dưỡng và phát triển hát xẩm, đưa nghệ thuật này trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Hà Nội.

Những người hát xẩm ở Hà Nội xưa 9Ảnh: Tư liệu0
Những người hát xẩm ở Hà Nội xưa (Ảnh: Tư liệu)

Theo TS, NSND, đạo diễn sân khấu Thanh Ngoan, những người nghệ nhân, nghệ sĩ xẩm ở Thăng Long không chỉ hát để kiếm sống mà còn coi hát xẩm là một phần trong đời sống tinh thần, là phương tiện để họ thể hiện tình cảm, tâm hồn và thế giới quan của mình. Hà Nội xưa, với phố phường nhộn nhịp, đông đúc, đã tạo ra một môi trường lý tưởng để hát xẩm phát triển. Những con phố như Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Đào... là nơi các nghệ sĩ hát xẩm thường xuyên lui tới để biểu diễn, vừa để kiếm sống, vừa để giao lưu văn hóa.

Những bài xẩm vừa phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân Hà Nội vừa là nơi để ghi lại những sự kiện lịch sử, những biến động xã hội, những thay đổi trong đời sống văn hóa, chính trị của đất nước.

Lý Thái Tổ nước non du ngoạn

Thấy rồng bay cảnh đẹp địa linh

Chiếu truyền chọn đất Long Thành

Định đô nước Việt sử xanh còn truyền…

(Trích bài “Hà thành ba mươi sáu phố phường”)

Do đó, hát xẩm là một phần không thể thiếu, làm phong phú đời sống văn hóa của người Hà Nội qua nhiều thế hệ. Trong những năm tháng đất nước còn gặp nhiều khó khăn, hát xẩm trở thành nguồn động viên tinh thần cho Nhân dân. Những bài xẩm Chênh Bong như “Dạo chơi Long Thành”, Xẩm Chợ như “Chợ Đồng Xuân”, Xẩm Sai, Hò bốn mùa, Hát Ai, Riềm Huê, Phồn Huê, Ba Bậc, Huê Tình, Thập Ân… không chỉ đơn thuần là các bài hát mà là những thông điệp yêu đời, lạc quan, hướng về tương lai.

Các nghệ sĩ xẩm nỗ lực duy trì và phát triển xẩm trong nhịp sống Hà Nội hiện đại
Các nghệ sĩ xẩm nỗ lực duy trì và phát triển xẩm trong nhịp sống Hà Nội hiện đại

Nhiều bài hát xẩm được sáng tác dựa trên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội, gắn liền với cuộc sống của người dân Thủ đô qua nhiều thế kỷ. Bài “Hà thành ba mươi sáu phố phường” là một trong những tác phẩm nổi tiếng, phản ánh những nét đẹp văn hóa và lịch sử nơi này.

Nghìn thu gặp hội thái bình

Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long

Phố ngoài bao bọc thành trong

Cửa Nam, cửa Bắc, Tây, Đông rõ ràng

Ba mươi sáu mặt phố phường

Hàng Giấy hàng Bạc hàng Ngang hàng Đào…

Vì thế, NSND Thanh Ngoan khẳng định: Nghệ thuật hát xẩm, đặc biệt là hát xẩm Thăng Long - Hà Nội, không chỉ là một loại hình âm nhạc độc đáo mà còn là một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa của dân tộc. Hát xẩm không chỉ là tiếng hát của những nghệ sĩ dân gian mà còn là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người và văn hóa, giữa tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc.

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

Ngày nay, khi xã hội phát triển, hát xẩm vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của Hà Nội. Các chương trình biểu diễn hát xẩm vẫn được tổ chức tại nhiều địa phương, các câu lạc bộ, hội nhóm đang nỗ lực bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật này. Các câu lạc bộ hát xẩm gắn tên với Hà Nội như: Xẩm Hà Thành, Xẩm Tầu Điện, Thăng Long Xẩm, Xẩm 36 phố phường, Xẩm Hà Nội…

Đó cũng là thể hiện sự gắn kết giữa hát xẩm và Hà Nội, tuy hai mà là một, vượt qua thời gian vẫn vững chãi trong mạch nguồn văn hóa dân tộc trường tồn, là dấu ấn, là nét son tô đậm thêm hương sắc Thăng Long - Hà Nội.

NSND Thanh Ngoan khiến khán giả rơi nước mắt khi hát xẩm Thập Ân
NSND Thanh Ngoan khiến khán giả rơi nước mắt khi hát xẩm Thập Ân

TS, NSND, đạo diễn sân khấu Thanh Ngoan nhấn mạnh: "Trong bối cảnh nền văn hóa toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát xẩm cần sự nỗ lực của cả cộng đồng. Chính quyền các cấp cần có những chính sách hỗ trợ và phát triển hát xẩm, đặc biệt là trong việc giáo dục thế hệ trẻ để họ hiểu và yêu mến loại hình nghệ thuật truyền thống này.

So với xẩm thời xưa, nghệ thuật hát xẩm ngày nay đối diện với nhiều thách thức. Trong những năm gần đây, hát xẩm đã có sự phục hồi đáng kể nhờ các hoạt động bảo tồn văn hóa và các chương trình biểu diễn phục vụ du khách, đặc biệt là ở các khu di tích và danh lam thắng cảnh của Hà Nội như Chợ đêm Đồng Xuân, Hồ Gươm, Văn Miếu, Đền Ngọc Sơn, Ô Quan Chưởng, Nhà Bát Giác…

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

Những hoạt động này không chỉ giúp duy trì và phát huy giá trị của hát xẩm mà còn mang đến một góc nhìn mới về nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ và du khách quốc tế. Các nghệ sĩ xẩm cũng bắt đầu kết hợp những yếu tố hiện đại, làm mới âm nhạc của mình để phù hợp với xu hướng âm nhạc đương đại.

"Với tình yêu và niềm tin vào giá trị của nghệ thuật hát xẩm, hy vọng rằng mỗi người chúng ta sẽ luôn gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống, để hát xẩm mãi mãi được vang lên giữa lòng Thăng Long - Hà Nội, như một phần không thể thiếu của lịch sử và văn hóa dân tộc, càng thêm phần tô đậm nâng cao giá trị văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung", NSND Thanh Ngoan bày tỏ.

Dòng chảy bền bỉ và thăng hoa

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng khẳng định âm nhạc Hà Nội góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa Hà Nội.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của đế quốc, phong kiến đem lại độc lập, tự do cho Nhân dân, đồng thời đã mở ra những chân trời mới cho cho một nền văn hóa tiến bộ, trong đó nổi bật là âm nhạc ở Hà Nội.

Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Có thể khẳng định rằng, không khí hào hùng của những ngày đầu Cách mạng đã thổi bùng ngọn lửa sáng tạo cho các nhạc sĩ Việt Nam và cũng từ những ngày ấy, một nền âm nhạc dân tộc được hình thành trong những điều kiện khởi đầu hết sức khắc nghiệt, được phát triển trong một bối cảnh của cuộc chiến tranh trường kỳ kéo dài hàng chục năm và âm nhạc nở rộ từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những ca khúc viết về Hà Nội như những trang sử bằng âm thanh khắc họa hình ảnh hào hùng về con người và lịch sử, dấu tích Hà Nội trong từng bài hát gắn với mỗi giai đoạn lịch sử như “Người Hà Nội” (1946) của Nguyễn Đình Thi; “Bài ca Hà Nội” (1966) của Vũ Thanh…

Đại thắng Mùa Xuân kết thúc năm 1975, hai miền Nam - Bắc thống nhất, cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, các bài hát ca ngợi tinh thần phấn khởi, hăng say lao động, sản xuất của quân và dân ta; miêu tả nét đẹp Hà Nội qua từng con phố, hàng cây, trong mỗi con người Hà Nội thanh lịch, hào hoa đã được khắc họa nổi bật, như: “Nhớ mùa Thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn; “Hà Nội mùa Thu”của Vũ Thanh, “Làng lúa làng hoa” của Ngọc Khuê, “Một thoáng Tây Hồ” của Phó Đức Phương, “Em ơi Hà Nội phố”của Phú Quang... được các nhạc sĩ sáng tác với gam màu tươi mới, đầy sức sống...

Những ca khúc về Hà Nội luôn được các nghệ sĩ và khán giả yêu mến
Những ca khúc về Hà Nội luôn được các nghệ sĩ và khán giả yêu mến

Đất nước đổi mới, từ 1986 Việt Nam chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này và những năm tiếp theo nhiều bài hát về Hà Nội ra đời thúc giục con người hăng hái tăng gia lao động sản xuất, phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Hà Nội.

Có thể kể đến "Hà Nội đêm trở gió” của Trọng Đài, “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của Trương Quý Hải, “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh, “Hát dưới trời Hà Nội” của Phạm Tuyên, “Khao khát Hà Nội” của Trần Hữu Bích, “Hà Nội vào Xuân” của Phạm Đình Sáu, “Hà Nội vào Thu” của Vĩnh Cát, “Thu về Hà Nội” của Đức Trịnh, “Có một chiều như thế Hồ Gươm” của Tân Huyền, “Hà Nội đêm” và “Hồ Gươm chiều Thu” của An Thuyên, “Hà Nội những năm 2000” của Trần Tiến… với một phong cách âm nhạc được định hình và không ngừng phát triển, cho thấy một bức tranh sắc màu về Hà Nội xuyên suốt tiến trình đổi mới qua những thăng trầm vươn lên sáng ngời, tươi mới về một địa danh lịch sử.

Hà Nội là một thành phố có bề dày lịch sử và giá trị văn hóa đặc sắc, đã và đang là cái nôi nuôi dưỡng nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhạc sĩ tài năng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền âm nhạc Việt Nam nói chung và âm nhạc Hà Nội đã có những bước chuyển mình sâu sắc, mạnh mẽ và khá toàn diện. Nhiều tác phẩm âm nhạc về Hà Nội được ra đời, nói lên sức sáng tạo mãnh liệt, tài năng đáng trân trọng của các thế hệ nhạc sĩ Hà Nội.

Các Quán quân cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm nay
Các Quán quân cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm nay

Một thành phố không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thanh lịch, con người trang nhã mà còn là nơi ươm mầm cho những tài năng âm nhạc trẻ xuất sắc. Sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp cổ kính và hiện đại, cùng với tinh thần mến khách của người Hà Nội, đã tạo nên một không gian văn hóa nghệ thuật độc đáo.

Nhiều cuộc thi sáng tác âm nhạc về Hà Nội được Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội và các Ban, Bộ, ngành… phát động; nhiều chương trình nghệ thuật âm nhạc lớn, nhỏ được tổ chức tại Hà Nội ngày càng phong phú đa dạng, động viên, khuyến khích các nhạc sĩ, nghệ sĩ Hà Nội tiếp tục phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của quần chúng nhân dân, góp phần đặc biệt trong việc phát huy sức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh thời kỳ mới.

Với lí do đó, nhạc sĩ Đức Trịnh cho rằng phát huy sức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới (với những giá trị cốt lõi: Yêu nước, Đoàn kết, Tự cường, Nghĩa tình, Trung thực, Trách nhiệm, Kỷ cương, Sáng tạo), đồng thời với việc đòi hỏi phát huy đồng bộ hoạt động tích cực bền bỉ, lâu dài của các nhà sáng tác, nhà lý luận, nghệ sĩ biểu diễn và giáo viên âm nhạc đối với công chúng yêu nhạc (các lứa tuổi).

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội
Những nét đẹp của Hà Nội được thể hiện qua MV ca nhạc

So với các loại hình nghệ thuật khác, trong việc đưa cái đẹp vào tâm hồn con người, nâng cao trình độ thẩm mỹ, âm nhạc có ưu thế trong việc tiếp cận với mọi tầng lớp Nhân dân, mọi lứa tuổi, mọi địa bàn.... Với những biện pháp và hình thức giáo dục âm nhạc đa dạng, phong phú và hiệu quả, giới âm nhạc và công chúng yêu nhạc ở Thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ đóng góp tích cực vào việc phát huy sức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới.

Đồng thời, âm nhạc cũng sẽ góp phần xứng đáng vào công cuộc giữ gìn và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xứng đáng với truyền thống vẻ vang Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng, Thành phố vì hòa bình, trái tim của cả nước, để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu.

Đọc thêm

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Xem thêm